Thứ năm, 12/12/2024 | 22:48 GMT +7

  • Click để copy
Thứ ba- 09:12, 31/10/2017

Doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp công nghệ cao bị 'cài bẫy' ở Bắc Ninh

Đầu tư tiền tỷ để thực hiện dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh), song hiện DN lâm cảnh "tiền mất tật mang”...

Đầu tư tiền tỷ để thực hiện dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh), tuy nhiên chủ một doanh nghiệp là Nguyễn Sỹ Lợi – Tổng giám đốc Cty cổ phần nông sản Đại Lộc hiện lâm vào cảnh “tiền mất tật mang” vì những quyết định khó hiểu của chính quyền sở tại.

Trong đơn thư gửi Báo NNVN, ông Nguyễn Sỹ Lợi (SN 1982, trú tại 36 Vũ Tuyên Hoàng, thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) khẳng định: “Chính quyền thị trấn Gia Bình đã trù dập, ép dân phải bỏ hoang hóa đất đai nhiều năm nay, làm thiệt hại nhiều về kinh tế và vụ việc có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền, tài sản nhưng được UBND huyện, UBND tỉnh bao che, làm ngơ”.

16-44-44_bn1jpg
Cán bộ thị trấn Gia Bình cản trở dự án

Theo hồ sơ đầu tư, tài liệu điều tra của NNVN, Dự án Đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có thời gian thực hiện trong vòng 5 năm, kể từ thời điểm chính quyền địa phương giải quyết xong các vướng mắc, các thủ tục về đất đai và cấp lại biên bản giao đất mới. Địa điểm thực hiện tại khu đất Trại Lợn thị trấn Gia Bình, trên diện tích 21.204 m2. Vốn đầu tư ban đầu khoảng 5 tỷ đồng. Trong đó khu sản xuất rau an toàn, trồng hoa, nhân giống, ươm cây các loại vào khoảng 1,5ha được đầu tư nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới tự động, bán tự động và khoảng hơn 0,6ha còn lại là ao chứa nước tưới, thoát nước, đường nội đồng, khu nhà sơ chế, đóng gói, bảo quản (nhà lạnh), nhà văn phòng, nhà ở, nhà kho, nhà xử lý phân, chăn nuôi gia súc, gia cầm...

Chủ đầu tư của dự án là Cty cổ phần nông sản Đại Lộc.

Các mô hình sản xuất dự kiến được đầu tư sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích khoảng 1,5ha và 1 mô hình thực nghiệm sản xuất rau thương phẩm hướng ứng dung công nghệ cao. Trong đó, tiến hành sản xuất một số loại rau trái vụ, 1 mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới giản đơn sản xuất rau chính vụ, 1 mô hình ươm cây giống. Hoàn thiện chứng nhận VietGAP và chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm rau an toàn tại vùng dự án.

Ngày 3/7/2015, sau khi xem xét tờ trình của Cty CP Đại Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã có ý kiến giao Sở KH-ĐT chủ trì phối hợp Sở Xây dựng, Sở NN-PTNT, TN-MT, KH-CN và UBND huyện Gia Bình, UBND xã Xuân Lai xem xét.

Tháng 2/2016 Cty Đại Lộc được UBND thị trấn Gia Bình tổ chức đo đất, giao cho sử dụng hơn 2ha đất khu Trại Lợn để thực hiện dự án Đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại biên bản giao đất số 0202/BBGĐ-2016 ký ngày 2/2/2016.

Người đại diện UBND thị trấn Gia Bình ký biên bản giao đất là ông Nguyễn Xuân Huy – Phó Chủ tịch thị trấn. Thời hạn giao đất ghi rõ từ ngày 2/2/2016 đến ngày 30/12/2028 với giá thuê đất 10.000đ/m2. Trong hợp đồng cũng ghi rất rõ ở mục điều khoản chung: Tập thể chính quyền thị trấn Gia Bình đã nhất trí với các nội dung trên.

Điều đáng lưu ý thứ nhất, để hoàn thiện quá trình giao đất, ông Lợi đã phải nộp 500 triệu đồng, trong đó có hơn 212 triệu đồng tiền chính thức, 210 triệu đồng tiền đền bù và 80 triệu đồng tiền không chính thức.

