Thứ sáu, 11/07/2025 | 10:02 GMT +7

  • Click để copy
Thứ hai- 10:10, 09/02/2015

Những người "làm điều gì đó cho Đà Lạt": Trang trại dâu tây Pháp duy nhất

Lâm Đồng có Đà Lạt là thành phố khá nổi tiếng về canh tác nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC). 

Nhờ áp dụng NNCNC, nhất là canh tác rau hoa, nhiều hộ nông dân ở Đà Lạt vươn lên giàu có. Trong số này, có người đầu tư chỉ để “làm một điều gì đó cho Đà Lạt”.

Ở Đà Lạt hiện nay chỉ duy nhất có một trang trại dâu tây giống Pháp của hai vợ chồng kỹ sư Nghiêm Văn Minh và Nguyễn Thị Bích Thủy tại hồ Than Thở.

Trang trại dâu tây này mới được hình thành nhưng khá nổi tiếng ở thành phố hoa bởi cách làm của hai vợ chồng: Họ không nghèo đến mức phải trồng dâu tây bán kiếm tiền như những hộ nông dân bình thường khác; ngược lại, hai vợ chồng này ngày trước cũng đã giàu có lắm rồi, nên việc làm dâu tây Pháp là việc làm để “cho Đà Lạt có cái gì đó khác hơn, thú vị hơn, thu hút khách du lịch nhiều hơn” như lời tâm sự của anh Minh - chị Thủy.

Nghiêm ngặt công nghệ sạch

Vào một buổi sáng đầu năm 2015, kề tết âm lịch Ất Mùi 2015, tôi ghé lại trang trại dâu tây duy nhất trồng giống của Pháp của vợ chồng anh Nghiêm Văn Minh và chị Nguyễn Thị Bích Thủy trong khu du lịch hồ Than Thở (Đà Lạt) để được tận mắt chứng kiến cách làm "dâu tây sạch" như thế nào.

Được kỹ sư Nghiêm Văn Minh đưa đi tham quan một vòng, tôi nhận ra rằng đây là nơi duy nhất của Đà Lạt có giống dâu tây Pháp mà còn là trang trại của nhiều giống rau quả có nguồn gốc nước ngoài nhập về trồng mang tính thử nghiệm với kỳ vọng bổ sung cho Đà Lạt những giống mới trong bộ giống cây nông nghiệp.

Kỹ sư Nghiêm Văn Minh là người có nhiều năm sống ở Pháp. Về Việt Nam, lần đầu tiên được nếm trái dâu tây Đà Lạt - một trong những sản phẩm làm nên thương hiệu của thành phố này, kỹ sư Nghiêm Văn Minh bỗng cảm thấy ái ngại cho một thứ nông sản khá nổi tiếng đó.

Ái ngại cũng phải thôi, bởi trong nhiều năm qua, tuy dâu tây là sản phẩm nổi tiếng góp phần làm nên thương hiệu Đà Lạt nhưng nhà vườn ở đây tỏ ra không còn mặn mà với loại cây trồng này bởi sự thoái hóa về giống của dâu tây "bản địa" qua quá nhiều năm nhân giống.

09-21-44_dsc02391
Dâu tây Pháp tại Biofresh

Mặc dầu thực tế nhiều năm qua, các cơ quan khoa học, nhà nông học, cơ quan quản lý nông nghiệp đã tìm mọi cách để phục tráng giống dâu tây Đà Lạt nhưng sự thành công như mong đợi đã không đạt được.

Điều này cũng là nỗi trăn trở của kỹ sư Nghiêm Văn Minh: Làm thế nào để góp phần phục hồi vị thế của loại cây trái đặc sản đã từng làm nên thương hiệu Đà Lạt?

Hơn 3 năm trước, vợ chồng kỹ sư Nghiêm Văn Minh gom góp mọi vốn liếng để mua 2 ha đất ở Măng Ling (cách trung tâm Đà Lạt gần 20 km) để trồng dâu tây mang tính khảo nghiệm.

