Thứ hai, 29/04/2024 | 12:43 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 07:00, 15/10/2021

Phục hồi cây thanh trà Thượng Phước

QUẢNG TRỊ Qua thời gian, nhiều diện tích cây thanh trà Thượng Phước đã già cỗi, thoái hóa và sâu bệnh. Việc khôi phục loại cây trồng này đang được chính quyền và người dân quan tâm.

Thanh trà là cây đặc sản nổi tiếng, chất lượng thơm ngon và phát triển từ lâu đời ở thôn Thượng Phước, xã Triệu Thượng huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Một thời, cây thanh trà Thượng Phước được nhiều người biết đến như một đặc sản của xứ "gió Lào cát trắng" Quảng Trị, đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân vùng gò đồi huyện Triệu Phong. 

Cây thanh trà Thượng Phước được trồng theo thướng hữu cơ. Ảnh: Công Điền.

Cây thanh trà Thượng Phước được trồng theo thướng hữu cơ. Ảnh: Công Điền.

Gia đình ông Lê Văn Cách ở thôn Thượng Phước trồng thanh trà từ trước năm 1975 đến nay. Ông Cách nhớ lại, trước kia, cây thanh trà phát triển rất tốt, cây cho quả rất sai, ít bị sâu bệnh, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng vùng đất ở đây. Nhờ đó, cây thanh trà là nguồn thu nhập chính cho gia đình.

Cây thanh trà ở Triệu Thượng đã có từ trước 1975 và chỉ được trồng duy nhất ở thôn Thượng Phước. Trước đây khi số lượng cây ít, người dân tự chiết, ghép để trồng. Sau này nhờ tiếp cận khoa học kỹ thuật và các ngành chức năng hỗ trợ về cách thức ghép cành thì năng suất thanh trà ở địa phương cao hơn.

Hiện nay, trong vườn của gia đình ông Cách đã nhân giống được 50 cây, trong đó có nhiều cây đã ra hoa và cho quả. Khi được mùa, mỗi cây cho thu hoạch khoảng 70 quả, bình quân mỗi ký bán từ 30 - 40 nghìn đồng. Đây là nguồn thu nhập đáng kể đối với một hộ gia đình thuần nông như ông Cách.

Cùng thôn với ông Cách, kinh tế gia đình ông Nguyễn Hậu khấm khá nhờ trồng thanh trà. Ông Hậu cho biết: Trên diện tích khoảng 2500 m2, gia đình ông chủ yếu trồng thanh trà cùng chăn nuôi gia cầm.

Với ông Hậu, gắn bó với cây thanh trà còn mang ý nghĩa gìn giữ một loại cây trồng đặc sản của địa phương. Đồng thời, khi đời sống của người dân nâng lên, việc lựa cho các loại trái cây sạch, được trồng hữu cơ là xu hướng tất yếu.

"Thanh trà Thượng Phước được trồng theo hướng hữu cơ nên cho quả ngọt và thanh, người tiêu dùng rất ưa chuộng, giá bán cũng cao hơn so với các loại cây trồng khác. Việc chăm sóc cây Thanh Trà theo hướng hữu cơ cũng đơn giản, chủ yếu bón phân chuồng hoai mục và phân vi sinh", ông Cách cho biết.

Hiện nay, cây thanh trà chỉ được trồng duy nhất ở thôn Thượng Phước, xã Triệu Thượng với tổng diện tích 4,5 ha. Toàn thôn Thượng Phước có 180 hộ dân đều tham gia trồng thanh Trà, với hộ nhiều 60 -70 cây, hộ ít cũng 10 cây.

Người dân thôn Thượng Phước cho biết, việc chăm sóc cây bưởi thanh trà tương đối dễ dàng, mỗi năm bón phân cho cây 2 lần vào thời điểm cây ra hoa và sau khi thu hoạch. Mỗi cây cho thu nhập khoảng 2,5 đến 3 triệu đồng.

Thanh trà Thượng Phước thường được tiêu thụ mạnh vào dịp lễ, Tết, ngày rằm. Ảnh: Công Điền.

Thanh trà Thượng Phước thường được tiêu thụ mạnh vào dịp lễ, Tết, ngày rằm. Ảnh: Công Điền.

Những năm trước đây, toàn thôn Thượng Phước mỗi vụ thu khoảng 107 tấn quả thanh trà, giá bình quân 12 nghìn đồng/kg, cho thu nhập khoảng 1,3 tỷ đồng. Tuy nhiên những năm trở lại đây, diện tích thanh trà dần bị thu hẹp, cây cho quả ít do phần lớn diện tích được trồng quá lâu, nay đã già cỗi, thoái hóa, năng suất thấp, sâu bệnh. 

Trước thực trạng đó, UBND huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với các ngành chức năng triển khai các chính sách từng bước phục hồi cây thanh trà trên địa bàn xã Triệu Thượng.

