Thứ sáu, 22/11/2024 | 11:18 GMT +7
Theo thống kê của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có 66 hợp tác xã tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm, với gần 100 sản phẩm được công nhận OCOP, chiếm 32% số lượng chủ thể tham gia chương trình.
Để đạt được kết quả đó, các cấp chính quyền địa phương đã chú trọng khuyến khích các hợp tác xã phát triển sản xuất, xây dựng sản phẩm chủ lực làm cơ sở đăng ký phát triển theo chu trình OCOP.
Từ việc tham gia chương trình, các hợp tác xã nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất ở nông thôn; nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực, tạo động lực phát triển bền vững.
Theo Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh hóa, thời gian tới, cơ quan này tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã tham gia chương trình OCOP; chủ động đầu tư trang thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; xây dựng các sản phẩm đáp ứng các tiêu chí, điều kiện để được công nhận sản phẩm OCOP...
ĐỒNG THÁP Cây ấu trước đây chỉ được trồng vào mùa nước nổi nhưng nay đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập ổn định quanh năm cho người dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
KIÊN GIANG Tôm khô của Hợp tác xã Hiểu Phát được làm từ tôm thẻ thiên nhiên, nuôi theo mô hình xen canh tôm - lúa hoặc các vùng chuyên tôm nuôi quảng canh cải tiến.
Tại lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần II, Ban tổ chức sẽ đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng được chọn tại những vườn đẹp nhất.
HÀ NỘI Sáng 15/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2024.
Trà Vinh Bảo tàng Dừa sáp Trà Vinh có tổng nguồn vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng, góp phần tôn vinh cây dừa sáp nguyên bản được trồng tại vùng đất Cầu Kè.
Mong muốn duy trì và phát huy đặc sản nem Lai Vung, anh Huỳnh Ngọc Hậu (xã Tân Thành, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) đã rời phố, về quê khởi nghiệp từ loại nem này.
QUẢNG NAM Việc thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My nhằm nâng tầm thương hiệu và bảo hộ sản phẩm cho 2 loài cây dược liệu có giá trị của tỉnh Quảng Nam.
Từ một loại nông sản bình dị, nhờ sự sáng tạo bền bỉ, ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến, đã giúp tăng giá trị cho củ khoai mì Việt Nam.