Thất bại rồi thành công, mới đây (khoảng một năm nay), hai vợ chồng này quyết định mở vườn dâu ngay trong khu du lịch hồ Than Thở (Đà Lạt) để vừa trồng khảo nghiệm dâu tây giống chuẩn Pháp và vừa thí điểm mô hình du lịch vườn thu hút du khách.

Trang trại dâu tây theo mô hình du lịch vườn của vợ chồng kỹ sư Nghiêm Văn Minh bây giờ là Công ty Sinh học sạch Biofresh có diện tích khoảng 2 ha.

Đà Lạt cần một mô hình mẫu

Đưa chúng tôi đi tham quan, trước tiên, anh Minh giới thiệu khá tỉ mỉ về hệ thống nước tưới. Hệ thống nước tưới của Biofresh khá chuẩn: Nước được bơm lên chứa vào bồn rồi qua hệ thống lọc để loại bỏ các tạp chất trước khi được đưa vào hệ thống tưới. Trong nhà kính, cây dâu được trồng trong chậu nhựa trên giàn cách mặt đất khoảng 1 m.

Anh Minh nói: "Giống dâu này tôi nhập từ Pháp về, từ một anh bạn thân người Pháp hiện đang có trang trại rộng đến hơn 300 ha chuyên sản xuất dâu và một số cây nông nghiệp khác. Bản quyền về giống dâu này thuộc công ty của người bạn bên Pháp nên khi đưa về Việt Nam để trồng thử nghiệm, dĩ nhiên là tôi phải tuân thủ theo luật bản quyền của thế giới.

09-21-44_dsc02396
Dâu tây Pháp trồng trong nhà kính tại Đà Lạt

Sau vài năm khảo nghiệm hơn chục giống dâu tây của Pháp, hiện tôi đã chọn được 3 giống phù hợp với điều kiện của Đà Lạt là Mara des bois, Chalalotte và Maika".

Cùng với dâu tây giống Pháp, Biofresh còn trồng khảo nghiệm giống dưa lưới cũng được nhập từ nước ngoài (Pháp, Nhật) về.

"Hiện ở Việt Nam, chỉ Biofresh của Đà Lạt là có giống dưa lưới của Pháp và của Nhật này thôi. Cũng đã sắp đến vụ thu hoạch rồi, chắc khoảng hơn tuần nữa thôi. Sau khi thu hoạch, tôi sẽ gửi mẫu dưa sang bên Pháp để thẩm định chất lượng.

Trên cơ sở kết quả thẩm định, chúng ta mới biết được giống dưa này có phù hợp với điều kiện của Đà Lạt hay không" - anh Minh nói.

Trong lúc chúng tôi đang trao đổi thì đoàn khách hơn hai chục người đến tham quan vườn dâu. Quan sát những du khách, chúng tôi thấy họ thực sự thích thú khi được tận mắt chứng kiến những quả dâu đỏ mọng, được chụp hình lưu niệm và được nếm thử thứ trái cây đặc sản Đà Lạt có nguồn gốc từ Pháp duy nhất có ở Biofresh!

Anh Minh nói với tôi: “Đến giờ, khách du lịch đã khá quen thuộc với vườn dâu tây Pháp của mình. Rồi, cũng trong khuôn viên 2 ha này, nếu họ biết thêm giống dưa lưới lần đầu tiên có mặt ở Việt Nam, chắc chắn là họ thú vị lắm. Tuy nhiên, dưa lưới đang trong quá trình khảo nghiệm nên tôi chưa muốn giới thiệu với du khách. Có lẽ chờ đến cận tết Ất Mùi 2015 này, khi dưa cho thu hoạch, tôi sẽ công bố rộng rãi”.

09-21-44_dsc02399
Kiểm tra chất lượng dâu tây trước khi đóng gói xuất khẩu

Nói về chiến lược lâu dài, kỹ sư Nghiêm Văn Minh không quan tâm nhiều đến doanh thu, lợi nhuận... mà chỉ đau đáu một điều: “Tôi muốn gầy dựng cho Đà Lạt một mô hình canh tác nông nghiệp công nghệ cao theo Pháp với các giống cây trái nhập về từ Pháp phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Đà Lạt và quan trọng là vườn đủ rộng (có thể lên đến vài chục ha) để làm mô hình mẫu nông nghiệp công nghệ cao thu hút du khách. Đà Lạt cần phải có một mô hình kiểu mẫu vài chục ha canh tác nông nghiệp công nghệ cao như thế ngay trong lòng thành phố để phục vụ khách tham quan!”.

