Thứ ba, 30/04/2024 | 16:30 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 10:55, 15/12/2023

Người phụ nữ Thái đưa vị đắng cà phê 'hóa ngọt'

SƠN LA 'Người Pháp đã mang cây cà phê Arabica đến Sơn La và giờ đã đến lúc nông dân Sơn La mang những hạt cà phê tử tế nhất ra thế giới', chị Mòn tự tin.

Người phụ nữ Thái tiên phong làm cà phê đặc sản

Cơ duyên đến với cà phê đặc sản của gia đình chị Cầm Thị Mòn, người dân tộc Thái ở bản Lọng Nghịu, xã Chiềng Chung (huyện Mai Sơn, Sơn La) khi chị tham gia dự án “Nâng quyền kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua cải tiến sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản” do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tài trợ.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan trò chuyện cùng các hộ nông dân tại Hợp tác xã Ara - Tay Coffee. Ảnh: Hùng Khang.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan trò chuyện cùng các hộ nông dân tại Hợp tác xã Ara - Tay Coffee. Ảnh: Hùng Khang.

Tháng 5/2019, chị Mòn có cơ hội đi tham quan học tập ở các tỉnh trồng nhiều cà phê như Đắk Lắk, Lâm Đồng... Tại đây, bà được biết cà phê chất lượng cao được bán với giá gấp 3 lần tại quê mình. Điều đó khiến chị không khỏi ngẫm ngợi.

Người ta làm được thì mình cũng làm được, nghĩ vậy nên chị Mòn quyết tâm sản xuất cà phê đặc sản, bắt đầu từ 6ha cà phê của gia đình. 

Tháng 10/2019, khi bắt đầu vụ thu hoạch cà phê, chị Mòn may mắn được ông Lê Trung Hưng (một chuyên gia thử nếm cà phê) lên tận nhà dành một tuần để cùng ăn, cùng ở rồi hướng dẫn thực hành làm cà phê sạch. Chị Mòn buộc phải thay đổi thói quen hái xô (hái lẫn tất cả quả chín, xanh, non, quả bị sâu...) sang hái chọn quả cà phê chín. Rồi thay đổi cả cách vận chuyển, đóng gói, rửa hạt... Mọi máy móc, công nghệ cũng thật lạ lẫm.

Có quả cà phê chất lượng, có máy xát vỏ, giàn phơi, máy rang do dự án tài trợ, bà Mòn và cộng sự bắt tay vào quá trình chế biến quy củ. Trong quy trình sản xuất mới, không có thứ gì bị bỏ phí: Vỏ cà phê được ủ làm phân bón hoặc được chế biến thành trà cascara (vỏ cà phê sấy khô) để góp phần tăng thêm thu nhập.

Hợp tác xã Ara - Tay Coffee đã đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại để chế biến cà phê. Ảnh: Hùng Khang.

Hợp tác xã Ara - Tay Coffee đã đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại để chế biến cà phê. Ảnh: Hùng Khang.

Niên vụ 2019 - 2020, cà phê chín tuyển chọn của gia đình chị Mòn bán được 8.000 đồng/kg, trong khi người dân hái xô chỉ bán được 5.000 đồng/kg. Hợp tác xã Ara - Tay Coffee (xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn luôn mua cà phê chín tuyển với giá cao hơn thị trường 3.000 đồng/kg để khuyến khích người dân hái tuyển chọn. Ngày 28/4/2021, Hợp tác xã  Ara - Tay Coffee do chị Cầm Thị Mòn làm Giám đốc chính thức được ra mắt.

Ngoài 14 thành viên chính, Hợp tác xã Ara - Tay Coffee còn kết nạp thêm những hộ vệ tinh phơi cà phê và hơn 100 hộ vệ tinh cung cấp quả cà phê tươi. Hiện diện tích cà phê của các thành viên Hợp tác xã lên đến hơn 200ha và trên 300ha vệ tinh của các hộ trong xã để có thể lựa chọn được những quả cà phê có chất lượng tốt nhất.

Khi vị đắng hóa ngọt

Quá trình sản xuất, chế biến cà phê Hợp tác xã  Ara - Tay Coffee được giám sát thường xuyên, đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Mỗi công đoạn đòi hỏi phải tỉ mỉ từng chút một để có thể tạo ra sản phẩm cà phê có chất lượng tốt nhất.

Hiện nay, vùng trồng cà phê của Hợp tác xã Ara - Tay Coffee rộng trên 500ha, cho năng suất cao, cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào để chế biến.

Với hương vị tự nhiên, sắc nâu đỏ đậm đà, vị trái cây lên men thơm mát, chua thanh, đắng nhẹ, ngọt hậu, cà phê của Hợp tác xã Ara - Tay Coffee làm mê đắm người thưởng thức.

Chị Cầm Thị Mòn bên vườn cà phê nguyên liệu của Hợp tác xã Ara - Tay Coffee. Ảnh: Hùng Khang.

Chị Cầm Thị Mòn bên vườn cà phê nguyên liệu của Hợp tác xã Ara - Tay Coffee. Ảnh: Hùng Khang.

Hiện nay, cà phê của Hợp tác xã Ara - Tay Coffee đã đạt chứng chỉ cà phê 4C và UTZ. Sản phẩm cà phê Ara Tay còn lọt Top 7 cà phê đặc sản toàn quốc trong Cuộc thi “Vietnam Amazing Cup 2020” do Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức.

