Thứ hai, 02/12/2024 | 11:31 GMT +7
Được đầu tư hàng chục thậm chí hàng trăm tỷ đồng để thực hiện các dự án nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao nhưng đã trải qua nhiều năm, các dự án này chưa mang lại bất kỳ hiệu quả nào.
Đức Minh là một trong những xã được phê duyệt nhiều dự án nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Mộ Đức (tỉnh Quảng Ngãi).
Tại đây thời điểm hiện tại có đến 3 dự án được đầu tư. Tuy nhiên, dù đã triển khai nhiều năm nhưng tất cả đều đang thực hiện rất chậm, bỏ hoang thậm chí thất bại.
Không triển khai được nên Trang trại tổng hợp Lê Thái hiện nay trồng các cây khác. |
Dự án đầu tiên có thể kể đến là dự án trang trại tổng hợp Lê Thái của Cty TNHH SX và TMDV Lê Thái được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt quyết định đầu tư vào tháng 8/2017. Dự án có quy mô 5ha, tổng mức đầu tư trên 6,7 tỷ đồng.
Nhà đầu tư đã bắt tay triển khai dự án, đầu tư hệ thống phun tưới tự động, trồng măng tây, rau, quả sạch, xây chuồng trại chăn nuôi.
Trải qua gần 2 năm, đến nay, diện tích mà dự án này triển khai chỉ được khoảng 1,7ha vì người dân trong vùng dự án không chấp nhận giao đất vì mức giá đền bù quá thấp.
Ông Lê Thức (60 tuổi), một người dân trong vùng dự án cho biết gia đình ông có 6 sào đất nhưng chỉ được đền bù hơn 22 triệu đồng. Nhiều lần nhà đầu tư cùng chính quyền đã mời ông và một số hộ dân có đất lên thỏa thuận nhưng không thống nhất được mức giá.
Cây măng tây trong trang trại Lê Thái còi cọc, hiệu quả thấp. |
“Nhà tôi đã hơn 35 năm canh tác trên mảnh đất này, mỗi năm với 6 sào đất đó, tôi canh tác các loại rau, củ quả được 2 vụ, mỗi vụ cũng thu được trên 30 triệu đồng. Trong khi họ đền bù với mức giá đó thì làm sao chấp nhận được. Giao đất rồi, tiêu hết số tiền đó thì còn đất đâu để canh tác, mưu sinh”, ông Thức nói.
Không thể thực hiện được nên đến nay với diện tích có được, trang trại cũng chỉ trồng thêm các loại cây như cỏ voi, lạc... Còn cây măng tây trước đó trồng bây giờ cũng còi cọc, chậm phát triển, hiệu quả thấp. Có thể nói, dự án này đã thất bại tại xã Đức Minh và được thống nhất chuyển qua thực hiện ở địa điểm khác.
Dự án chuỗi nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao OFB Mộ Đức cũng đang triển khai rất chậm. |
Ông Nguyễn Minh Hòa, Phó chủ tịch UBND xã Đức Minh cho biết, huyện đã có thông báo tạm dừng thực hiện dự án trang trại tổng hợp Lê Thái. Đối với diện tích đã triển khai rồi thì giữ nguyên và để cho nhà đầu tư tiếp tục thực hiện để thu hồi vốn trong vòng 3 năm. Sau 3 năm sẽ trả lại diện tích đó cho chính quyền địa phương.
Cũng tại xã Đức Minh, cách đó khoảng chừng hơn 2km là Dự án chuỗi nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao OFB Mộ Đức có quy mô gần 21ha, dự kiến tổng vốn đầu tư hơn 114 tỷ đồng. Dự án được phê duyệt vào tháng 9/2017, chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư nuôi trồng HSCB. Dự án này cũng đang triển khai nhưng rất èo ọt.
Theo dự kiến, sản phẩm đầu tư của dự án là chăn nuôi 1.000 con bò, trồng nha đam, dưa lưới, táo xanh, nho, nuôi trùn quế. Người dân trong vùng dự án đã phá dở hoa màu, cây cối, rừng sản xuất, dời mồ mả ông bà tổ tiên để nhường đất cho dự án.
