Thứ tư, 04/12/2024 | 15:51 GMT +7
Những năm qua, phong trào "dồn điền đổi thửa” được tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực hiện rốt ráo, đưa diện tích bình quân một thửa tăng từ 330m2 lên 1.000m2, từ trên 10 thửa/hộ giảm xuống còn 3 thửa/hộ, nhiều nơi chỉ còn 0,7 đến 1 thửa/hộ.
Đây là tiền đề cho quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất hướng đến sản xuất quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao...
Sau khi nghe báo cáo dự thảo “Đề án tích tụ đất đai tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018 - 2020, định hướng 2025”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Đức Quyền khẳng định: “Muốn nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp phải hình thành các chuỗi liên kết theo hướng quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Để làm được điều đó cần đẩy mạnh quá trình tích tụ ruộng đất, từ đó đánh giá chính xác thực trạng của từng lĩnh vực, từng loại cây trồng để có định hướng phát triển phù hợp”.
Cty CP Mía đường Lam Sơn là một trong những đơn vị đi đầu trong phong trào tích tụ |
Thống kê từ Sở NN-PTNT cho thấy, hiện trên địa bàn đã có 24 đơn vị cấp huyện tham gia tích tụ, tập trung ruộng đất với tổng diện tích đạt 8.548,3ha. Trong đó trồng trọt 2.348ha, chăn nuôi 4.551,9ha và thủy sản 1.648,4ha.
Tích tụ ruộng đất trong sản xuất trồng trọt hiện nay chủ yếu được thực hiện dưới 3 hình thức. Đầu tiên là nhà nước cho thuê hoặc giao đất, các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình xây dựng các dự án đầu tư sản xuất trồng trọt được UBND tỉnh, huyện chấp thuận chủ trương đầu tư. Từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh đã triển khai được nhiều dự án điểm, điển hình như Khu Nông nghiệp CNC Lam Sơn quy mô 128ha (Thọ Xuân), Cty Miền Tây sản xuất rau an toàn 37ha tại Thọ Xuân...
Hình thức thứ 2 là trực tiếp thuê lại đất của các hộ gia đình không còn nhu cầu sử dụng trong một thời hạn nhất định thông qua hợp đồng dân sự, song vẫn giữ quyền sử dụng đất, giá thuê áp dụng theo thỏa thuận thường thấp hơn giá địa tô chênh lệch (giữa tổng thu nhập và chi phí sản xuất). Điển hình trong cách làm này phải kể đến Cty CP Mía đường Lam Sơn khi thuê 294,5ha đất tại các huyện Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Thọ Xuân; Cty Thành Thuận Tâm (Hưng Yên) xây dựng mô hình chuối tiêu hồng 15ha tại Cẩm Thủy và mô hình sản xuất cam Canh 40ha tại Như Xuân; một số chủ hộ gia đình thuê 17ha đất tại huyện Cẩm Thủy tiến hành sản xuất ngô làm thức ăn chăn nuôi xanh; Cty Út Phương thuê đất sản xuất dược liệu, cây TĂCN tại Thái Hòa quy mô 40ha; 1 hộ nông dân tại xã Thiệu Thịnh - Thiệu Hóa thuê, mượn gần 27ha đất sản xuất lúa. Ngoài ra, theo từng thời vụ và nhu cầu sản phẩm có nhiều doanh nghiệp đã thực hiện việc thuê đất ngắn hạn sản xuất mặt hàng nông sản, rau củ quả các loại, riêng năm 2016 thực hiện đạt 826ha.
Cuối cùng là góp đất sản xuất, hình thức tích tụ này mới được hình thành, chủ yếu tập trung ở vùng mía của Cty CP mía đường Lam Sơn và Cty TNHH đường mía Việt Nam - Đài Loan, do các hộ chủ động liên kết với nhau tạo thành các cánh đồng mía lớn để thuận tiện cho quá trình cơ giới hóa. Bên cạnh đó, tại các xã Định Tường, Định Tiến, Định Tân, Định Hòa, Định Bình, Định Long... của huyện Yên Định đến nay đã hình thành các HTX do nhân dân góp đất để sản xuất lúa giống lúa thành vùng tập trung quy mô lớn…
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và xây dựng quan hệ sản xuất mới là chủ trương lớn mà tỉnh Thanh Hóa hướng đến. Từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn đã chuyển đổi được 9.024.2ha đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác và nuôi trồng thủy sản, trong đó năm 2015 chuyển đổi 1.089ha, năm 2016 đạt 4.286,2ha, năm 2017 đạt 5.028ha.
Hiệu quả kinh tế chuyển biến rõ rệt sau chuyển đổi: trồng ngô đạt doanh thu trên 100 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận khoảng 60 triệu đồng/ha/năm; trồng mía cho doanh thu 80 triệu/ha/năm trở lên, lợi nhuận trên 26 triệu đồng/ha/năm; trồng ớt cho doanh thu 160 - 340 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận 100 - 260 triệu đồng/ha/năm. Riêng vụ đông xuân 2016 - 2017 lợi nhuận trồng ớt khoảng 530 triệu đồng/ha.
