Thứ tư, 09/04/2025 | 16:56 GMT +7
Nằm trên độ cao từ 800 - 1.500m, Mù Cang Chải (Yến Bái) quanh năm ẩn mình trong mây mù, nơi rừng tự nhiên vô cùng phong phú và rất nhiều loài cây cỏ, trong đó có nhiều loài thuốc quý mọc khắp mặt đất. Hoa nở quanh năm, nhất là mùa xuân, sau những ngày ngủ đông dài buốt giá, cây cỏ bừng nở hoa khắp núi rừng, đây điều kiện tự nhiên để người dân Mù Cang Chải phát triển nghề nuôi ong lấy mật.
Mật ong Mù Cang Chải, sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Yên Bái. Ảnh: Thái Sinh.
Vài chục năm trước, người dân Mù Cang Chải chưa biết đóng thùng để nuôi ong và áp dụng công nghệ nuôi ong. Họ chặt những cây gỗ rỗng ruột trên rừng về cưa thành khúc nhỏ rồi bịt hai đầu treo xung quanh nhà. Khi gió heo may tràn về, lũ ong trên rừng theo những con ong soi về làm tổ trong các thùng gỗ đó.
Khi lấy mật, họ cắt từng cầu ong vắt bằng loại khăn xô rồi đựng trong các ống tre, vầu hoặc mang cả cầu ong đựng trong các thùng, chậu mang ra chợ bán, số tiền thu về chả được bao nhiêu. Vì thế mật ong làm ra chủ yếu sử dụng và làm quà biếu, chưa trở thành hàng hóa và thu nhập cho người dân.
Kể từ khi áp dụng công nghệ nuôi ong lấy mật, người dân lên rừng tìm những cây gỗ mà ong hay làm tổ, xẻ đóng thành các thùng nuôi ong, làm cầu ong. Khi khai thác ong, bà con đã dùng thùng quay chứ không cắt hết cầu ong như trước đây... Từ đó, nghề nuôi ong lấy mật trở thành một nghề hái ra tiền mà bất cứ người dân nào cũng có thể nuôi được, họ chỉ mất chi phí ban đầu.
Những người nuôi ong du mục ở Mù Cang Chải. Ảnh: Thái Sinh.
Theo thống kê của huyện Mù Cang Chải, toàn huyện hiện có khoảng 10.000 - 12.000 đàn ong, tập trung nuôi ở các xã: Nậm Khắt, Púng Luông, Dế Xu Phình, Lao Chải, Hồ Bốn, Nậm Có, Khao Mang, La Pán Tẩn, Lao Chải, Mồ Dề, Thị trấn Mù Cang Chải… Mỗi đàn ong cho thu từ 6 - 7 lít mật/năm. Tính ra, sản lượng mật ong Mù Cang Chải trên 80.000 lít/năm. Với giá trung bình 150.000 - 180.000 đ/lít, số tiền thu từ bán mật ong của bà con toàn huyện ước khoảng 15 - 17 tỷ đồng, đó là nguồn thu đáng kể đối với người dân vùng cao.
Hiện nay, HTX Xây dựng và Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Mù Cang Chải có trụ sở tại xã Dế Xu Phình đã xây dựng sản phẩm mật ong Mù Cang Chải thành sản phẩm OCOP 3 sao. Ông Nguyễn Văn Toản, Giám đốc HTX cho biết: Gia đình ông hiện đang nuôi 700 - 1.000 đàn ong tùy từng năm, mỗi năm thu từ 8.000 - 10.000 lít mật.
Khách hàng thăm gian hàng mật ong của HTX Xây dựng và Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Mù Cang Chải. Ảnh: Thái Sinh.
Ngoài ra, HTX còn thu mua của 7 thành viên HTX mỗi năm từ 3.000 - 5.000 lít mật. Sau khi chế biến, tùy theo nhu cầu của khách hàng, giá bán đựng trong các thùng, can từ 180.000 - 200.000 đ/lít, nếu bán đựng trong các chai có tem nhãn bao bì có giá 400.000 - 450.000 đ/lít, loại này bán trong các siêu thị và các nhà hàng sang trọng, khách hàng mua chủ yếu để làm quà tặng. Sản phẩm của HTX bán khắp nơi như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng…
Do là mật ong hoa tự nhiên, lại nuôi trên núi khí hậu trong lành và mát mẻ nên có độ tinh khiết cao, không tạp chất. Năm 2020, Cục Sở hữu trí tuệ đã có quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm "Mật ong Mù Cang Chải”. UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này. Khu vực địa lý là các xã: Cao Phạ, Chế Cu Nha, Chế Tạo, Dế Xu Phình, Hồ Bốn, Khao Mang, Kim Nọi, La Pán Tẩn, Lao Chải, Mồ Dề, Nậm Có, Nậm Khắt, Púng Luông và Thị trấn Mù Cang Chải.