Sau gần 2 năm, Dự án chuỗi nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao OFB Mộ Đức mới chỉ trồng được khoảng trên 10ha cây nha đam. |
Sau khi có được mặt bằng, nhà đầu tư đã tiến hành xây dựng tường rào, vực chuồng trại chăn nuôi, nhà điều hành và trồng nha đam. Tổng nguồn vốn đã đầu tư khoảng 3 tỷ đồng.
Ông Hòa thông tin, thời gian đầu được địa phương hỗ trợ nên dự án thực hiện cũng tương đối nhanh. Tuy nhiên sau đó thì nhà đầu tư bỏ hoang mấy tháng liên tục, chỉ thuê 2 bảo vệ để trông giữ.
“Trước đây, dự án dự kiến vào khoảng tháng 10 đến tháng 11/2018 sẽ đưa bò về nuôi và liên kết với người dân địa phương để trồng cỏ cung cấp cho công ty. Cũng may là địa phương chưa triển khai nếu không thì không biết xử lý thế nào”, ông Hòa nói.
Ngoài ra, Dự án trồng rau củ quả ứng dụng công nghệ cao của Cty TNHH SX và nông nghiệp sạch Việt Vân tại xã Đức Minh được triển khai trên diện tích 50ha cũng đã được phê duyệt từ tháng 3/2018 nhưng đến nay vẫn còn nằm trên giấy.
“Xã Đức Minh có nhiều dự án liên quan đến nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao nhưng đến nay chưa có dự án nào hiệu quả. Điều này khiến cho người dân trong xã mất niềm tin. Trước tình trạng này thì, vừa qua xã cũng đã làm công văn đề nghị huyện có sự chỉ đạo ngay. Đối với các dự án không thể thực hiện được thì phải trả mặt bằng lại cho địa phương, tránh gây lãng phí quỹ đất”, ông Hòa cho biết.
Canh tác thông minh là áp dụng giải pháp kỹ thuật tiên tiến, tạo ra mô hình nông nghiệp phát triển bền vững, nâng cao giá trị nông sản và bảo vệ môi trường.
Sáng 11/10, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp tổ chức hội thảo giới thiệu mô hình và tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp tại Thư viện Bộ NN-PTNT.
HẢI PHÒNG Sở NN-PTNT Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị sơ kết chuyển đổi số ngành NN-PTNT và khai trương hệ thống quản lý dữ liệu nông sản.
Thông qua mạng xã hội, kênh tiếp thị trực tuyến, nông dân không chỉ bán sản phẩm đơn thuần mà còn trực tiếp bán những câu chuyện của nông sản do chính mình làm ra.
Từ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sang thế giới sinh học, vi sinh, lợi khuẩn gắn với sức sống con tôm thẻ đã là một bước đi 'vượt khung' của TS. Nguyễn Thanh Mỹ.
Các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia tập huấn Mạng nhà nông nhằm kết nối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo Thứ trưởng, ngành nông nghiệp có nhu cầu chuyển đổi số cao nhất nhưng lại gặp nhiều khó khăn nhất, ngành nông nghiệp có nhiều dữ liệu cần thu thập nhưng hiện nay lại có rất ít.
TIỀN GIANG Phần mềm miễn phí AgriDataGo giúp bà con nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận các yêu cầu của thị trường một các ngắn gọn, dễ hiểu.
BẾN TRE Mô hình trồng dưa lưới thủy canh trong nhà màng, ứng dụng công nghệ số của anh Đỗ Văn Ro cho lợi nhuận 200 triệu đồng mỗi năm trên diện tích 500m2.
Chính từ khóa 'văn hóa tiết kiệm nước' của Israel bên cạnh yếu tố công nghệ và tài chính đã giúp nước này phát triển các ý tưởng tưới tiêu đỉnh cao.