Thứ tư, 18/12/2024 | 11:56 GMT +7

  • Click để copy
Thứ ba- 09:56, 17/12/2024

Hướng đến Festival muối 2025

Diêm dân hồ hởi giữa những ngày nắng nóng

Quảng Bình Vào những ngày nắng lên đến đỉnh điểm là lúc diêm dân Quảng Phú nở những nụ cười tươi vì muối được mùa, được giá…

Chúng tôi ngồi trong chiếc lán bên cánh đồng muối trong cái nắng oi nồng. Thỉnh thoảng những ngọn gió mồ côi thổi qua ruộng muối cũng không làm cho giọt mồ hôi trên mặt se lại. Khi đồng hồ chỉ vào con số 2 giờ chiều, ông Võ Huỳnh (thôn Phú Lộc 3, xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình), cầm cái mê nón đội lên đầu rồi tất tả bước như chạy ra đồng muối.

Ông ngồi xổm, lấy ngón tay ấn mạnh lên lớp muối trắng đã kết tinh trên ruộng rồi bảo: “Muối đạt chất lượng cao rồi. Những hôm trời nắng đỉnh điểm, ngoài trời lên đến trên 40 độ là muối kết tinh nhanh lắm. Bà con thu hoạch sớm và tranh thủ cho nước mặn vào ô chạp để phơi. Mai nắng sớm lên thì có thêm mẻ muối đẹp thu hoạch sớm”- ông Huỳnh hồ hởi cho hay.

Cánh đồng muối xã Quảng Phú. Ảnh: T. Phùng.

Cánh đồng muối xã Quảng Phú. Ảnh: T. Phùng.

Càng nắng khét, muối càng trắng tinh

Trước đây, ở Quảng Bình cũng có đến ba làng làm nghề muối biển. Nhưng đến nay thì chỉ còn làng muối Quảng Phú mà thôi. Ông Võ Huỳnh kể rằng, gia đình ông đã ba đời làm muối. “Nghề này lạ lắm. Bình thường người ta thấy nắng cháy da cháy thịt thì lo âu, chỉ riêng bà con chúng tôi là mừng thôi. Mỗi năm cũng chỉ có mấy tháng hè là làm được hạt muối nên tranh thủ đêm ngày làm cho có sản lượng, có thu nhập đó”- ông Huỳnh bộc bạch.

Những vụ muối gần đây, bà con diêm dân xã Quảng Phú như đang có thêm niềm vui mới khi năng suất muối cao hơn và giá đang nhích dần lên. Hiện toàn xã có khoảng 200 hộ dân làm nghề muối trên diện tích đồng muối hơn 78ha.

Từ nhiều đời nay, người dân làng muối Quảng Phú chỉ lưu giữ cách làm truyền thống, nghĩa là lấy nước biển theo triều cường dẫn vào ruộng muối và phơi qua nắng hè để kết tinh chứ không hề có “phụ gia” nào khác. Ông Huỳnh giải thích thêm, nghĩa là nước biển được triều dâng lên sông Loan rồi được dẫn vào tuyến kênh chính chạy giữa ruộng. Mỗi gia đình làm muối đều có 2 phần diện tích liền kề. Đó là phần ruộng phơi nước biển (gọi là giang nắng) và diện tích phơi nước biển sau khi giang nắng, kết tinh thành muối hạt (gọi là ô chạp).

Nước biển từ kênh được bơm hay tự chảy vào ruộng giang nắng phơi chừng 5 ngày thì mới được gom về bể. “Từ bể, bà con dùng 'mo' múc nước biển tưới lên ô chạp và tiếp tục phơi trong một ngày nắng thì muối được kết tinh thành sản phẩm. Những hôm nắng to thì nước lên ô chạp chỉ non ngày là thu hoạch. Những ngày nắng như đổ lửa là muối càng đẹp, kết tinh hạt lớn, trắng muốt như tuyết. Những khi đó gọi là được mùa”- ông Huỳnh nói thêm.

Ông Võ Huỳnh: 'Nắng càng to, càng được mùa. Muối chỉ phơi một ngày là thu hoạch'. Ảnh: T. Phùng.

Ông Võ Huỳnh: “Nắng càng to, càng được mùa. Muối chỉ phơi một ngày là thu hoạch”. Ảnh: T. Phùng.

