Thứ tư, 20/11/2024 | 05:13 GMT +7
Ấu là cây thủy sinh, ban đầu vốn được người dân tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp trồng luân canh thay cho cây lúa trong mùa nước nổi. Sau này, khi nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây ấu mang lại có thể cao hơn trồng lúa, nhiều nông dân tại đây đã chuyển đổi sang trồng ấu quanh năm.
Hiện trên địa bàn huyện Lấp Vò có hơn 80ha trồng ấu, tập trung nhiều nhất tại 2 xã Long Hưng B và Vĩnh Thạnh. Người dân tại đây chủ yếu trồng giống ấu Đài Loan vì dễ trồng và ít tốn công chăm sóc.
Ông Nguyễn Hữu Đức (ngụ xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò) có hơn 7 năm gắn bó với nghề trồng ấu cho biết, cây ấu khá dễ trồng, thời gian từ khi gieo giống xuống ruộng đến lúc có củ để thu hoạch khoảng 3 tháng. Sau mỗi đợt thu hoạch, khoảng 10 ngày sau là có thể thu hoạch đợt mới, vì vậy củ ấu luôn có hàng để bán quanh năm.
“Hiện đang vào mùa nên giá ấu đang khá thấp, chỉ 7.000 đồng/kg. Tuy nhiên giá cũng thay đổi theo từng đợt, có thời điểm bán được 13.000 – 15.000 đồng/kg. Nhìn chung trồng ấu thu nhập có phần cao hơn trồng lúa” - ông Đức chia sẻ.
Sở hữu hơn 1ha trồng ấu, hằng ngày ông Đức thuê từ 3 đến 5 nhân công để hái ấu. Công việc thường bắt đầu lúc 6 giờ sáng và kết thúc lúc 12 giờ trưa, mỗi người có thể thu hoạch từ 50 đến 80kg ấu trong một ngày. Với công việc hái ấu, mỗi người được ông Đức trả tiền công 140.000 đồng/ngày.
Củ ấu sau khi thu hoạch được cho vào các bao tải, vận chuyển đi tiêu thụ trong tỉnh và các tỉnh thành lân cận.
Không chỉ dừng lại ở việc trồng và bán ấu tươi, người dân huyện Lấp Vò còn nỗ lực phát triển đa dạng các sản phẩm chế biến từ ấu nhằm nâng cao giá trị và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Dọc theo Quốc lộ 80 đoạn đi qua xã Vĩnh Thạnh (huyện Lấp Vò), không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng quán lớn nhỏ bày bán đủ loại sản phẩm từ ấu, từ những gánh hàng nhỏ tạm bợ cho đến các quầy lớn hơn được đầu tư bài bản. Người bán thường trưng bày các sản phẩm ngay sát mép đường và tranh thủ mời chào khách dừng lại mua.
Ngoài ấu tươi, các mặt hàng nổi bật được bày bán tại đây bao gồm ấu luộc, ấu luộc nước dừa, ấu lột vỏ và cả sữa ấu. Các sản phẩm này không chỉ đa dạng về cách chế biến mà còn mang hương vị đặc trưng, thu hút nhiều người dân địa phương lẫn du khách ghé mua.
Chị Đặng Thị Huyền Trân, một tiểu thương bán ấu trên Quốc lộ 80 chia sẻ: “Mỗi ngày tôi dọn hàng ra bán từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, trung bình bán được khoảng 15 – 20kg ấu luộc, thu về khoảng 400.000 đồng”.
Nhờ việc chế biến và bán các sản phẩm từ củ ấu, người dân nơi đây không chỉ tăng thu nhập mà còn góp phần quảng bá đặc sản quê hương.
ĐỒNG THÁP Cây ấu trước đây chỉ được trồng vào mùa nước nổi nhưng nay đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập ổn định quanh năm cho người dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
KIÊN GIANG Tôm khô của Hợp tác xã Hiểu Phát được làm từ tôm thẻ thiên nhiên, nuôi theo mô hình xen canh tôm - lúa hoặc các vùng chuyên tôm nuôi quảng canh cải tiến.
Tại lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần II, Ban tổ chức sẽ đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng được chọn tại những vườn đẹp nhất.
HÀ NỘI Sáng 15/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2024.
Trà Vinh Bảo tàng Dừa sáp Trà Vinh có tổng nguồn vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng, góp phần tôn vinh cây dừa sáp nguyên bản được trồng tại vùng đất Cầu Kè.
Mong muốn duy trì và phát huy đặc sản nem Lai Vung, anh Huỳnh Ngọc Hậu (xã Tân Thành, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) đã rời phố, về quê khởi nghiệp từ loại nem này.
QUẢNG NAM Việc thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My nhằm nâng tầm thương hiệu và bảo hộ sản phẩm cho 2 loài cây dược liệu có giá trị của tỉnh Quảng Nam.
Từ một loại nông sản bình dị, nhờ sự sáng tạo bền bỉ, ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến, đã giúp tăng giá trị cho củ khoai mì Việt Nam.