Thứ sáu, 22/11/2024 | 11:09 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 13:15, 01/01/2020

Đi năm châu học làm nông nghiệp 4.0

“Hãy chủ động và tích cực ứng dụng 4.0, đừng để nó bỏ mình lại phía sau. Sẽ rất rất nhanh thôi, nó sẽ tác động vào chính anh và doanh nghiệp của anh”
08-53-04_trn-mnh-bo-01
Ông Trần Mạnh Báo - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn ThaiBinh Seed.


Thăm một gia đình nông dân Mỹ

Vào một buổi sáng tháng 3/2018, cán bộ khuyến nông của Trạm số 260 thuộc trường đại học Missouri dẫn tôi đi thăm một gia đình, một doanh nghiệp nông nghiệp ở Hoa Kỳ. Bởi doanh số sản xuất kinh doanh hàng năm của hộ này đâu kém một công ty nông nghiệp lớn bên mình.

Gia đình này đã 5 đời làm nông nghiệp và đã thành lập công ty. Công ty có 600ha đất nhưng chỉ có 4 người làm, tất cả dùng máy móc thay cho con người. Điều đó cho thấy công nghệ có vai trò quyết định như thế nào trong sản xuất nông nghiệp. Với 600ha đất ở nông thôn Việt Nam thì bạn biết cần bao nhiêu nhân công rồi đấy. Rồi nào là HTX, ban chủ nhiệm, kế toán, thủ quỹ...

Cây trồng chính là ngô (cây trồng cần nhiều dinh dưỡng từ đất) và đậu tương (cây trồng bổ sung dinh dưỡng cho đất) được gieo luân phiên. Mọi người trong gia đình làm và hưởng lương theo kết quả làm việc của mình thông qua cổ tức theo cổ phần đóng góp, rất công khai.

Việc hình thành công ty bắt đầu từ kết quả của quá tình tích tụ đất. Sau khi kinh tế phát triển, những người nông dân không muốn làm nông nghiệp vào thành phố ở và bán ruộng cho những người thích làm nông nghiệp ở lại làm kinh doanh và chuyển thành doanh nhân nông nghiệp.

Việc sản xuất ở đây được cơ giới hoá toàn bộ từ làm đất, gieo hạt, tưới nước, phun thuốc trừ sâu, thu hoạch, chế biến và bảo quản theo một chu trình khép kín với những máy móc hiện đại và được ứng dụng công nghệ mới nhất (4.0). Ví dụ, sử dụng máy bay gắn camera xác định màu sắc cây trồng bằng hình ảnh trên đồng ruộng để đưa ra biện pháp bón phân hay phun thuốc bảo vệ thực vật phù hợp.

Tức là, qua phân tích màu sắc lá cây ngô, đậu tương để cho cây "ăn, uống" như thế nào cho đủ, cho hợp lý. Chứ không như tập quán làm nông nghiệp của mình, là cứ đến ngày ấy, tháng ấy thì bón phân, thì tưới nước mà chẳng biết cây trồng có "đói, khát" không?

Tại Đan Mạch, ngay từ năm 1999, tôi đã thăm một hộ nông dân có 230ha trồng lúa mì và cây cải dầu chỉ có 4 người vận hành (trong đó có một công nhân đa-zi-năng, một kỹ sư, 1 quản lý kế toán và một cô chủ). Họ làm nông một cách đủng đỉnh chứ không tất bật như người nông dân của Việt Nam mình, sáng dậy đi làm còn chưa tỏ mặt người, tối về khi đã nhọ mặt.

08-53-04_trn-mnh-bo-03
Ông Trần Mạnh Báo chia sẻ câu chuyện đi năm châu học làm nông nghiệp 4.0.

Cánh đồng cải dầu của họ đến mùa hoa cải nở vàng, đẹp miên man như một bức tranh. Đúng là một bức tranh thiên nhiên khổng lồ, điểm xuyết trên màu vàng hoa cải là những ngôi nhà gỗ châu Âu tuyệt đẹp, những chiếc máy làm cỏ, phun thuốc. Người nông dân như những họa sĩ phết màu. Họ làm nông nghiệp một cách sáng tạo, như người nghệ sĩ thực thụ vậy mới có năng lượng, nhiệt huyết chứ.
 

Nông nghiệp Việt Nam đang ở đâu?

