Thứ ba, 05/11/2024 | 16:38 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 07:15, 17/01/2024

Làng miến bên sông Hồng sôi động vào vụ Tết

YÊN BÁI Từ giữa tháng 10, làng miến đao ở xã Quy Mông (huyện Trấn Yên) đã nhộn nhịp chế biến tinh bột, sản xuất miến phục vụ nhu cầu thị trường tăng cao trong dịp Tết.
Làng nghề sản xuất miến đao đang dần hình thành ở xã Quy Mông, huyện Trấn Yên. Ảnh: Thanh Tiến.

Làng nghề sản xuất miến đao đang dần hình thành ở xã Quy Mông, huyện Trấn Yên. Ảnh: Thanh Tiến.

Xã Quy Mông nằm bên dòng sông Hồng, cách trung tâm tỉnh Yên Bái khoảng 20km. Nơi đây đang dần hình thành làng nghề sản xuất miến đao (miến dong) với quy mô ngày càng mở rộng và hiện đại, mang lại cuộc sống khấm khá cho người dân.

Một thời miến đao thay gạo

Những ngày cuối năm Quý Mão, chúng tôi có mặt trên cánh đồng thôn Thịnh An (xã Quy Mông), chỉ còn bắt gặp lác đác vài hộ dân đang thu hoạch những luống đao (cây dong riềng) cuối cùng. Một số người đang cuốc đất, lựa chọn củ giống cho vụ xuân.

Khoảng hơn 1 tháng trước, cả cánh đồng bát ngát ven sông Hồng còn được phủ kín màu xanh thẫm của cây đao riềng. Khi những bông hoa đao nở đỏ rực là lúc đến kỳ thu hoạch củ. Mùa thu hoạch củ đao riềng, già trẻ, gái trai đều xuống đồng, người cày, người cuốc nhộn nhịp, huyên nào cả cánh đồng. Hàng trăm bao tải chứa đầy củ đao được xếp trên cánh đồng chờ xe đến vận chuyển về nơi sơ chế, làm tinh bột.

Bà Phạm Thị Lan ở thôn Thịnh An năm nay đã ngoại thất tuần, bàn tay vẫn thoăn thoắt nhặt củ đao, đập đất, cắt rễ để cho vào bao tải. Gia đình bà trồng hơn 6 sào đao riềng, năm nay thời tiết mưa nhiều nên năng suất giảm, nhưng giá đao lại tăng gấp 2 lần so với vụ trước nên cho thu nhập cao hơn. Mỗi sào (360m2) thu được khoảng 3 tấn củ, với giá bán từ 2.500 - 2.700 đồng/kg, năm này gia đình bà Lan thu được hơn 40 triệu đồng, sẽ giúp gia đình có cái Tết đủ đầy hơn.

Cây đao riềng đã gắn bó với người dân Quy Mông từ những giai đoạn đói kém. Ảnh: Thanh Tiến.

Cây đao riềng đã gắn bó với người dân Quy Mông từ những giai đoạn đói kém. Ảnh: Thanh Tiến.

Nở nụ cười hiền, bà Lan chia sẻ, gia đình bà đã trồng đao từ những năm 70 của thế kỷ trước. Ngày xưa bà con nơi đây chỉ trồng giống đao ta củ nhỏ, nhiều rễ, bây giờ thì người dân đều đã chuyển sang trồng giống đao cao sản củ to, ít rễ, năng suất cao hơn. Trước kia, trong làng có nhiều hộ trồng đao, chủ yếu trồng trong vườn và ven suối để chế biến làm thức ăn. Mọi công đoạn từ xay bột, tráng miến, thái sợi đều được chế biến thủ công, đa phần phải tranh thủ làm vào buổi tối để có đủ thực phẩm dự trữ cho cả gia đình. Thay cho gạo, miến thường được nấu với cua, cá bắt được trên đồng, dưới mương, vậy mà cũng nuôi sống cả gia đình hơn chục con người qua thời kỳ khó khăn.