Mô hình trồng cây dược liệu quy mô 40ha tại huyện Triệu Sơn của Cty Út Phương |
Dễ nhận thấy, chủ trương tích tụ, tập trung ruộng đất phát triển sản xuất quy mô áp dụng công nghệ cao được tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm bằng cách ban hành nhiều chính sách, cơ chế phù hợp nhằm tạo động lực kích cầu. Lúc này, nhiều mô hình đang phát huy giá trị, lợi ích kinh tế mang lại là điều không phải bàn cãi.
Lấy ví dụ, việc tổ chức sản xuất đồng bộ lúa giống F1, lúa giống thuần, thương phẩm tại các huyện Yên Định, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Nông Cống… tăng hiệu quả 1,2 - 1,5 lần; sản xuất lúa giống, gạo chất lượng cao của Cty CP Mía đường Lam Sơn tăng 1,5 - 1,7 lần; mô hình thuê ruộng để trồng chuối xuất khẩu của Cty TNHH Thuận Tâm Thành tại huyện Cẩm Thủy cho thu nhập từ 250-300 triệu đồng/ha, lợi nhuận cao hơn từ 30 - 50 triệu đồng/ha; mô hình tích tụ đất trồng cây ăn quả có múi tại huyện Thọ Xuân cho thu nhập 500 triệu đồng/ha, lợi nhuận 350 triệu đồng/ha; mô hình trồng cây dược liệu tại huyện Triệu Sơn cho thu nhập 400 triệu/ha/năm...
Bên cạnh thuận lợi, nhìn chung quá trình tích tụ đất đai trên địa bàn còn nhiều hạn chế nhất định (một số nơi chưa đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư; nguồn vốn sản xuất kinh doanh bị hạn chế; thị trường biến động kéo theo sự thua lỗ, hệ quả có những nhà đầu tư dừng hoặc bỏ cuộc; công nghệ áp dụng còn lạc hậu chưa nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm tạo lợi thế trong cạnh tranh...). Để khắc phục, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo Sở NN-PTNT xây dựng đề án “Tích tụ, tập trung đất đai, phục vụ phát triển nông nghiệp quy mô lớn giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến 2025”. Dự kiến đến hết năm 2020 tổng diện tích đất được tích tụ, tập trung đạt 21.810ha, đến năm 2025 tăng thêm 49.550ha, trong đó lĩnh vực trồng trọt 20.000ha, chăn nuôi 3.050ha, thủy sản 6.500 ha, lâm nghiệp 20.000ha. Mục tiêu đặt ra đến năm 2020 đạt doanh thu ít nhất 300 - 400 triệu đồng/ha/năm, đến năm 2025 đạt doanh thu 500 triệu đồng/ha/năm, tỷ lệ lợi nhuận đạt ít nhất 50% trở lên. |
Canh tác thông minh là áp dụng giải pháp kỹ thuật tiên tiến, tạo ra mô hình nông nghiệp phát triển bền vững, nâng cao giá trị nông sản và bảo vệ môi trường.
Sáng 11/10, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp tổ chức hội thảo giới thiệu mô hình và tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp tại Thư viện Bộ NN-PTNT.
HẢI PHÒNG Sở NN-PTNT Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị sơ kết chuyển đổi số ngành NN-PTNT và khai trương hệ thống quản lý dữ liệu nông sản.
Thông qua mạng xã hội, kênh tiếp thị trực tuyến, nông dân không chỉ bán sản phẩm đơn thuần mà còn trực tiếp bán những câu chuyện của nông sản do chính mình làm ra.
Từ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sang thế giới sinh học, vi sinh, lợi khuẩn gắn với sức sống con tôm thẻ đã là một bước đi 'vượt khung' của TS. Nguyễn Thanh Mỹ.
Các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia tập huấn Mạng nhà nông nhằm kết nối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo Thứ trưởng, ngành nông nghiệp có nhu cầu chuyển đổi số cao nhất nhưng lại gặp nhiều khó khăn nhất, ngành nông nghiệp có nhiều dữ liệu cần thu thập nhưng hiện nay lại có rất ít.
TIỀN GIANG Phần mềm miễn phí AgriDataGo giúp bà con nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận các yêu cầu của thị trường một các ngắn gọn, dễ hiểu.
BẾN TRE Mô hình trồng dưa lưới thủy canh trong nhà màng, ứng dụng công nghệ số của anh Đỗ Văn Ro cho lợi nhuận 200 triệu đồng mỗi năm trên diện tích 500m2.
Chính từ khóa 'văn hóa tiết kiệm nước' của Israel bên cạnh yếu tố công nghệ và tài chính đã giúp nước này phát triển các ý tưởng tưới tiêu đỉnh cao.