Số tiền 212 triệu đồng nộp thuế đất cho UBND thị trấn Gia Bình. Số tiền 210 triệu đồng đền bù cho ông Nguyễn Quang May, chủ thuê đất cũ, và 80 triệu đồng chi phí khác.

Điều đáng lưu ý thứ 2, việc đền bù và chuyển tiền giữa ông Nguyễn Sỹ Lợi và ông Nguyễn Quang May có sự chứng kiến và chấp thuận bằng biên bản của UBND thị trấn Gia Bình, người ký là Phó Chủ tịch UBND Hoàng Đình Linh vào ngày 17/2/2016.

Ngay sau khi được giao đất, công ty của ông Lợi đã tiến hành canh tác sản xuất ngay trên khu đất được giao, hoạt động sản xuất đúng mục đích sử dụng. Mọi việc tưởng chừng xuôi chèo mát mái thì UBND thị trấn Gia Bình đã liên tục tổ chức lực lượng đến cản trở sản xuất, chửi bới xúc phạm ông Lợi. Mục đích là ép buộc ông Lợi ngừng sản xuất và giao đất cho người khác.

Đầu tiên là việc vào ngày 17/5/2016, UBND thị trấn Gia Bình đã ra thông báo về việc thu hồi, hủy bỏ biên bản giao đất giữa ông Nguyễn Xuân Huy và ông Nguyễn Sỹ Lợi. Lý do phía UBND thị trấn Gia Bình đưa ra là việc thuê lại đất của ông Nguyễn Sỹ Lợi không đúng quy định của pháp luật về thời hạn thuê đất và mục đích sử dụng đất.

16-44-44_bn2jpg
16-44-44_bn3
Đất dự án nông nghiệp phải bỏ hoang vì những quyết định khó hiểu của UBND thị trấn Gia Bình

Mặt khác, UBND thị trấn Gia Bình lấy lý do tại điều khoản chung nêu trong biên bản “Tập thể chính quyền thị trấn Gia Bình đã nhất trí với các nội dung trên” là không đúng vì UBND thị trấn Gia Bình không có văn bản nào nhất trí về vấn đề này.

Càng khó hiểu hơn, văn bản thông báo của UBND thị trấn Gia Bình đã được cài ở cổng nhà ông Lợi mà không có bất kỳ một cuộc họp bàn nào. Thậm chí, đến ngày 12/8/2016, UBND thị trấn Gia Bình còn tổ chức lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông Lợi vì hành vi sản xuất ở khu vực Trại Lợn.

Bỏ ra số tiền hơn 500 triệu đồng bồi thường, thuê đất, giải phóng mặt bằng nhưng phút chốc bị hủy quyết định cho thuê đất, thậm chí là bị lập biên bản vi phạm, vị giám đốc Nguyễn Sỹ Lợi đã gửi đơn thư cầu cứu khắp nơi nhưng đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.

“Đến tận bây giờ tôi vẫn không hiểu vì lý do gì UBND thị trấn Gia Bình đơn phương thông báo hủy bỏ biên bản giao đất số 0202/BBGĐ-2016 vì không được họp bàn, thống nhất và cũng không được giải quyết các quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Việc chính quyền địa phương ép buộc tôi phải để hoang hóa hơn 2ha đất đai, không cho tôi sản xuất, làm thiệt hại rất nhiều về kinh tế, việc làm, cơ hội đầu tư kinh doanh… Tôi xin khẳng định đây là hành vi lừ đảo chiếm đoạt tiền, tài sản của chúng tôi”, ông Nguyễn Sỹ Lợi nói.

Đến thời điểm hiện tại, bằng những quyết định khó hiểu, UBND thị trấn Gia Bình biến khu đất dự án trở nên hoang hóa, cỏ dại mọc không còn đường vào. Phía doanh nghiệp tha thiết tiếp tục đầu tư nhưng gõ cửa khắp các cơ quan chức năng 2 năm nay vẫn chưa có kết quả cụ thể. “Trong khi Đảng, Nhà nước và Chính phủ vận động người dân sống, làm việc theo pháp luật. Đồng thời, cũng vận động, tạo điều kiện, thu hút, khuyến khích cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nông nghiệp công nghệ cao. Nhưng với cách làm việc của chính quyền Bắc Ninh như thế thì chúng tôi còn biết tin vào đâu?”, ông Lợi đặt câu hỏi.