Tôi muốn mở đầu cuộc trò chuyện với các nhà báo bằng những mẩu chuyện mà chính tôi đã trải nghiệm sau hàng chục chuyến công tác, học tập kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp tại rất nhiều quốc gia khắp năm châu bốn biển, nó như thế đấy. Thú vị lắm. Mỗi chuyến đi với tôi mở rộng ra tầm nhìn, với bao kinh nghiệm làm nông nghiệp.

Cái ta khác họ là điều kiện tự nhiên, diện tích đất đai, nhưng quan trọng hơn là tư duy, tầm nhìn và trách nhiệm của những người làm nông nghiệp với cả xã hội. Nông nghiệp làm ra cái ăn đưa vào miệng của 6, 7 tỷ người, trách nhiệm lớn lao lắm chứ. Ăn những thực phẩm sạch, hữu cơ, giàu năng lượng thì con người mới đảm bảo sức khẻo, tái tạo sức làm việc và tiếp tục sáng tạo ra của cải, vật chất, sáng tác ra những tác phẩm tinh thần phục vụ xã hội, và ngược lại. 

Nhìn lại lịch sử thế giới đã trải qua 4 cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Có thể tạm chia như sau: Thứ nhất là cuộc cách mạng máy hơi nước; thứ hai là cuộc cách mạng cơ giới hóa; thứ ba là cuộc cách mạng tự động hóa và thứ tư là cuộc cách mạng số hóa.

Nếu bỏ qua cuộc cách mạng máy hơi nước xuất phát từ châu Âu, thì nền nông nghiệp Việt Nam đang cùng lúc đứng ở ba cuộc cách mạng gồm cơ giới hóa, tự động hóa và số hóa. Nói thế để thấy, trong khi nhiều nước đã và đang giải bài toán của cuộc cách mạng số hóa thì ở ta, nhiều nơi, nhiều doanh nghiệp vẫn loay hoay ở cuộc cách mạng cơ giới hóa.

Bằng chứng là ở nhiều vùng quê hiện nay vẫn còn tình trạng cả làng đi cấy, do việc ứng dụng máy cấy còn khá hạn chế. Gần đây, giá nhân công cao, người ở quê đổ hết ra thành thị làm thuê thì máy cấy, máy gặt mới nhiều. Chẳng thế mà rất gần đây, Bộ NN-PTNT, các tỉnh vẫn đưa ra chính sách hỗ trợ đầu tư thiết bị, máy móc phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp, và những chính sách như vậy vẫn rất cần ít nhất trong hàng chục năm nữa.

Còn việc ứng dụng các dây chuyền tự động hóa trong nông nghiệp thì mới chỉ diễn ra ở một số doanh nghiệp lớn, đầu đàn, họ không nghĩ ra đâu, và cũng chẳng tội gì phải nghĩ mà đi nhập thẳng thiết bị từ nước ngoài về lắp ráp. Nói thế để thấy, có những tập đoàn nông nghiệp Việt Nam trình độ không thua kém những nước phát triển, nhưng số đó chưa nhiều.

Ở cuộc cách mạng lần thứ ba này, chúng ta còn thụ động và chưa nhận thức được hết những tác động cũng như vai trò của nó. Bởi vậy, Nhà nước chưa có chính sách, cơ chế hữu hiệu để thúc đẩy các hoạt động chuyển giao, ứng dụng các dây chuyền tự động hóa vào sản xuất, do đó quá trình này diễn ra tự phát và thiếu tính định hướng.

08-53-04_trn-mnh-bo-04
Ông Trần Mạnh Báo: "Muốn ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực nông nghiệp thì phải có đủ hai yếu tố, là vật chất và con người".
Giống như khi cầm một chiếc điện thoại thông minh trên tay, người này có thể sử dụng nó vào rất nhiều việc, nhưng người khác lại chỉ dùng để lướt facebook hay nghe gọi. Và có thể khẳng định, công nghệ 4.0 là sự phản chiếu của những nền kinh tế - xã hội phát triển. Ta với các nước có nền kinh tế phát triển có khoảng cách không, có thì là bao xa, bao giờ đuổi kịp? Những câu trả lời không dễ chút nào.

Đến cuộc cách mạng lần thứ tư, chúng ta đã chủ động hơn về mặt nhận thức, qua đó đánh giá được cả những tác động của nó đến đời sống kinh tế - xã hội con người. Đó là một biến chuyển lớn, rất đáng quý về mặt tư duy, thậm chí điều đó đến ngay từ người đứng đầu Chính phủ. Chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng không ít lần sốt ruột, nếu chúng ta không thay đổi thì sẽ lỡ chuyến tàu 4.0.