Làm muối theo mùa nắng. Thường thì sau tết, bà con làng muối sẽ ra ruộng để tu bổ, be bờ lại phần ruộng giang nắng. Riêng phần ô chạp đã được đầu tư làm sân xi măng thì được vệ sinh sạch sẽ… để chuẩn bị đón nắng vào vụ.

Vào khoảng tháng 4 là vào đầu vụ cho đến tháng 8 là kết thúc. Có năm, hè dài hơn thì mùa muối được kéo dài hơn vài tuần. Nhưng đầu tháng 9 là kết thúc, vì khi đó thường hay xuất hiện mưa rào. “Muối phơi được nắng đang đẹp mà gặp trận mưa rào thì coi như bỏ. Vì khi đó, muối không được trắng và thời gian kết tinh cũng kéo dài hơn”- ông Huỳnh giải thích thêm.

Khi thời tiết nắng nóng kéo dài là điều kiện thuận lợi cho bà con diêm dân bám ruộng sản xuất. Trung bình 1ha ruộng muối (trong đó bao gồm cả ruộng giang nắng và ô chạp phơi), cho năng suất khoảng một tấn muối hạt mỗi ngày. Ông Huỳnh cho hay: “Những lúc được mùa muối, với giá thu mua cao tại ruộng là 2 triệu/tấn muối hạt thì bà con thu về được 2 triệu đồng. Nhân lực phục vụ làm muối là 2 người, tính ra thu nhập mỗi lao động được 1 triệu đồng/ngày”.

Gia đình chị Võ Thị Thanh (ở thôn Phú Lộc 2), cũng được xếp vào hộ có diện tích ruộng muối khá lớn của làng. Chị cho biết, ông bà trước đây làm nghề muối. Trải qua thăng trầm của nghề cũng mai một dần, ruộng muối bỏ hoang, dân làm muối bỏ đi làm thuê tứ xứ. Gần chục năm trở lại đây, nghề muối dần hồi sinh. Người làm muối đông dần lên và thu nhập cũng nhỉnh lên chút, có tích cóp mà làm nên nhà nên cửa.

Bà con diêm dân miệt mài trên ruộng muối dưới cái nắng đổ lửa. Ảnh: T. Phùng.

Bà con diêm dân miệt mài trên ruộng muối dưới cái nắng đổ lửa. Ảnh: T. Phùng.

“Nghề muối bây giờ không thất bát như trước nữa”- chị Thanh nói. Giá cả mỗi năm có cao thấp khác nhau, nhưng lấy công làm lãi thì cũng là thu nhập chính. “Nếu như năm được mùa thì gia đình tôi có thu nhập từ ruộng muối cũng có thu 150-160 triệu đồng. Năm nay, giá muối xuống thấp thì thu nhập giảm xuống khoảng 120-130 triệu đồng”- chị Thanh nói. Cũng theo chị Thanh thì hộ làm muối còn có thời gian rỗi 6-7 tháng có thể đi làm việc khác, lại còn làm ruộng lúa, chăn nuôi… phụ thêm vào nên kinh tế gia đình ai cũng vững vàng.

Thành lập hợp tác xã để hỗ trợ diêm dân

Những năm gần đây, vào vụ muối thì thời tiết nắng nóng kéo dài là điều thuận lợi cho bà con diêm dân. Muối trên đồng có năng suất và chất lượng hơn. Năm nay, bà con diêm dân Quảng Phú đã sản xuất và tiêu thụ được hơn 500 ngàn tấn muối hạt, thu về khoảng 8 tỷ đồng.

Nụ cười trong ngày nắng trên cánh đồng muối trắng. Ảnh: T. Phùng.

Nụ cười trong ngày nắng trên cánh đồng muối trắng. Ảnh: T. Phùng.

Cánh đồng muối Quảng Phú đã được quy hoạch với hệ thống đường bê tông ngang dọc thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển muối đi tiêu thụ. Mỗi khoảng ruộng muối đều có hệ thống mương nhỏ dẫn nước biển đã được giang nắng thuận tiện cho bà con đưa nước lên ô chạp.