Từ nhiều đời nay, hàng trăm ha đất nông nghiệp ở xã Quy Mông được dòng sông Hồng bồi đắp phù sa màu mỡ, phù hợp cho cây đao riềng sinh trưởng, phát triển. Hàng năm, người dân trong xã tích cực chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả, đất vườn, soi bãi sang trồng đao riềng thành vùng tập trung, duy trì ổn định diện tích từ 70 - 80ha.

Anh Nguyễn Văn Vọng, người dân ở thôn Thịnh An chia sẻ: Ngày trước không có phương tiện, máy móc nên việc mở rộng diện tích trồng đao riềng rất khó khăn, sức người làm không xuể. Khoảng chục năm trở lại đây, tại địa phương đã có nhiều hộ mua sắm máy móc để vận chuyển, chế biến tinh bột và làm miến nên bà con yên tâm mở rộng diện tích, thu nhập ngày càng khá hơn.

Cây đao riềng và nghề làm miến đã gắn bó với người dân xã Quy Mông từ nhiều đời nay. Ảnh: Thanh Tiến.

Cây đao riềng và nghề làm miến đã gắn bó với người dân xã Quy Mông từ nhiều đời nay. Ảnh: Thanh Tiến.

Đao riềng là cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc và ít sâu bệnh. Mỗi năm đao riềng thường được trồng ở vụ xuân và thu hoạch vào dịp cuối năm. Ngoài trồng thuần, cây đao cũng có thể trồng xen với cây màu khác như ngô, lạc, đậu đỗ. Năm 2023, gia đình anh Vọng trồng hơn 5 sào đao, thu hoạch được hơn 10 tấn củ. Các hộ trong thôn đổi công nhau đào củ, đập đất, sau đó củ đao được đóng bao ngay trên ruộng chờ xe vận chuyển về xưởng chế biến tinh bột.

Sản xuất miến sạch bằng công nghệ hiện đại

Hiện cả xã Quy Mông có 4 xưởng làm bột, các cơ sở đều được đầu tư máy móc liên hoàn từ khâu sàng rửa củ, xay xát, lọc - lắng bột. Mỗi cơ sở có thể chế biến từ 15 - 20 tấn củ và sản xuất ra hơn 4 tấn tinh bột/ngày, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Củ đao được người dân thu hoạch đóng bao, vận chuyển đến các xưởng làm tinh bột. Ảnh: Thanh Tiến.

Củ đao được người dân thu hoạch đóng bao, vận chuyển đến các xưởng làm tinh bột. Ảnh: Thanh Tiến.

Ông Phí Đắc Hùng – chủ cơ sở chế biến tinh bột đao cho biết gia đình ông đã gắn bó với cây đao từ 40 năm trước. Hiện nay, mỗi năm nhà ông Hùng trồng hơn 1ha đao riềng, thu hoạch hàng trăm tấn củ. Thấy nhu cầu chế biến tinh bột của người dân tăng cao, năm 2015, gia đình ông đã đầu tư mở xưởng để sơ chế đao củ của gia đình và các hộ có nhu cầu. Cứ 10kg củ thì chế biến được 4kg tinh bột, trừ chi phí thuê máy móc, nhân công, bà con có lợi nhuận gần gấp đôi so với bán củ.

Xưa kia, đa phần người dân ở Quy Mông chỉ trồng đao riềng để ăn, nhà nào trồng nhiều thì bán củ cho các cơ sở chế biến tinh bột đao ở các tỉnh dưới xuôi như Hà Nội, Hưng Yên và một số làng nghề sản xuất miến ở xã Phúc Lộc, Giới Phiên (TP Yên Bái). Khoảng 5 năm trở lại đây, trên địa bàn xã đã thành lập các HTX, tổ hợp tác sản xuất miến đao. Với sự hỗ trợ của nhà nước, người làm miến đã đầu tư các loại máy móc hiện đại như nồi hơi, máy ép sợi, máy thái, cắt, máy đóng túi… 

Người dân đưa củ đao vào máy sàng rửa sạch trước khi chế biến tinh bột. Ảnh: Thanh Tiến.

Người dân đưa củ đao vào máy sàng rửa sạch trước khi chế biến tinh bột. Ảnh: Thanh Tiến.

