Thứ hai, 17/06/2024 | 17:03 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 10:42, 30/05/2024

Phần mềm giúp nông dân tiếp cận tiêu chuẩn thị trường nông sản

TIỀN GIANG Phần mềm miễn phí AgriDataGo giúp bà con nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận các yêu cầu của thị trường một các ngắn gọn, dễ hiểu.
Phần mềm miễn phí AgriDataGo giúp hỗ trợ các chủ thể sản xuất, chế biến, kinh doanh nông, lâm, thủy sản cả nước tiếp cận công bằng và đầy đủ thông tin về tiêu chuẩn, quy chuẩn và các thủ tục cần thiết để đáp ứng thị trường. Ảnh: Minh Đảm.

Phần mềm miễn phí AgriDataGo giúp hỗ trợ các chủ thể sản xuất, chế biến, kinh doanh nông, lâm, thủy sản cả nước tiếp cận công bằng và đầy đủ thông tin về tiêu chuẩn, quy chuẩn và các thủ tục cần thiết để đáp ứng thị trường. Ảnh: Minh Đảm.

Tại Tiền Giang, Trung tâm Kiểm nghiệm, Kiểm chứng và Dịch vụ chất lượng (RETAQ) – Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN-PTNT) vừa tổ chức hội thảo góp ý về hệ thống dữ liệu hướng dẫn quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn phi thuế quan nhằm hỗ trợ xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.

Tại hội thảo, RETAQ đã giới thiệu về dự án AgriDataGo. Dự án này cung cấp phần mềm miễn phí AgriDataGo nhằm hỗ trợ các chủ thể sản xuất, chế biến, kinh doanh nông, lâm, thủy sản cả nước, nhất là các đối tượng nhỏ, yếu thế có thể tiếp cận công bằng và đầy đủ thông tin về tiêu chuẩn, quy chuẩn và các thủ tục cần thiết để đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, tư vấn phát triển sản phẩm, xúc tiến thương mại, nâng cao năng lực cho các chủ thể để tăng cường năng lực xâm nhập và cạnh tranh trên thị trường.

Theo TS Trần Đăng Ninh, Giám đốc RETAQ, hiện các đối tượng yếu thế (doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, nông dân) khi kết nối những sản phẩm nông sản của mình vào thị trường đang gặp rất nhiều khó khăn liên quan đến việc không thông hiểu các quy định pháp lý, yêu cầu thị trường, đặc biệt là một số quốc gia thường xuyên thay đổi các quy định, tiêu chuẩn.

Do vậy, AgriDatatGo ra đời để giúp bà con có một công cụ nhanh chóng tiếp cận với các yêu cầu của thị trường. Thiết kế cơ bản của dự án giúp bà con giải đáp được 2 vấn đề lớn, đó là thị trường mà sản phẩm sẽ hướng tới và cách thức để sản phẩm đáp ứng được các yêu của thị trường đó.

“Để giải đáp những vấn đề tưởng chừng như đơn giản này, bà con nông dân, HTX hay doanh nghiệp phải tra cứu lượng thông tin khổng lồ trên các trang website hay phải đến những cơ quan hữu quan.

Các thông tin hiện có đang rất nhiều nhưng để kết nối thành một chuỗi thông tin dễ hiểu nhất cho người sản xuất, kinh doanh là câu chuyện khó. Vì vậy, dự án này mong muốn biến thông tin yêu về những yêu cầu khổng lồ của thị trường thành những cái đơn giản, dễ hiểu nhất và giúp người dân có thể dễ dàng thực hiện để đạt được những yêu cầu đó. Đây là đích chúng tôi mong muốn”, TS Trần Đăng Ninh nêu rõ.

Cũng theo TS Ninh, sản phẩm ban đầu của dự án được thiết kế với khung dữ liệu nhằm đơn giản hóa những quy định rườm rà, phức tạp đối với sản phẩm nông sản khi đưa ra thị trường hay xuất khẩu. Chẳng hạn như trong một văn bản quy phạm pháp luật có độ dài từ 10 - 20 trang, để thấu hiểu nó thật nhọc nhằn. Quá trình chọn lọc thông tin sẽ chọn những thông tin quan trọng nhất, có ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm giúp người đọc nắm tổng quát, dễ hiểu nhất.

