Thứ tư, 05/02/2025 | 23:57 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 05:57, 10/05/2023

Tiết kiệm hàng tỷ đồng nhờ phân bón hữu cơ từ phế phụ phẩm

Sản xuất hữu cơ thường có chi phí cao. Để giảm chi phí, nhiều doanh nghiệp, nông hộ đã tận dụng triệt để nguồn phế phụ phẩm làm phân bón hữu cơ.

Theo TS Nguyễn Công Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp hữu cơ Á Châu, khó khăn lớn trong phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ và nông nghiệp hữu cơ là chi phí cho phân bón hữu cơ còn khá cao. Nguyên nhân là do hàm lượng dinh dưỡng trong phân hữu cơ thấp hơn nhiều so với phân vô cơ. Do đó, khi sử dụng phân hữu cơ, nông dân phải bón một lượng phân lớn.

Trang trại sản xuất theo hướng hữu cơ của GC Food. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Trang trại sản xuất theo hướng hữu cơ của GC Food. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Chi phí cao cho phân bón hữu cơ khiến cho chi phí sản xuất hữu cơ nhìn chung đang cao hơn đáng kể so với sản xuất bằng phân bón vô cơ. Chẳng hạn, tại vùng thâm canh lúa 2 - 3 vụ/năm ở ĐBSCL, chi phí cho sản xuất lúa hữu cơ sẽ cao hơn 2 - 3 triệu đồng/ha so với sản xuất thông thường.

Chính vì vậy, việc ứng dụng kinh tế tuần hoàn sẽ giúp cho sản xuất hữu cơ, nông nghiệp hữu cơ phát triển tốt hơn, mà cụ thể là tận dụng các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ để làm phân bón hữu cơ, tận dụng phế phụ phẩm từ cây trồng trước, chu kỳ sản xuất trước để làm phân bón hữu cơ cho cây trồng sau, chu kỳ sản xuất sau.

Thời gian qua, đã có những doanh nghiệp sản xuất theo hướng hữu cơ mạnh dạn ứng dụng kinh tế tuần hoàn nhằm giảm chi phí sản xuất và giải quyết bài toán môi trường. Ví dụ điển hình là Công ty Cổ phần Thực phẩm GC (GC Food).

G.C Food thành lập năm 2011, ban đầu chỉ chuyên chế biến sản phẩm từ cây nha đam, cây dừa để xuất khẩu. Từ năm 2016, GC Food bắt đầu đầu tư vùng nguyên liệu nha đam, với mục tiêu tự cung ứng được ít nhất 20 - 30% nguyên liệu cho nhà máy. Những năm tiếp theo, ngoài nha đam, GC Food tổ chức sản xuất thêm một số sản phẩm khác như dưa lưới, nho, táo… Tất cả đều được sản xuất theo hướng hữu cơ.

Vỏ, lá nha đam được tận dụng làm phân bón hữu cơ ở Trang trại Nắng và Gió của GC Food. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Vỏ, lá nha đam được tận dụng làm phân bón hữu cơ ở Trang trại Nắng và Gió của GC Food. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Nguyễn Văn Thứ, Chủ tịch HĐQT GC Food cho biết, khi xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng hữu cơ, GC Food đứng trước bài toán là sản phẩm trồng trọt của Công ty khó cạnh tranh được với sản phẩm của nông dân về giá thành bởi chi phí quản lý, thuê mướn nhân công cao hơn rất nhiều so với nông dân trực tiếp làm.

Chính vì vậy, GC Food đã phải đi tìm những phương pháp giúp tiết giảm chi phí đầu vào cũng như phát huy được hiệu quả sản xuất quy mô lớn.

Từ quá trình tìm kiếm, GC Food nhận thấy rằng, mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn rất phù hợp để giảm chi phí trong sản xuất theo hướng hữu cơ. Không những thế, với kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp có thể thu hút được sự tham gia của các hộ nông dân, hợp tác xã trong vùng.

Để ứng dụng kinh tế tuần hoàn, GC Food đã tổ chức nuôi cừu và bò ở Trang trại Nắng và Gió (Ninh Thuận). Cừu, bò được nuôi bằng cỏ và từ phế phụ phẩm của các sản phẩm trồng trọt trong trang trại. Nguồn phân cừu, phân bò và vỏ, lá nha đam được tận dụng ủ thành phân hữu cơ bằng một loại men vi sinh do Công ty tự nghiên cứu. Nguồn phân hữu cơ này được bón ngược lại cho cánh đồng nha đam và cây trồng khác.

