Thứ sáu, 22/11/2024 | 11:09 GMT +7
Trên cánh đồng rộng 150ha, xã Hòa Phong, Hòa Phú và Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa (Phú Yên), hàng trăm nông dân lần đầu tiên nhìn thấy công nghệ tiên tiến này.
Trên cánh đồng xã Hòa Phong, hàng trăm nông dân ở các xã lân cận đến tận mắt nhìn thấy thiết bị bay không người lái được điều khiển tự động để thực hiện phun thuốc BVTV.
Hiện lúa trên cánh đồng giai đoạn trổ gié, bay không người lái được điều khiển phun Tilt Super nhằm phòng trừ bệnh lem lép hạt và bệnh vàng lá. Nông dân Huỳnh Tấn Nghĩa ở xã Hòa Phong cho hay: Lần đầu tiên tôi thấy máy bay không người lái phun thuốc. Đội máy bay gồm 2 chiếc, bay nhanh hay chậm, thấp hay cao tùy thuộc vào chức năng điều khiển của con người.
Còn bà Bùi Thị Hậu, ở xã Hòa Phú chia sẻ: Hiện nay ở vùng nông thôn đàn ông đi làm thợ hồ ở xa, phụ nữ ở nhà làm ruộng chăm sóc con cái. Khi lúa bị sâu bệnh, kiếm công đàn ông phun thuốc không ra. Có máy bay không người lái phun thuốc giải quyết khó khăn trong việc tìm kiếm nhân công phun thuốc BVTV tại các địa phương.
Theo ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Mỹ Tây: Việc sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc giúp nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời gian. Đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người dân vì không trực tiếp tham gia phun thuốc trên đồng ruộng.
Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tây Hòa Đào Văn Roa cho rằng: Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào đồng ruộng, trong đó có bay không người lái phun thuốc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất lúa, góp phần thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Cùng với đó, từng bước thay đổi nhận thức của người nông dân trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng trên địa bàn huyện Tây Hòa.
Không chỉ trên cánh đồng xã Hòa Phong, đội bay không người lái thực hiện phun thuốc BVTV trên cánh đồng xã Hòa Phú và Hòa Mỹ Tây (mỗi cánh đồng 50ha). Trong thời gian diễn ra chương trình, các đại biểu và bà con nông dân huyện được chứng kiến cảnh trình diễn công năng của bay không người lái làm việc trên cánh đồng lúa, với những tính năng khác hẳn so với phương pháp sử dụng bình phun thông thường.
Qua thực tế cho thấy phun thuốc BVTV bằng máy bay không người lái đảm bảo tính chính xác đối với từng thửa ruộng theo yêu cầu, đồng thời tiết kiệm thời gian; giảm chi phí thuê dịch vụ phun khoảng 10%, năng suất dự kiến tăng từ 7 đến 15%, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên đơn vị diện tích sản xuất.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Giám đốc HTX Nông nghiệp Kinh doanh Dịch vụ Hòa Phong cho biết: Lâu nay khi lúa giai đoạn làm đòng, trổ bông, nông dân thường lội ruộng phun thuốc Tilt Super phòng trừ bệnh lem lép hạt và bệnh vàng lá là để “be bồ chứa lúa”. Thế nhưng khi lội ruộng mang bình phun thì mỗi bước chân đạp ngã gãy lúa.
Trung bình mỗi sào đi 4 đường để phun rộng khắp thì gom lại mất chòm lúa. Mà mỗi vụ lúa phun nhiều lần thuốc BVTV, từ thuốc ngừa cỏ đến thuốc phòng ngừa sâu bệnh. Theo tôi mỗi sào thiệt hại trong khâu phun thuốc gần bao lúa 50kg. Tính ra 1ha, thiệt hại lúa là không nhỏ.... Khi sử dụng máy bay không người lái phun thuốc thì không mất cây lúa nào.
Ông Nguyễn Văn Minh, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Phú Yên khẳng định, đây là chương trình có ý tưởng tốt, chuyển nền sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Ứng dụng công nghệ bay không người lái vào sản xuất giúp người nông dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động.
Theo ông Phạm Quốc Hoàng, thành viên Ban cố vấn HTX Nông nghiệp Tân An Hòa (xã An Hòa, huyện Tuy An, Phú Yên), đơn vị cung cấp dịch vụ máy bay không người lái: Nói về máy bay không người lái –Unmanned Aerial Vehicle- UAV).
Theo đúng như tên gọi, UAV hoàn toàn không có người lái, điều khiển từ xa bằng điều khiển là chiếc điện thoại có cài đặt ứng dụng điều khiển qua sóng radio. UAV có công năng là phun thuốc BVTV, gieo hạt giống, phân bón.
Canh tác thông minh là áp dụng giải pháp kỹ thuật tiên tiến, tạo ra mô hình nông nghiệp phát triển bền vững, nâng cao giá trị nông sản và bảo vệ môi trường.
Sáng 11/10, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp tổ chức hội thảo giới thiệu mô hình và tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp tại Thư viện Bộ NN-PTNT.
HẢI PHÒNG Sở NN-PTNT Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị sơ kết chuyển đổi số ngành NN-PTNT và khai trương hệ thống quản lý dữ liệu nông sản.
Thông qua mạng xã hội, kênh tiếp thị trực tuyến, nông dân không chỉ bán sản phẩm đơn thuần mà còn trực tiếp bán những câu chuyện của nông sản do chính mình làm ra.
Từ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sang thế giới sinh học, vi sinh, lợi khuẩn gắn với sức sống con tôm thẻ đã là một bước đi 'vượt khung' của TS. Nguyễn Thanh Mỹ.
Các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia tập huấn Mạng nhà nông nhằm kết nối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo Thứ trưởng, ngành nông nghiệp có nhu cầu chuyển đổi số cao nhất nhưng lại gặp nhiều khó khăn nhất, ngành nông nghiệp có nhiều dữ liệu cần thu thập nhưng hiện nay lại có rất ít.
TIỀN GIANG Phần mềm miễn phí AgriDataGo giúp bà con nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận các yêu cầu của thị trường một các ngắn gọn, dễ hiểu.
BẾN TRE Mô hình trồng dưa lưới thủy canh trong nhà màng, ứng dụng công nghệ số của anh Đỗ Văn Ro cho lợi nhuận 200 triệu đồng mỗi năm trên diện tích 500m2.
Chính từ khóa 'văn hóa tiết kiệm nước' của Israel bên cạnh yếu tố công nghệ và tài chính đã giúp nước này phát triển các ý tưởng tưới tiêu đỉnh cao.