Thứ ba, 10/12/2024 | 23:57 GMT +7
Trong cái nắng ấm áp của ngày đầu tháng 3, chúng tôi có dịp ghé thăm Cơ sở sản xuất Thực phẩm dinh dưỡng Thiện Bảo, một mô hình khởi nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh của chị Lê Thị Phượng ở thôn Đồng Văn, xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong (Quảng Trị).
Chị Phượng cho biết từ năm 2017, chị bắt đầu phát triển sản xuất kinh doanh các sản phẩm thực phẩm từ những nguồn nguyên liệu nông sản an toàn tại địa phương như bột ngũ cốc, trà dưỡng tâm... Đến năm 2021, chị bắt đầu tìm hiểu thêm quy trình sản xuất mì sợi có bổ sung thêm các loại rau củ quả để tạo sự khác biệt, thu hút người tiêu dùng.
Nguồn nguyên liệu để bổ sung vào mì sợi rau củ là các nông sản tại địa phương, được canh tác theo hướng hữu cơ, sau khi thu hoạch sẽ được sơ chế rồi sấy khô, chiết xuất tinh chất. Hiện nay cơ sở Thiện Bảo cho ra thị trường với sản phẩm mì sợi rất nhiều màu sắc khác nhau như: Màu vàng từ củ nghệ và bí đỏ; màu xanh lá từ rau bó xôi; màu nâu từ củ dền; màu cam từ gấc và cà rốt; màu tím từ khoai lang tím; màu hồng từ thanh long đỏ; màu xanh dương từ hoa đậu biếc; màu trắng từ hạt sen; màu đen từ hạt mè đen...
Chị Phượng cho biết tinh chất rau, củ, quả sẽ được trộn với mì và giữ ở nhiệt độ thấp để tăng độ dai cho sợi mì. Các công đoạn ủ bột, cán sợi, rồi cắt sợi được thực hiện theo quy trình bài bản với các thông số kỹ thuật chặt chẽ. Điều đặc biệt, các sản phẩm từ Cơ sở sản xuất Thực phẩm dinh dưỡng Thiện Bảo không sử dụng bất kỳ chất bảo quản, phụ gia nào và tuân thủ chặt chẽ các quy định của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
“Hàm lượng rau củ trong mì sợi chiếm 30 - 40%, rất phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng trong mỗi bữa ăn. Mì sau khi chế biến thành sợi sẽ được cuốn lại, công đoạn này đòi hỏi sự khéo tay và kinh nghiệm của người làm mì do cần tạo khe hở thích hợp để tránh ma sát, giúp định hình và tránh các sợi mỳ bị dính lại với nhau. Sau đó là chuyển qua công đoạn sấy lạnh trong khoảng 18h để vắt hết nước, tăng thời gian bảo quản, công đoạn này có ý nghĩa quyết định chất lượng thương phẩm sợi mì”, chị Phượng vui vẻ chia sẻ.
Trung bình mỗi năm, cơ sở của chị Phượng cho ra thị trường từ 18 đến 20 tấn bột mì rau củ, mang lại doanh thu từ 1 đến 1,2 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận chiếm 20%. Cơ sở giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động với mức thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng và nhiều lao động mùa vụ tại địa phương.
Phát triển kinh tế tại vùng nông thôn với mô hình mì sợi rau củ đã tạo ra màu sắc tươi mới từ thiên nhiên cho mì sợi truyền thống. Với sự năng động, đổi mới sáng tạo, mì sợi rau củ Thiện Bảo ngoài việc phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nữ, mô hình còn giúp nhiều phụ nữ địa phương tận dụng nguồn đất của gia đình đẩy mạnh canh tác nông sản sạch, kết nối với cơ sở sản xuất để tăng thu nhập.
Chị Lê Thị Liên, một nhân viên của Cơ sở sản xuất Thực phẩm dinh dưỡng Thiện Bảo cho biết: “Tôi vào đây làm việc đã được 2 năm. Sau khi lập gia đình, công việc chính của tôi là làm nông. Để tìm kiếm thêm một công việc ổn định tăng thu nhập tại địa phương, trang trải cho gia đình rất khó khăn, trong khi còn phải lo việc gia đình nên rất khó để đi làm xa. Cũng nhờ cơ sở Thiện Bảo tạo công ăn việc làm, được chị Phượng chủ cơ sở luôn chỉ bảo tận tình nên tôi đã có thêm nguồn thu rất ổn định...".
Chị Phượng cũng cho biết, nếu mọi người có nhu cầu tìm hiểu, học hỏi về quy trình chế biến hoặc các mặt hàng tại Cơ sở sản xuất Thực phẩm dinh dưỡng Thiện Bảo, có thể liên hệ qua số điện thoại 0369.602.502, chị rất sẵn sàng chia sẽ những cách làm, kinh nghiệm sản suất, chế biến. Hiện tại, sản phẩm mì rau củ Thiện Bảo đã có tem truy xuất nguồn gốc mã vạch, mã code và gửi bán tại một số sàn thương mại điện tử như Soppe, Lazada và một số kênh bán hàng khác như facebook, tiktok, zalo.
HÀ TĨNH Những ngày này, làng nghề sản xuất mật mía ở xã Thọ Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đang ngày đêm đỏ lửa nấu mật phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
NGHỆ AN Nhiều sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đã tạo dấu ấn, thu hút đông đảo khách tham quan tại Triển lãm Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công.
HÀ TĨNH Sau khi tham gia chương trình OCOP, doanh số bán hàng của các sản phẩm tăng bình quân 40% so với trước khi tham gia chương trình.
Đồng Nai vừa công bố kế hoạch tổ chức Lễ hội 'Hương Bưởi Tân Triều'. Đây là lễ hội về bưởi lần đầu tiên của tỉnh Đồng Nai nhân dịp chào mừng năm mới.
ĐỒNG THÁP Cây ấu trước đây chỉ được trồng vào mùa nước nổi nhưng nay đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập ổn định quanh năm cho người dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
KIÊN GIANG Tôm khô của Hợp tác xã Hiểu Phát được làm từ tôm thẻ thiên nhiên, nuôi theo mô hình xen canh tôm - lúa hoặc các vùng chuyên tôm nuôi quảng canh cải tiến.
Tại lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần II, Ban tổ chức sẽ đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng được chọn tại những vườn đẹp nhất.
THÁI NGUYÊN Do hợp thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu, quả trám trồng ở Hà Châu rất đặc biệt, có vị bùi, béo, thơm, chắc thịt hơn hẳn trám được trồng ở các địa phương khác.