Nhưng có phải tất cả mọi người đều thay đổi? Ở Việt Nam, với một bộ phận không nhỏ, cả cơ quan quản lý lẫn doanh nghiệp cũng như người dân thì công nghệ 4.0 vẫn là khái niệm rất mơ hồ. Nhà kinh tế nổi tiếng thế giới Claus Schwab, người sáng lập và Chủ tịch Điều hành Diễn đàn kinh tế Thế giới, cho rằng: “Đó là một công nghệ mới, hòa trộn thế giới vật chất, thế giới số và thế giới sinh học”. Nói dễ hiểu hơn thì đó chính tổng hòa của ba yếu tố gồm công nghệ tế bào, vật liệu hiện đại và kỹ thuật số.

Cách đây 2 tháng, tôi tham dự Hội nghị “Ngành công nghiệp sản xuất rau quốc tế Xingtai lần thứ nhất” tại Hà Bắc (Trung Quốc). Qua hội nghị này chúng tôi thấy ngành sản xuất rau thế giới đã có sự phát triển vượt bậc về nghiên cứu tạo giống, cơ giới hoá trong sản xuất, công nghệ chế biến, bảo quản, logistic, thương mại và an toàn thực phẩm...

Các báo cáo tại hội nghị đều rất ấn tượng. Đặc biệt là phát biểu của đại biểu từ Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc. Hầu hết đều nói đến ứng dụng công nghệ chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống rau.

Sau khi dự hội thảo, các đại biểu đi thăm Công ty Jewelry. Jewelry là doanh nghiệp chuyên kinh doanh ngành hàng rau, từ nghiên cứu chọn tạo giống đến sản xuất. Khu trình diễn giới thiệu 2.000 giống rau các loại rộng 2ha, được thiết kế xây dựng rất hiện đại, đẹp, có thể nói là mẫu mực.

Tôi đi thăm khu vực trồng bắp cải, su hào và cải củ. Các giống ở đây đều rất tốt. Những củ su hào nặng cả kg, củ cải nặng mấy kg... tôi chưa từng thấy bao giờ. Nói như vậy để thấy, chỉ riêng lĩnh vực nghiên cứu sản xuất giống cây trồng, Trung Quốc đã đi trước chúng ta khoảng 15 năm. Còn Nhật Bản, Hàn Quốc còn đi xa, đi nhanh hơn nữa.

Chúng ta có chậm không? Thực ra ở thế giới phẳng này, không có gì là tuyệt đối, nhanh hay chậm cũng chỉ tương đối. Nếu có tiền, có nhân lực trình độ cao, có quyết tâm lớn thì doanh nghiệp muốn nhập các thiết bị tiên tiến nhất thế giới về chỉ trong "một nốt nhạc". Nhưng vấn đề là diện, là phổ. Một mô hình nhỏ dù hiện đại đến đâu cũng chưa nói lên được gì nhiều.
 

Con đường tất yếu

Thời gian qua chúng ta nhắc tới cụm từ “nông nghiệp số”. Theo tôi, đó chỉ là một phạm trù của nông nghiệp 4.0. Muốn hình dung rõ nhất, phải gắn nó vào từng điều kiện, từng doanh nghiệp và sản phẩm cụ thể.

Khi đầu tư ứng dụng công nghệ cao, anh càng nóng vội, càng không bài bản thì anh trả giá càng đắt, thậm chí cay đắng. Có những cái đầu tư sai không sửa được, không phá bỏ được. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, nhiều sản phẩm không minh bạch về thông tin; công tác quản lý thị trường bộc lộ nhiều yếu kém dẫn đến “vàng thau lẫn lộn”. Người tiêu dùng khó phân biệt được đâu là sản phẩm 4.0, đâu là sản phẩm 0.4 nên cạnh tranh về giá bán rất khốc liệt.

Ví dụ, anh muốn xây dựng một khu nhà kính thông minh để sản xuất rau chất lượng cao, thì phải có hệ thống tự động như tưới nước, thiết bị cảm biến điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…

Tất cả được số hóa và tích hợp trong phần mềm để nó tự động vận hành theo lập trình con người, phù hợp với đặc tính nông học, nhu cầu sinh trưởng, phát triển của cây trồng theo từng giai đoạn để đem lại hiệu quả cao nhất.