Ông Đỗ Danh Toàn – Giám đốc HTX Khởi nghiệp xanh Toàn Nga (xã Quy Mông) chia sẻ: Gia đình ông có nghề làm miến đao từ 40 năm về trước. Từ nhỏ ông Toàn đã thấy bố mẹ mình xay củ đao làm bột bằng máy đạp chân, sau đó tinh bột được cho vào nồi hấp cách thủy, khi bột chín được gói vào túi nilon ép mỏng, mang ra nắng khoảng 30 phút, sau đó đưa vào máy quay tay để thái thành sợi. Mỗi mẻ miến chỉ chế biến được vài cân nhưng rất vất vả.

Nghề làm miến thất truyền nhiều năm, đến năm 2021, ông Toàn quyết định thành lập HTX để sản xuất miến đao. Với công nghệ, máy móc hiện đại, việc sản xuất miến cho năng suất cao, chất lượng đảm bảo, mẫu mã đẹp hơn.

Theo ông Toàn, để làm ra sợi miến ngon, người dân trong làng sử dụng 100% bột cây đao riềng nguyên chất. Bột được ngâm và đảo rửa kỹ cho lắng, gạn tạp chất, qua 3 lần lọc sẽ cho ra tinh bột sạch. Sau đó, cho tinh bột vào nồi nấu với lửa cháy đều, đảo liên tục để bột sống không bị lắng lại. Khi bột chín phải cho ngay vào khuôn máy ép sợi.

Các cơ sở làm miến đã đưa nhiều máy móc vào sản xuất, giúp giảm thời gian lao động, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Ảnh: Thanh Tiến.

Các cơ sở làm miến đã đưa nhiều máy móc vào sản xuất, giúp giảm thời gian lao động, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Ảnh: Thanh Tiến.

Những phên miến còn đang bốc hơi nghi ngút sẽ được mang ra phơi nắng. Phên phơi miến được đan bằng cật tre, nứa và được vệ sinh sạch sẽ, khu vực phơi thường được lựa chọn bên bờ ao, cánh đồng, nơi xa đường giao thông để tránh bụi bẩn. Sợi miến sau khi phơi khoảng 3 tiếng sẽ khô đều, tiếp tục được đưa vào máy cắt và đóng gói.

Xây dựng sản phẩm OCOP miến đao 5 sao để xuất khẩu

Miến đao ở Quy Mông được sản xuất quanh năm, tuy nhiên những tháng cuối năm là nhộn nhịp nhất vì người dân tập trung sản xuất hàng Tết. Việc đầu tư hệ thống máy móc bán tự động trong sản xuất đã giúp giảm bớt công lao động, cho năng suất cao, chất lượng đảm bảo, trung bình mỗi cơ sở có thể sản xuất được 300 – 400kg miến/ngày. Miến đao Quy Mông được các HTX sản xuất sạch, không sử dụng chất bảo quản, phụ gia nên có màu trắng trong, sợi dai và giòn tự nhiên, nấu quá lửa không bị trương nhão, bết dính.

Xã Quy Mông sẽ nâng cấp sản phẩm OCOP miến đao lên 5 sao để tìm thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị. Ảnh: Thanh Tiến.

Xã Quy Mông sẽ nâng cấp sản phẩm OCOP miến đao lên 5 sao để tìm thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị. Ảnh: Thanh Tiến.

Việc dần hình thành làng nghề làm miến không chỉ là giúp gìn giữ nghề truyền thống mà còn tạo việc làm cho bà con để có thu nhập thường xuyên. Vào các dịp lễ Tết, việc kinh doanh miến đao lại càng sôi động nhờ sản phẩm chất lượng, giá bán vừa phải, lại có thể chế biến nhiều món ăn ngon. 

Nhờ áp dụng khoa học công nghệ, đưa máy móc vào sản xuất nên nghề trồng đao, làm miến ngày càng phát triển. Thời gian tới, xã Quy Mông đang khuyến khích người dân duy trì và mở rộng diện tích, phát triển vùng trồng đao theo tiêu chuẩn VietGAP. Bên cạnh đó, phối hợp với ngành chức năng và các chủ thể nâng cấp sản phẩm OCOP từ 4 sao lên 5 sao để đưa sản phẩm miến đao truyền thống xuất khẩu.