Cây cà phê Arabica cùng sản phẩm cà phê Ara - Tay đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, là động lực thúc đẩy chương trình xây dựng nông thôn mới, làm tăng thêm giá trị và khả năng cạnh tranh cho hạt cà phê tại địa phương, bên cạnh đó còn tạo thêm nhiều việc làm, đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho người lao động không chỉ trên địa bàn huyện Mai Sơn mà còn ở các địa phương lân cận.

Hiện nay, Hợp tác xã Ara - Tay Coffee đang tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc, sơ chế cà phê, từng bước phát triển sản xuất theo quy trình VietGAP, sản xuất hữu cơ, giảm phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, bảo đảm phát triển sản xuất bền vững, đồng thời giới thiệu rộng rãi sản phẩm cà phê của địa phương ra thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu.

“Người Pháp đã mang cây cà phê Arabica đến Sơn La để trồng và giờ đã đến lúc nông dân Sơn La mang những hạt cà phê tử tế nhất đến với tay người tiêu dùng trên thế giới”, chị Cầm Thị Mòn, Giám đốc Hợp tác xã Ara - Tay Coffee tự tin.

Hùng Khang

Sau 5 năm triển khai, tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm OCOP

Sau 5 năm triển khai, tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm OCOP

Bắt đầu thực hiện từ năm 2019, Chương trình OCOP của tỉnh Phú Thọ đã dần lan tỏa, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn.

Khu phố có doanh thu 150 tỉ đồng/năm nhờ làm nem Bùi

Khu phố có doanh thu 150 tỉ đồng/năm nhờ làm nem Bùi

Khu phố Bùi Xá thuộc phường Ninh Xá, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh hiện có khoảng 130 hộ làm nem Bùi mỗi năm tạo ra doanh thu 140-150 tỉ đồng.

Xã có 500 hộ trồng cà dừa, thu nhập gấp 3 - 4 lần trồng lúa

Xã có 500 hộ trồng cà dừa, thu nhập gấp 3 - 4 lần trồng lúa

HÀ TĨNH Xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) có gần 500 hộ trồng cà dừa với diện tích 25ha, thu nhập gấp 3-4 lần so với cấy lúa, bình quân đạt hơn 200 triệu đồng/ha.

Giống lúa nếp cổ truyền bên dòng sông Văn Úc

Giống lúa nếp cổ truyền bên dòng sông Văn Úc

HẢI PHÒNG Có nghiên cứu cho rằng giống lúa nếp cái hoa vàng tại xã Đại Thắng được lưu truyền từ thời nhà Lý, qua nhiều thế kỷ người dân vẫn giữ được giống lúa đặc sản.

Chứng nhân thế kỷ giữ hồn chè Shan tuyết

Chứng nhân thế kỷ giữ hồn chè Shan tuyết

YÊN BÁI Năm nay đã hơn 100 tuổi, ông Sùng Sấu Cua hiểu từng cây chè Shan tuyết ở Phình Hồ như từng đứa con của mình và quyết gìn giữ chúng cho muôn đời sau.

Giống xoài cát đặc sản trứ danh ‘đất Chín Rồng’

Giống xoài cát đặc sản trứ danh ‘đất Chín Rồng’

Theo các cụ cao niên, xoài cát Hòa Lộc có ở địa phương từ đầu những năm 1930, nó được tìm thấy lần đầu tại xã Hòa Lộc, quận Giáo Đức, tỉnh Định Tường (cũ).

Nức tiếng bò giàng Quế Hậu, mỹ vị nơi đất trời Kỳ Sơn

Nức tiếng bò giàng Quế Hậu, mỹ vị nơi đất trời Kỳ Sơn

Đất Kỳ Sơn khốn khó đủ bề, để xây dựng sản phẩm đặc trưng cực kỳ gian nan. Nói thế để thấy thương hiệu thịt bò giàng Quế Hậu không ngẫu nhiên mà có.

Làng nem chả hoạt động hết công suất phục vụ thị trường Tết

Làng nem chả hoạt động hết công suất phục vụ thị trường Tết

Không rộn ràng như các làng hoa, làng bún bánh, những ngày này làng nem chả Chợ Huyện (huyện Tuy Phước, Bình Định) lặng lẽ sản xuất hết công suất để phục vụ Tết.

Ngắm đã mắt những vườn quýt hồng Lai Vung mùa Tết

Ngắm đã mắt những vườn quýt hồng Lai Vung mùa Tết

ĐỒNG THÁP Những ngày cận Tết, nông dân trồng quýt hồng huyện Lai Vung mở cửa phục vụ khách du lịch đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm, mua đặc sản quýt hồng.

Ngày hội Nông sản Lai Vung thu hút hơn 25 ngàn lượt khách tham quan

Ngày hội Nông sản Lai Vung thu hút hơn 25 ngàn lượt khách tham quan

ĐỒNG THÁP Qua 3 ngày tổ chức, Ngày hội Nông sản huyện Lai Vung 2024 đã thu hút trên 25 ngàn lượt khách đến tham quan và thưởng thức các món ăn đặc sản tại địa phương.

Xem Thêm