Xin được chuyển câu hỏi này đến các cơ quan chức năng liên quan ở tỉnh Bắc Ninh.

Kêu cứu lên Thủ tướng

Sau khi gõ cửa cầu cứu khắp các cơ quan ban ngành tỉnh Bắc Ninh, bất đắc dĩ ông Nguyễn Sỹ Lợi làm đơn gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phản ánh việc chính quyền địa phương đơn phương hủy bỏ hợp đồng giao đất, cản trở sản xuất nông nghiệp sạch, để hoang hóa hơn 2 ha đất gây lãng phí tài nguyên và thiệt hại cho doanh nhiệp.

Ngay lập tức, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh trực tiếp chỉ đạo kiểm tra nội dung phản ánh của ông Nguyễn Sỹ Lợi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 1/8/2017. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vụ việc của ông Nguyễn Sỹ Lợi vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.

 

Hoàng Anh

'Better Life Farming' - Giúp nông dân canh tác thông minh

'Better Life Farming' - Giúp nông dân canh tác thông minh

Canh tác thông minh là áp dụng giải pháp kỹ thuật tiên tiến, tạo ra mô hình nông nghiệp phát triển bền vững, nâng cao giá trị nông sản và bảo vệ môi trường.

Số hóa để cung - cầu khoa học công nghệ thuận lợi gặp nhau

Số hóa để cung - cầu khoa học công nghệ thuận lợi gặp nhau

Sáng 11/10, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp tổ chức hội thảo giới thiệu mô hình và tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp tại Thư viện Bộ NN-PTNT.

Ra mắt hệ thống quản lý dữ liệu nông sản thành phố Hải Phòng

Ra mắt hệ thống quản lý dữ liệu nông sản thành phố Hải Phòng

HẢI PHÒNG Sở NN-PTNT Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị sơ kết chuyển đổi số ngành NN-PTNT và khai trương hệ thống quản lý dữ liệu nông sản.

Chuyển đổi số nông nghiệp cần thực chất, hiệu quả

Chuyển đổi số nông nghiệp cần thực chất, hiệu quả

Thông qua mạng xã hội, kênh tiếp thị trực tuyến, nông dân không chỉ bán sản phẩm đơn thuần mà còn trực tiếp bán những câu chuyện của nông sản do chính mình làm ra.

Đưa tư duy 'ngoài khung' vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Đưa tư duy 'ngoài khung' vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Từ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sang thế giới sinh học, vi sinh, lợi khuẩn gắn với sức sống con tôm thẻ đã là một bước đi 'vượt khung' của TS. Nguyễn Thanh Mỹ.

Tập huấn ứng dụng Mạng nhà nông tại Đắk Lắk

Tập huấn ứng dụng Mạng nhà nông tại Đắk Lắk

Các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia tập huấn Mạng nhà nông nhằm kết nối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: 'Chuyển đổi số thành công hay không là do thái độ'

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: 'Chuyển đổi số thành công hay không là do thái độ'

Theo Thứ trưởng, ngành nông nghiệp có nhu cầu chuyển đổi số cao nhất nhưng lại gặp nhiều khó khăn nhất, ngành nông nghiệp có nhiều dữ liệu cần thu thập nhưng hiện nay lại có rất ít.

Phần mềm giúp nông dân tiếp cận tiêu chuẩn thị trường nông sản

Phần mềm giúp nông dân tiếp cận tiêu chuẩn thị trường nông sản

TIỀN GIANG Phần mềm miễn phí AgriDataGo giúp bà con nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận các yêu cầu của thị trường một các ngắn gọn, dễ hiểu.

Trồng dưa lưới thủy canh ứng dụng công nghệ số

Trồng dưa lưới thủy canh ứng dụng công nghệ số

BẾN TRE Mô hình trồng dưa lưới thủy canh trong nhà màng, ứng dụng công nghệ số của anh Đỗ Văn Ro cho lợi nhuận 200 triệu đồng mỗi năm trên diện tích 500m2.

Học hỏi nông nghiệp tiết kiệm nước từ văn hóa của Israel

Học hỏi nông nghiệp tiết kiệm nước từ văn hóa của Israel

Chính từ khóa 'văn hóa tiết kiệm nước' của Israel bên cạnh yếu tố công nghệ và tài chính đã giúp nước này phát triển các ý tưởng tưới tiêu đỉnh cao.

Xem Thêm