Năm 2020, được sự hỗ trợ của UBND huyện Triệu Phong, xã Triệu Thượng đã chọn những cây đầu dòng năng suất cao và nhân giống được 0,7 ha, hiện cây đang phát triển tốt. Xã Triệu Thượng cũng đã có kế hoạch mỗi năm sẽ nhân giống khoảng 1 ha nhằm từng bước khôi phục loại cây truyền thống có giá trị kinh tế cao này.

Ông Phan Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Thượng cho biết: Qua thời gian dài, một số cây bưởi thanh trà đã bị thoái hóa, năng suất thấp. Trước tình hình đó, UBND xã đã có kế hoạch phục hồi, phục tráng lại cây thanh trà, nhằm nâng cao năng suất và diện tích.

Muốn lâu dài, cách tốt nhất là ghép cành trên cơ sở một số cây giống đã được tuyển chọn. Xã đã kiến nghị cấp trên tiếp tục nghiên cứu để cung cấp kỹ thuật nhân giống đảm bảo cây có năng suất, chất lượng tốt, tuổi thọ cao. Mở các lớp tập huấn để nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc bưởi thanh trà, đồng thời, hỗ trợ địa phương xây dựng và phát triển thương hiệu “Thanh trà Thượng Phước”.

Công Điền - Tâm Phùng

Sau 5 năm triển khai, tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm OCOP

Sau 5 năm triển khai, tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm OCOP

Bắt đầu thực hiện từ năm 2019, Chương trình OCOP của tỉnh Phú Thọ đã dần lan tỏa, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn.

Khu phố có doanh thu 150 tỉ đồng/năm nhờ làm nem Bùi

Khu phố có doanh thu 150 tỉ đồng/năm nhờ làm nem Bùi

Khu phố Bùi Xá thuộc phường Ninh Xá, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh hiện có khoảng 130 hộ làm nem Bùi mỗi năm tạo ra doanh thu 140-150 tỉ đồng.

Xã có 500 hộ trồng cà dừa, thu nhập gấp 3 - 4 lần trồng lúa

Xã có 500 hộ trồng cà dừa, thu nhập gấp 3 - 4 lần trồng lúa

HÀ TĨNH Xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) có gần 500 hộ trồng cà dừa với diện tích 25ha, thu nhập gấp 3-4 lần so với cấy lúa, bình quân đạt hơn 200 triệu đồng/ha.

Giống lúa nếp cổ truyền bên dòng sông Văn Úc

Giống lúa nếp cổ truyền bên dòng sông Văn Úc

HẢI PHÒNG Có nghiên cứu cho rằng giống lúa nếp cái hoa vàng tại xã Đại Thắng được lưu truyền từ thời nhà Lý, qua nhiều thế kỷ người dân vẫn giữ được giống lúa đặc sản.

Chứng nhân thế kỷ giữ hồn chè Shan tuyết

Chứng nhân thế kỷ giữ hồn chè Shan tuyết

YÊN BÁI Năm nay đã hơn 100 tuổi, ông Sùng Sấu Cua hiểu từng cây chè Shan tuyết ở Phình Hồ như từng đứa con của mình và quyết gìn giữ chúng cho muôn đời sau.

Giống xoài cát đặc sản trứ danh ‘đất Chín Rồng’

Giống xoài cát đặc sản trứ danh ‘đất Chín Rồng’

Theo các cụ cao niên, xoài cát Hòa Lộc có ở địa phương từ đầu những năm 1930, nó được tìm thấy lần đầu tại xã Hòa Lộc, quận Giáo Đức, tỉnh Định Tường (cũ).

Nức tiếng bò giàng Quế Hậu, mỹ vị nơi đất trời Kỳ Sơn

Nức tiếng bò giàng Quế Hậu, mỹ vị nơi đất trời Kỳ Sơn

Đất Kỳ Sơn khốn khó đủ bề, để xây dựng sản phẩm đặc trưng cực kỳ gian nan. Nói thế để thấy thương hiệu thịt bò giàng Quế Hậu không ngẫu nhiên mà có.

Làng nem chả hoạt động hết công suất phục vụ thị trường Tết

Làng nem chả hoạt động hết công suất phục vụ thị trường Tết

Không rộn ràng như các làng hoa, làng bún bánh, những ngày này làng nem chả Chợ Huyện (huyện Tuy Phước, Bình Định) lặng lẽ sản xuất hết công suất để phục vụ Tết.

Ngắm đã mắt những vườn quýt hồng Lai Vung mùa Tết

Ngắm đã mắt những vườn quýt hồng Lai Vung mùa Tết

ĐỒNG THÁP Những ngày cận Tết, nông dân trồng quýt hồng huyện Lai Vung mở cửa phục vụ khách du lịch đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm, mua đặc sản quýt hồng.

Ngày hội Nông sản Lai Vung thu hút hơn 25 ngàn lượt khách tham quan

Ngày hội Nông sản Lai Vung thu hút hơn 25 ngàn lượt khách tham quan

ĐỒNG THÁP Qua 3 ngày tổ chức, Ngày hội Nông sản huyện Lai Vung 2024 đã thu hút trên 25 ngàn lượt khách đến tham quan và thưởng thức các món ăn đặc sản tại địa phương.

Xem Thêm