Tại hội thảo, TS Trần Thị Hồng Thúy (công tác tại Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I - Cục Bảo vệ thực vật) đã giới thiệu về dữ liệu hướng dẫn xuất khẩu sầu riêng trên phần mềm AgirDataGo để các đại biểu tham khảo và góp ý cải tiến nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, nông dân.

Giao diện trang chủ của phiên bản web: http://agridatago.vn.

Giao diện trang chủ của phiên bản web: http://agridatago.vn.

Qua hội thảo, các đại biểu đánh giá cao tính cấp thiết của dự án trong việc cung cấp phần mềm miễn phí để thông tin các vấn đề liên quan đến xuất khẩu quả sầu riêng ở Tiền Giang cũng như các nông sản của cả nước trong thời gian tới. Các đại biểu cũng đã chia sẻ, góp ý để chủ trì dự án thay đổi cấu trúc dữ liệu, hình ảnh trực quan sinh động, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người dùng hơn.

TS Trần Đăng Ninh ghi nhận các góp ý của các đại biểu. Ông cho biết, Trung tâm sẽ cải tiến để phần mềm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của từng đối tượng tiếp cận. Cụ thể là nông dân, doanh nghiệp, HTX, cơ quan quản lý nhà nước trong giai đoạn tới.

Cũng theo TS Ninh, hiện nay dự án đang phân lập thông tin cho 3 nhóm ngành hàng trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản và một số ngành hàng khác, từ đó sẽ hoàn thiện phần mềm. Dự án mong muốn phần mềm này sẽ là kênh trao đổi thông tin nhanh nhất, tốt nhất đến với người sử dụng.

“Giai đoạn tiếp theo, chúng tôi mong muốn phần mềm sẽ là kênh để kết nối thông tin cung - cầu. Nghĩa là người cung ứng sản phẩm đến người có khả năng mua sắm, kể cả người tiêu dùng cũng có thể vào đây để xem xét hiện tại các quy định đang như thế nào, chất lượng sản phẩm ra sao”, TS Trần Đăng Ninh cho biết thêm.

Dự án AgriDataGo do Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) tài trợ. Phần mềm AgriDataGo đang trong giai đoạn thử nghiệm. Bà con có thể tải về điện thoại từ App store (hệ điều hành IOS) hoặc CH Play (Androi) hoặc truy cập các phiên bản web: AgriDataGo.com; AgriDataGo.com.vn; AgriDataGo.vn

Minh Đảm

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: 'Chuyển đổi số thành công hay không là do thái độ'

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: 'Chuyển đổi số thành công hay không là do thái độ'

Theo Thứ trưởng, ngành nông nghiệp có nhu cầu chuyển đổi số cao nhất nhưng lại gặp nhiều khó khăn nhất, ngành nông nghiệp có nhiều dữ liệu cần thu thập nhưng hiện nay lại có rất ít.

Phần mềm giúp nông dân tiếp cận tiêu chuẩn thị trường nông sản

Phần mềm giúp nông dân tiếp cận tiêu chuẩn thị trường nông sản

TIỀN GIANG Phần mềm miễn phí AgriDataGo giúp bà con nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận các yêu cầu của thị trường một các ngắn gọn, dễ hiểu.

Trồng dưa lưới thủy canh ứng dụng công nghệ số

Trồng dưa lưới thủy canh ứng dụng công nghệ số

BẾN TRE Mô hình trồng dưa lưới thủy canh trong nhà màng, ứng dụng công nghệ số của anh Đỗ Văn Ro cho lợi nhuận 200 triệu đồng mỗi năm trên diện tích 500m2.

Học hỏi nông nghiệp tiết kiệm nước từ văn hóa của Israel

Học hỏi nông nghiệp tiết kiệm nước từ văn hóa của Israel

Chính từ khóa 'văn hóa tiết kiệm nước' của Israel bên cạnh yếu tố công nghệ và tài chính đã giúp nước này phát triển các ý tưởng tưới tiêu đỉnh cao.

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Xem Thêm