Theo ông Tưởng Văn Giai, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Phú, hiện trên đồng muối vẫn còn một số diện tích chưa đưa vào sử dụng. Chính quyền địa phương đang vận động bà con đầu tư sử dụng hết diện tích để tăng thu nhập, ổn định đời sống.

Với mục đích tạo đầu ra ổn định cho diêm dân, xã Quảng Phú đã thành lập Hợp tác xã Muối Quảng Phú để thực hiện liên kết sản xuất chế biến muối hạt với các đối tác có nhu cầu. Qua đó, hợp tác xã đã xây dựng nhà xưởng, thu mua muối cho bà con tại ruộng… tạo điều kiện cho sự phát triển nghề muối Quảng Phú.

Ông Lê Văn Thường, đại diện Hợp tác xã Muối Quảng Phú cho hay, ban đầu hoạt động sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng khi được bà con góp sức cùng với nguồn vốn đầu tư để xây dựng kho chứa, xưởng chế biến tại chỗ thì sẽ tạo được lực đẩy cho nghề muối Quảng Phú phát triển đi lên.

Tâm Phùng

Khai mạc Tuần hàng giới thiệu sản phẩm nông sản tỉnh Yên Bái tại Hà Nội

Khai mạc Tuần hàng giới thiệu sản phẩm nông sản tỉnh Yên Bái tại Hà Nội

Từ ngày 6 - 8/12, tại Trung tâm Thương mại GO! Thăng Long, Central Retail Việt Nam tổ chức Tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản tỉnh Yên Bái năm 2024.

Đặc sản cam giòn vào vụ, giá bán tới 90.000 đồng/kg

Đặc sản cam giòn vào vụ, giá bán tới 90.000 đồng/kg

HÀ TĨNH Chưa năm nào giá cam giòn ở Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) cao như năm nay. Đầu vụ, hiện giá cam giòn từ 70.000 - 90.000 đồng/kg, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Làng nấu mật mía truyền thống 50 năm đỏ lửa vào vụ Tết

Làng nấu mật mía truyền thống 50 năm đỏ lửa vào vụ Tết

HÀ TĨNH Những ngày này, làng nghề sản xuất mật mía ở xã Thọ Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đang ngày đêm đỏ lửa nấu mật phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Sản phẩm nông nghiệp tạo dấu ấn tại lễ hội sắc màu di sản

Sản phẩm nông nghiệp tạo dấu ấn tại lễ hội sắc màu di sản

NGHỆ AN Nhiều sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đã tạo dấu ấn, thu hút đông đảo khách tham quan tại Triển lãm Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công.

Doanh số bán sản phẩm tăng bình quân 40% sau khi tham gia chương trình OCOP

Doanh số bán sản phẩm tăng bình quân 40% sau khi tham gia chương trình OCOP

HÀ TĨNH Sau khi tham gia chương trình OCOP, doanh số bán hàng của các sản phẩm tăng bình quân 40% so với trước khi tham gia chương trình.

Sắp diễn ra lễ hội về bưởi lần đầu tiên tại Đồng Nai

Sắp diễn ra lễ hội về bưởi lần đầu tiên tại Đồng Nai

Đồng Nai vừa công bố kế hoạch tổ chức Lễ hội 'Hương Bưởi Tân Triều'. Đây là lễ hội về bưởi lần đầu tiên của tỉnh Đồng Nai nhân dịp chào mừng năm mới.

Trồng ấu lời hơn trồng lúa

Trồng ấu lời hơn trồng lúa

ĐỒNG THÁP Cây ấu trước đây chỉ được trồng vào mùa nước nổi nhưng nay đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập ổn định quanh năm cho người dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

Tôm khô Hiểu Phát dai ngọt tự nhiên

Tôm khô Hiểu Phát dai ngọt tự nhiên

KIÊN GIANG Tôm khô của Hợp tác xã Hiểu Phát được làm từ tôm thẻ thiên nhiên, nuôi theo mô hình xen canh tôm - lúa hoặc các vùng chuyên tôm nuôi quảng canh cải tiến.

Tặng sầu riêng mạ vàng cho người trúng đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng

Tặng sầu riêng mạ vàng cho người trúng đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng

Tại lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần II, Ban tổ chức sẽ đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng được chọn tại những vườn đẹp nhất.

Xem Thêm