Tôi tin là vợ chồng anh Nghiêm Văn Minh và chị Nguyễn Thị Bích Thủy sẽ làm được. Vì, họ không phải là những nông dân bình thường làm nông nghiệp để vươn lên làm giàu (họ giàu sẵn rồi) mà họ làm vì Đà Lạt cần có một mô hình nông nghiệp công nghệ cao kiểu mẫu mang tầm quốc tế.

Khắc Dũng

Nâng tầm nông sản Việt bằng trí tuệ nhân tạo

Nâng tầm nông sản Việt bằng trí tuệ nhân tạo

Chứng nhận số thông minh và truy xuất nguồn gốc bằng AI mở ra cánh cửa mới cho nông sản Việt minh bạch hơn, tin cậy hơn, sẵn sàng chinh phục thị trường quốc tế.

Thái Nguyên đặt mục tiêu xuất khẩu sản phẩm qua sàn thương mại điện tử

Thái Nguyên đặt mục tiêu xuất khẩu sản phẩm qua sàn thương mại điện tử

Thái Nguyên đặt mục tiêu đến hết 30/6/2025, 100% doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh có sản phẩm bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử.

Nông dân lên sóng, nông sản lên đời

Nông dân lên sóng, nông sản lên đời

QUẢNG NINH Nhờ nền tảng mạng xã hội, người nông dân có thể tiếp cận với nhiều khách hàng, từ đó dễ dàng tiêu thụ nông sản, giảm bớt sự phụ thuộc vào thương lái.

Nông dân Chợ Lách tự tin bán hoa kiểng qua mạng xã hội

Nông dân Chợ Lách tự tin bán hoa kiểng qua mạng xã hội

Bến Tre Chợ Lách có hàng trăm youtuber, facebooker, tiktoker tự sáng tạo nội dung và chủ động bán hàng trực tuyến một cách tự tin, thành thạo.

'Better Life Farming' - Giúp nông dân canh tác thông minh

'Better Life Farming' - Giúp nông dân canh tác thông minh

Canh tác thông minh là áp dụng giải pháp kỹ thuật tiên tiến, tạo ra mô hình nông nghiệp phát triển bền vững, nâng cao giá trị nông sản và bảo vệ môi trường.

Số hóa để cung - cầu khoa học công nghệ thuận lợi gặp nhau

Số hóa để cung - cầu khoa học công nghệ thuận lợi gặp nhau

Sáng 11/10, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp tổ chức hội thảo giới thiệu mô hình và tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp tại Thư viện Bộ NN-PTNT.

Ra mắt hệ thống quản lý dữ liệu nông sản thành phố Hải Phòng

Ra mắt hệ thống quản lý dữ liệu nông sản thành phố Hải Phòng

HẢI PHÒNG Sở NN-PTNT Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị sơ kết chuyển đổi số ngành NN-PTNT và khai trương hệ thống quản lý dữ liệu nông sản.

Chuyển đổi số nông nghiệp cần thực chất, hiệu quả

Chuyển đổi số nông nghiệp cần thực chất, hiệu quả

Thông qua mạng xã hội, kênh tiếp thị trực tuyến, nông dân không chỉ bán sản phẩm đơn thuần mà còn trực tiếp bán những câu chuyện của nông sản do chính mình làm ra.

Đưa tư duy 'ngoài khung' vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Đưa tư duy 'ngoài khung' vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Từ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sang thế giới sinh học, vi sinh, lợi khuẩn gắn với sức sống con tôm thẻ đã là một bước đi 'vượt khung' của TS. Nguyễn Thanh Mỹ.

Tập huấn ứng dụng Mạng nhà nông tại Đắk Lắk

Tập huấn ứng dụng Mạng nhà nông tại Đắk Lắk

Các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia tập huấn Mạng nhà nông nhằm kết nối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Xem Thêm