Thứ tư, 02/04/2025 | 16:45 GMT +7

  • Click để copy
Chủ nhật- 08:24, 30/03/2025

Nông dân lên sóng, nông sản lên đời

QUẢNG NINH Nhờ nền tảng mạng xã hội, người nông dân có thể tiếp cận với nhiều khách hàng, từ đó dễ dàng tiêu thụ nông sản, giảm bớt sự phụ thuộc vào thương lái.
Anh Trần Danh Đại vui mừng trước những chùm cam trĩu quả. Ảnh: Thanh Phương.

Anh Trần Danh Đại vui mừng trước những chùm cam trĩu quả. Ảnh: Thanh Phương.

Ghé thăm vườn cam của anh Trần Danh Đại (xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) vào thời điểm chính vụ, chúng tôi trầm trồ bởi những cành cây nặng trĩu quả. Nhờ được chăm sóc theo phương pháp hữu cơ, cây cam phát triển tốt, cho quả ngọt và năng suất cao hơn hẳn so với phương pháp canh tác truyền thống và sử dụng phân hóa học.

Với nụ cười nồng hậu, anh Đại vừa đưa chúng tôi đi tham quan vườn cam, vừa nhân tiện quay và chụp những quả cam chín mọng đang khoe sắc vàng trên khắp các sườn đồi.

“Những hình ảnh này tôi sẽ đăng tải lên mạng xã hội và các nhóm bán hàng để giới thiệu, quảng bá nông sản của gia đình mình. Hiện nay, tôi chủ yếu bán hàng trên mạng, khách hàng xem bài và nhắn tin để đặt hàng”, anh Đại hồ hởi chia sẻ.

Cách đây mấy năm, anh Đại lập ra một số hội nhóm bán hàng trên Facebook, mục đích chính là để quảng bá nông sản và tạo nên không gian để bà con nông dân cùng đăng tải bán hàng trên đó. Theo chia sẻ, từ khi có thêm kênh bán hàng trên mạng xã hội, nông sản không chỉ được tiêu thụ dễ dàng mà còn được giá hơn rất nhiều so với bán tại chợ truyền thống.

Anh Đại đăng bài giới thiệu, quảng bá nông sản lên nền tảng mạng xã hội Facebook. Ảnh: Thanh Phương.

Anh Đại đăng bài giới thiệu, quảng bá nông sản lên nền tảng mạng xã hội Facebook. Ảnh: Thanh Phương.

“Thi thoảng tôi cũng livestream trực tiếp tại vườn cam để khách hàng cảm nhận rõ và biết được quy trình thu hoạch cùng chất lượng của sản phẩm. Cũng từ nền tảng mạng xã hội, tôi đã có thêm nhiều khách hàng thân quen, giờ đây cứ đăng bài là khách đặt mua hết”, anh Đại nói.

Nhờ nền tảng mạng xã hội, anh Đại không chỉ bán được hàng mà còn quảng bá được vườn cam để từ đó phát triển thêm mô hình du lịch trải nghiệm.

Không chỉ riêng gia đình anh Đại, nhiều nông dân tại Quảng Ninh đã và đang từng bước tiếp cận với nền tảng mạng xã hội để quảng bá, tiêu thụ nông sản. Có thể kể đến bà Đào Thị Bính (Tổ trưởng tổ hợp tác chè Loan Bính tại xã Quảng Thịnh, huyện Hải Hà), dù đã bước sang tuổi U70 nhưng bà vẫn đều đặn livestream để giới thiệu sản phẩm.

Tại các buổi livestream, bà Bính giới thiệu chi tiết về quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGap. Nhờ vậy, doanh thu của đơn vị đã tăng 30% so với trước đây.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước trong tỉnh đã tích cực hỗ trợ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, nhất là đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia các nền tảng tiêu dùng số. Vào ngày 23/5/2024, Trung tâm Xúc tiến và Phát triển Công thương Quảng Ninh đã tổ chức 2 phiên livestream giới thiệu quả vải chín sớm Phương Nam, từ đó thu hút hàng chục ngàn lượt theo dõi và tương tác.

Trung tâm Xúc tiến và Phát triển Công thương Quảng Ninh đã tổ chức 2 phiên livestream giới thiệu quả vải chín sớm Phương Nam. Ảnh: Thanh Phương.

Trung tâm Xúc tiến và Phát triển Công thương Quảng Ninh đã tổ chức 2 phiên livestream giới thiệu quả vải chín sớm Phương Nam. Ảnh: Thanh Phương.