Ngoài ra, sản phẩm mật ong hoa tự nhiên Mù Cang Chải còn được công nhận là sản phẩm VietGAP, sản phẩm OCOP 3 sao của HTX Xây dựng và Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Mù Cang Chải.
Cơ sở nuôi ong của gia đình anh Giàng A Chầu ở xã Nậm Khắt. Ảnh: Thái Sinh.
Để tận mắt thấy người dân Mù Cang Chải nuôi ong bằng hoa tự nhiên, chúng tôi lên xã Nậm Khắt, nơi có 2.049 đàn ong lớn nhất huyện. Thôn nuôi nhiều nhất là thôn Lả Khắt có 539 đàn, hai thôn Cáng Dông và Xua Lông mỗi thôn trên 300 đàn. Mỗi tổ một năm thu 5 - 6 lít mật, tính ra Nậm Khắt một năm thu trên 10.000 lít mật ong…
Cán bộ xã Trang A Páo đèo tôi bằng xe máy ngược núi lên thăm khu nuôi ong của gia đình Giàng A Chầu được đặt dưới tán rừng khoanh nuôi thuộc Tiểu khu 358, Khoảnh 6 nằm trên độ cao gần 2.000m do gia đình anh nhận khoán với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Mù Cang Chải. Đây là khu rừng tái sinh nhưng cây khá dày. Tại đây gia đình anh Chẩu đặt hơn 40 đàn ong.
Páo nhấc một cầu ong trong tổ giơ lên cho tôi xem rồi bảo: "Tổ này chủ nhà lấy cách đây gần hai tháng, họ để lại khá nhiều mật dự trữ cho đàn ong sống qua mùa đông. Trên Mù Cang Chải, người dân không gia đình nào nuôi ong bằng đường, họ nuôi ong bằng hoa rừng".
Hoa cải mùa xuân, nguồn phấn hoa tự nhiên của đàn ong. Ảnh: Thái Sinh.
Tôi ngạc nhiên sao mật ong Mù Cang Chải lại có nhiều màu sắc, ông Phạm Tiến Lâm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Mù Cang Chải giải thích: Cứ nhìn mật ong là biết hoa nào. Hoa lúa và hoa cải thì mật ong màu vàng, hoa sơn tra thì màu nâu sẫm, màu trắng sữa là hoa Clông công, hoa thảo quả thì đỏ sậm, hoa trà rừng thì màu vàng óng như tơ, nom rất bắt mắt…
Mật ong Mù Cang Chải không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh: Trị ho, tiểu đường, nồng độ cholesterol cao, hen suyễn và sốt, chữa tiêu chảy, loét miệng trong quá trình điều trị ung thư và loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylor… Mật ong tăng cường sức khỏe cho những người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh. Bất cứ ai lên Mù Cang Chải đều mua vài lít mật ong làm quà để tặng người thân, đó chính là quà tặng của thiên nhiên cho người dân Mù Cang Chải.
BẠC LIÊU Đa dạng sản phẩm muối, gia vị muối và các sản phẩm OCOP đặc trưng vùng miền trong cả nước được trưng bày, giới thiệu tại Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025.
Đó là các gian hàng trưng bày sản phẩm muối, gia vị và sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của hơn 40 đơn vị đến từ hơn 20 tỉnh/thành trên cả nước.
Chính phủ vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực'.
Sóc Trăng Anh Ngô Tuấn Thanh, một người trẻ đầy nhiệt huyết, đã biến cà na Sóc Trăng từ món ăn vặt bình dân thành sản phẩm chất lượng cao, trở thành đặc sản có giá trị.
Đồng Tháp Ngày vía Thần Tài, các phẩm vật được người dân mua về cúng như cá lóc nướng, thịt heo quay, vịt quay, bánh bao, vàng, hoa, trái cây.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn cho rằng, sản phẩm mắm Lê Gia từ góc nhỏ của làng quê đã vươn ra thế giới. Đây là điều rất tự hào và đáng trân trọng.
Vào mỗi dịp xuân về, bên cạnh những lễ hội, những làn điệu hát then, hát lượn... thì đồng bào Tày, Nùng, không thể thiếu những phong bánh khảo, bánh cốm truyền thống.
Lào Cai Xã Tả Thàng, huyện Mường Khương bảng lảng trong sương mù. Nơi đây, những cây chè cổ thụ vươn mình kiêu hãnh giữa giá lạnh, lưu giữ hồn đất và sức sống giữa đại ngàn.