Thứ hai, 02/12/2024 | 11:39 GMT +7
Quảng Nam là một trong 2 địa phương (cùng với tỉnh Kon Tum) có cây đặc hữu sâm Ngọc Linh. Thời gian qua, tỉnh này đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình phát triển sâm trên địa bàn và bước đầu đạt được những kết quả tích cực.
Quảng Nam đã quy hoạch diện tích vùng bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh hơn 15.560ha (trong đó từ độ cao 2.000m trở lên gần 2.240ha, độ cao từ 1.200 - 2.000m khoảng 13.330ha), đồng thời nghiên cứu trồng di thực sâm Ngọc Linh ở một số địa phương khác có điều kiện tương đồng để mở rộng diện tích.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã có trên 10 doanh nghiệp thu mua và chế biến sâm Ngọc Linh. Các doanh nghiệp tập trung vào các sản phẩm chế biến như: Trà túi lọc sâm Ngọc Linh, nước uống sâm Ngọc Linh, mật ong sâm Ngọc Linh, viên ngậm sâm Ngọc Linh... với lượng nguyên liệu tiêu thụ khoảng 50 - 60kg/năm.
Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định, cây sâm Ngọc Linh đã và đang từng bước phát triển, tạo nên diện mạo mới và thu nhập ổn định cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, việc phát triển sâm Ngọc Linh của tỉnh vẫn còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc chưa thể giải quyết.
Theo đó, việc phát triển sản xuất, quản lý cây sâm Ngọc Linh còn gặp nhiều khó khăn do chưa có quy định về trình tự thủ tục, hồ sơ, thời gian thuê, mức giá thuê và hạn mức thuê môi trường rừng trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất để phát triển cây dược liệu.
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể để xác định thế nào là sâm Ngọc Linh tự nhiên và sâm Ngọc Linh được khoanh nuôi, trồng. Do đó, các cơ quan chức năng rất khó khăn trong việc tham mưu, đề xuất cấp mã số cho cơ sở khoanh nuôi sâm Ngọc Linh (tự nhiên) và triển khai phát triển sản xuất, kinh doanh, hướng đến xuất khẩu sâm Ngọc Linh khoanh nuôi, trồng. Qua đó, ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất, quản lý cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh.
“Ngoài ra, việc xác định cây sâm Ngọc Linh hiện nay còn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, chưa được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, hạ tầng để kiểm định, phân định rõ ràng. Từ đó, tình trạng sâm Ngọc Linh giả vẫn còn diễn ra thương xuyên và phức tạp.
Việc đồng bộ các công trình giao thông thực hiện liên kết các vùng sản xuất sâm chủ yếu dựa vào nguồn lực địa phương nên còn rất nhiều hạn chế, chưa đảm bảo và tương xứng với nhu cầu phát triển hàng hoá, du lịch và kêu gọi các nguồn đầu tư đủ mạnh để phát triển vùng sâm Ngọc Linh”, ông Hồ Quang Bửu nói.
Từ thực tế này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, để xây dựng và phát triển cây sâm Ngọc Linh trở thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, mang thương hiệu sản phẩm quốc gia, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cần bảo đảm tính khả thi trong quá trình thực hiện các đề án, dự án về phát triển sâm Ngọc Linh dự kiến triển khai trong thời gian tới.
Theo đó, cần sơ kết thực hiện Quyết định số 611 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, từ đó làm cơ sở cho các tỉnh đánh giá kết quả đạt được và có những kiến nghị về khó khăn, vướng mắc trong thời gian tới; đầu tư hạ tầng vùng sâm Ngọc Linh; kêu gọi và thu hút các tập đoàn lớn vào đầu tư, phát triển.
“Bộ Y tế cần sớm thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển và hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực. Bộ NN-PTNT sớm hướng dẫn việc thuê dịch vụ môi trường rừng trồng sâm Ngọc Linh và dược liệu. Đối với Bộ Khoa học và Công nghệ, cần triển khai các đề tài, chương trình nghiên cứu về sâm Ngọc Linh, nhất là việc di thực sâm xuống độ cao thấp hơn có điều kiện tương đồng, phát triển công nghiệp sâm…”, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam kiến nghị.
NGHỆ AN Nhiều sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đã tạo dấu ấn, thu hút đông đảo khách tham quan tại Triển lãm Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công.
HÀ TĨNH Sau khi tham gia chương trình OCOP, doanh số bán hàng của các sản phẩm tăng bình quân 40% so với trước khi tham gia chương trình.
Đồng Nai vừa công bố kế hoạch tổ chức Lễ hội 'Hương Bưởi Tân Triều'. Đây là lễ hội về bưởi lần đầu tiên của tỉnh Đồng Nai nhân dịp chào mừng năm mới.
ĐỒNG THÁP Cây ấu trước đây chỉ được trồng vào mùa nước nổi nhưng nay đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập ổn định quanh năm cho người dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
KIÊN GIANG Tôm khô của Hợp tác xã Hiểu Phát được làm từ tôm thẻ thiên nhiên, nuôi theo mô hình xen canh tôm - lúa hoặc các vùng chuyên tôm nuôi quảng canh cải tiến.
Tại lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần II, Ban tổ chức sẽ đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng được chọn tại những vườn đẹp nhất.
HÀ NỘI Sáng 15/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2024.
Trà Vinh Bảo tàng Dừa sáp Trà Vinh có tổng nguồn vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng, góp phần tôn vinh cây dừa sáp nguyên bản được trồng tại vùng đất Cầu Kè.
Mong muốn duy trì và phát huy đặc sản nem Lai Vung, anh Huỳnh Ngọc Hậu (xã Tân Thành, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) đã rời phố, về quê khởi nghiệp từ loại nem này.