Chia sẻ về hiệu quả của hoạt động này, ông Bùi Văn Trà, Chủ tịch Hội Nông dân phường Phương Nam (TP Uông Bí) thông tin: Đối với người nông dân, kênh bán hàng qua thương mại điện tử thực sự là hướng đi rất mới mẻ, nhưng có thể thấy được tiềm năng và thế mạnh của nó. Năm 2024, nhờ việc livestream mà quả vải chín sớm Phương Nam được người dân trong và ngoài nước, nhất là những người trẻ biết đến nhiều hơn. Giá trị kinh tế cũng hiệu quả hơn, mỗi cân vải có thể bán được từ 50.000-60.000 đồng, trong khi bán theo hình thức truyền thống thường là từ 35.000-40.000 đồng/kg.

Trong năm 2024, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức 22 hội nghị tập huấn cho 1905 lượt người về chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời hướng dẫn tạo tài khoản, viết bài, quảng bá sản phẩm, dịch vụ để đăng tải trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội; sử dụng phương thức thanh toán điện tử an toàn, tin cậy cho các giao dịch điện tử; tham gia hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn, ứng dụng công nghệ thông tin truy xuất nguồn gốc sử dụng QR-code, minh bạch đến người tiêu dùng…

Với sự vào cuộc của các cấp chính quyền và tinh thần học hỏi, những người nông dân đang ngày càng chủ động ứng dụng chuyển đổi số, từ đó quảng bá, tiêu thụ nông sản một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Thanh Phương

Nông dân Chợ Lách tự tin bán hoa kiểng qua mạng xã hội

Nông dân Chợ Lách tự tin bán hoa kiểng qua mạng xã hội

Bến Tre Chợ Lách có hàng trăm youtuber, facebooker, tiktoker tự sáng tạo nội dung và chủ động bán hàng trực tuyến một cách tự tin, thành thạo.

'Better Life Farming' - Giúp nông dân canh tác thông minh

'Better Life Farming' - Giúp nông dân canh tác thông minh

Canh tác thông minh là áp dụng giải pháp kỹ thuật tiên tiến, tạo ra mô hình nông nghiệp phát triển bền vững, nâng cao giá trị nông sản và bảo vệ môi trường.

Số hóa để cung - cầu khoa học công nghệ thuận lợi gặp nhau

Số hóa để cung - cầu khoa học công nghệ thuận lợi gặp nhau

Sáng 11/10, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp tổ chức hội thảo giới thiệu mô hình và tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp tại Thư viện Bộ NN-PTNT.

Ra mắt hệ thống quản lý dữ liệu nông sản thành phố Hải Phòng

Ra mắt hệ thống quản lý dữ liệu nông sản thành phố Hải Phòng

HẢI PHÒNG Sở NN-PTNT Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị sơ kết chuyển đổi số ngành NN-PTNT và khai trương hệ thống quản lý dữ liệu nông sản.

Chuyển đổi số nông nghiệp cần thực chất, hiệu quả

Chuyển đổi số nông nghiệp cần thực chất, hiệu quả

Thông qua mạng xã hội, kênh tiếp thị trực tuyến, nông dân không chỉ bán sản phẩm đơn thuần mà còn trực tiếp bán những câu chuyện của nông sản do chính mình làm ra.

Đưa tư duy 'ngoài khung' vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Đưa tư duy 'ngoài khung' vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Từ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sang thế giới sinh học, vi sinh, lợi khuẩn gắn với sức sống con tôm thẻ đã là một bước đi 'vượt khung' của TS. Nguyễn Thanh Mỹ.

Tập huấn ứng dụng Mạng nhà nông tại Đắk Lắk

Tập huấn ứng dụng Mạng nhà nông tại Đắk Lắk

Các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia tập huấn Mạng nhà nông nhằm kết nối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: 'Chuyển đổi số thành công hay không là do thái độ'

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: 'Chuyển đổi số thành công hay không là do thái độ'

Theo Thứ trưởng, ngành nông nghiệp có nhu cầu chuyển đổi số cao nhất nhưng lại gặp nhiều khó khăn nhất, ngành nông nghiệp có nhiều dữ liệu cần thu thập nhưng hiện nay lại có rất ít.

Phần mềm giúp nông dân tiếp cận tiêu chuẩn thị trường nông sản

Phần mềm giúp nông dân tiếp cận tiêu chuẩn thị trường nông sản

TIỀN GIANG Phần mềm miễn phí AgriDataGo giúp bà con nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận các yêu cầu của thị trường một các ngắn gọn, dễ hiểu.

Xem Thêm