Ông Trần Văn Chung – Chủ tịch UBND xã Quy Mông cho biết, xã hiện có 4 HTX, tổ hợp tác sản xuất miến. Nhờ mẫu mã, chất lượng được nâng cao nên giá miến trung bình từ 60.000 – 70.000 đồng/kg. Có 2 sản phẩm miến của HTX Việt Hải Đăng và HTX Khởi nghiệp xanh Toàn Nga đã được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Sản phẩm miến thường xuyên được quảng bá, giới thiệu tại các hội chợ, triển lãm lớn của tỉnh Yên Bái. Sản phẩm miến đao của Quy Mông ngày càng khẳng định được uy tín, được người tiêu dùng ưa chuộng chính là động lực để người dân trong xã tiếp tục phát huy giá trị, xây dựng thương hiệu sản phẩm truyền thống của quê hương.

Thanh Tiến

Trồng ấu lời hơn trồng lúa

Trồng ấu lời hơn trồng lúa

ĐỒNG THÁP Cây ấu trước đây chỉ được trồng vào mùa nước nổi nhưng nay đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập ổn định quanh năm cho người dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

Tôm khô Hiểu Phát dai ngọt tự nhiên

Tôm khô Hiểu Phát dai ngọt tự nhiên

KIÊN GIANG Tôm khô của Hợp tác xã Hiểu Phát được làm từ tôm thẻ thiên nhiên, nuôi theo mô hình xen canh tôm - lúa hoặc các vùng chuyên tôm nuôi quảng canh cải tiến.

Tặng sầu riêng mạ vàng cho người trúng đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng

Tặng sầu riêng mạ vàng cho người trúng đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng

Tại lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần II, Ban tổ chức sẽ đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng được chọn tại những vườn đẹp nhất.

Khai mạc phiên chợ đưa nông sản vùng cao xuống Thủ đô

Khai mạc phiên chợ đưa nông sản vùng cao xuống Thủ đô

HÀ NỘI Sáng 15/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2024.

Sắp ra mắt Bảo tàng Dừa sáp hơn 13 tỷ đồng

Sắp ra mắt Bảo tàng Dừa sáp hơn 13 tỷ đồng

Trà Vinh Bảo tàng Dừa sáp Trà Vinh có tổng nguồn vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng, góp phần tôn vinh cây dừa sáp nguyên bản được trồng tại vùng đất Cầu Kè.

Bỏ phố về quê khởi nghiệp bằng nem Lai Vung

Bỏ phố về quê khởi nghiệp bằng nem Lai Vung

Mong muốn duy trì và phát huy đặc sản nem Lai Vung, anh Huỳnh Ngọc Hậu (xã Tân Thành, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) đã rời phố, về quê khởi nghiệp từ loại nem này.

Thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My

Thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My

QUẢNG NAM Việc thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My nhằm nâng tầm thương hiệu và bảo hộ sản phẩm cho 2 loài cây dược liệu có giá trị của tỉnh Quảng Nam.

Đưa củ khoai mì vào ẩm thực để 'xuất ngoại'

Đưa củ khoai mì vào ẩm thực để 'xuất ngoại'

Từ một loại nông sản bình dị, nhờ sự sáng tạo bền bỉ, ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến, đã giúp tăng giá trị cho củ khoai mì Việt Nam.

Ba khía muối Rạch Gốc đạt OCOP 3 sao

Ba khía muối Rạch Gốc đạt OCOP 3 sao

Ba khía muối Rạch Gốc là món đặc sản nổi tiếng của Cà Mau với hương vị ấn tượng. Ba khía có quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất khoảng tháng 7 - 9 âm lịch.

Quảng Nam kiến nghị nhiều cơ chế phát triển sâm Ngọc Linh

Quảng Nam kiến nghị nhiều cơ chế phát triển sâm Ngọc Linh

Cây sâm Ngọc Linh đã mang lại nhiều giá trị, tạo thu nhập ổn định cho người dân và doanh nghiệp nhưng việc phát triển loài cây này vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Xem Thêm