Theo ông Nguyễn Văn Thứ, nhờ khép kín khâu sản xuất và tận dụng triệt để nguồn phân chuồng cũng như phế phụ phẩm từ cây trồng để làm phân bón hữu cơ, mỗi năm, GC Food tiết kiệm được 3 - 4 tỷ đồng phân bón cho hơn 100ha cây trồng của Công ty. Đồng thời, việc tận dụng triệt để phế phụ phẩm đã giúp Công ty giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường.

Nguyễn Thủy - Thanh Sơn

Cánh đồng lúa sinh thái gọi sếu đầu đỏ trở về

Cánh đồng lúa sinh thái gọi sếu đầu đỏ trở về

ĐỒNG THÁP Canh tác lúa sinh thái không chỉ giảm thiểu tác động từ hóa chất nông nghiệp mà còn tận dụng lợi thế của mùa nước nổi để tái tạo hệ sinh thái đồng ruộng.

Chuyện nông nghiệp sinh thái dưới chân đồi Bù

Chuyện nông nghiệp sinh thái dưới chân đồi Bù

HÀ NỘI Người mê nhảy dù ở Hà Nội không lạ gì đồi Bù của xã Nam Phương Tiến bởi thỏa thích ngắm màu vàng của những vườn bưởi chín xen màu xanh của những vườn rau…

Lấy nền tảng sản xuất hữu cơ đánh thức tiềm năng đất cằn xứ Nghệ

Lấy nền tảng sản xuất hữu cơ đánh thức tiềm năng đất cằn xứ Nghệ

NGHỆ AN Biết cách đánh thức tiềm năng của đất thông qua mô hình nông nghiệp hữu cơ, anh Nguyễn Văn Thành đã tạo nên khác biệt lớn tại khắp các vùng rau màu của Nghệ An.

Ruồi lính đen -  chìa khóa cho nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ

Ruồi lính đen - chìa khóa cho nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ

TIỀN GIANG Ruồi lính đen là giải pháp thiết thực cho cả ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi, đặc biệt là xu hướng phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ ngày càng cao.

Nhà máy biến vỏ trái cây thành phân bón hữu cơ đầu tiên ở Tiền Giang

Nhà máy biến vỏ trái cây thành phân bón hữu cơ đầu tiên ở Tiền Giang

TIỀN GIANG Do đang vận hành thử nghiệm nên nhà máy chỉ hoạt động khoảng 60% công suất, thu hồi từ 30 - 50% (30 tấn) nguyên liệu thô mỗi ngày.

Trồng ớt hướng hữu cơ, đáp ứng yêu cầu khắt khe để xuất sang Nhật Bản

Trồng ớt hướng hữu cơ, đáp ứng yêu cầu khắt khe để xuất sang Nhật Bản

YÊN BÁI Để quả ớt tiêu đáp ứng được yêu cầu rất khắt khe khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, bà con phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình canh tác theo hướng hữu cơ.

Liên kết trồng cà phê hữu cơ phát triển du lịch

Liên kết trồng cà phê hữu cơ phát triển du lịch

ĐẮK NÔNG Với lợi thế nằm ngay cạnh khu du lịch hồ Tà Đùng - một 'vịnh Hạ Long trên Tây Nguyên', vườn cà phê hữu cơ này trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.

Nông trại chè trung du bên hồ Núi Cốc chuyển đổi sản xuất hữu cơ

Nông trại chè trung du bên hồ Núi Cốc chuyển đổi sản xuất hữu cơ

THÁI NGUYÊN Nằm trên dải đồi phía đông bao quanh hồ Núi Cốc, nông trại trà trung du Thu Luân có vị trí và điều kiện canh tác thuận lợi để chuyển đổi sản xuất hữu cơ.

Trồng hoa cúc chi vụ đông ở vùng cao giúp tăng vụ, cải tạo đất

Trồng hoa cúc chi vụ đông ở vùng cao giúp tăng vụ, cải tạo đất

LÀO CAI Trồng hoa cúc chi làm dược liệu không chỉ giúp bà con vùng cao tăng vụ mà còn cải tạo đất, thuận lợi cho sản xuất lúa hữu cơ ở các vụ sau đó.

Táo đại - niềm tự hào của người dân Mường Bú

Táo đại - niềm tự hào của người dân Mường Bú

SƠN LA Trồng theo hướng hữu cơ, quả táo đại của HTX Hưng Thịnh có quả to, vỏ mỏng với sắc xanh mát mắt, phần thịt dày, trắng giòn, vị ngọt đậm đà, hương thơm dịu nhẹ.

Xem Thêm