Muốn ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực nông nghiệp thì phải có đủ hai yếu tố, là vật chất và con người. Nếu chúng ta đầu tư hệ thống công nghệ hiện đại đến mấy, nhưng không có con người đủ kiến thức để vận hành và phát huy giá trị thì rất lãng phí.

Thời gian qua, nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại của nước ngoài, một số tập đoàn nông nghiệp đầu tàu, mang tính dẫn dắt của Việt Nam đã manh nha hình thành những mô hình nông nghiệp số, nông nghiệp 4.0. Nhưng, đó chỉ là những đốm lửa nhỏ trong màn đêm rất rộng lớn.

Dĩ nhiên, chúng ta không thể ngồi chờ được. Bởi quy luật phát triển không đồng đều là tất yếu, nếu ứng dụng được cái gì để cải thiện sự lạc hậu của công nghệ cũ, phải bắt đầu làm ngay. Doanh nghiệp nào mạnh, cá nhân nào mạnh cứ đi trước, không đợi nhau sẽ mất hết cơ hội. Ai bước lên chuyến tàu 4.0 chậm người đó đánh mất thời cơ. Nếu nhiều người cùng chậm sẽ góp phần đánh mất cơ hội của cả một quốc gia, là rất nguy hiểm.

Tuy nhiên, điều tối quan trọng là phải lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế. Ví dụ, ở ThaiBinh Seed, chúng tôi hoàn toàn có thể bỏ tiền để mua những thiết bị bay không người lái phun thuốc BVTV, có thể mua nhiều máy làm đất, máy gặt đập liên hợp... Nhưng, cái khó là chúng tôi không có những cánh đồng rộng lớn.

Hoạt động sản xuất lúa giống vẫn dựa trên mối liên kết giữa doanh nghiệp với các HTX nông nghiệp. Mỗi HTX nông nghiệp lại có hàng trăm hộ nông dân. Họ sở hữu cả ngàn thửa ruộng khác nhau, trồng các loại giống khác nhau, thời vụ khác nhau nên không thể ứng dụng đồng bộ. Khó thế đấy!

Do đó, chúng tôi lựa chọn giải pháp phù hợp hơn, đó là đầu tư các công nghệ để kiểm soát toàn bộ quy trình canh tác trên cánh đồng và truy xuất nguồn gốc của sản phẩm đối với hai giống lúa chủ lực là BC15 và TBR225.

Đồng thời, ThaiBinh Seed cũng ưu tiên đầu tư các công nghệ 4.0 vào các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh như phòng chỉ thị phân tử (giúp giải trình gen cây trồng phục vụ công tác lai tạo, phát triển giống); dây chuyền chế biến lúa gạo được lập trình tự động. Cứ cái gì thuận lợi, dễ dàng ta làm trước. Nhưng phải liên kết được với nhau, chứ cuối cùng cái gì cũng hiện đại nhưng rời rạc thì vứt đi hết.

"Chúng tôi có thể thay đổi tư duy và nhận thức trong nhà máy của mình, trong bản thân tập đoàn ThaiBinh Seed nhưng không thể thay đổi nhận thức của toàn xã hội. Điều đó cần sự tác động quyết liệt từ những chính sách vĩ mô, mang tính căn bản và nền tảng.

Do đó, muốn hình thành nền nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam, Nhà nước cần đưa ra những chính sách thiết thực về vốn tín dụng, chính sách thuế, chính sách tích tụ ruộng đất và tích cực vận động để thay đổi nhận thức, tư duy của cả nông dân, người tiêu dùng và toàn xã hội".

Ông Trần Mạnh Báo

TRẦN MẠNH BÁO - CEO ThaiBinh Seed

MINH PHÚC (Ghi)

'Better Life Farming' - Giúp nông dân canh tác thông minh

'Better Life Farming' - Giúp nông dân canh tác thông minh

Canh tác thông minh là áp dụng giải pháp kỹ thuật tiên tiến, tạo ra mô hình nông nghiệp phát triển bền vững, nâng cao giá trị nông sản và bảo vệ môi trường.

Số hóa để cung - cầu khoa học công nghệ thuận lợi gặp nhau

Số hóa để cung - cầu khoa học công nghệ thuận lợi gặp nhau

Sáng 11/10, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp tổ chức hội thảo giới thiệu mô hình và tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp tại Thư viện Bộ NN-PTNT.

Ra mắt hệ thống quản lý dữ liệu nông sản thành phố Hải Phòng

Ra mắt hệ thống quản lý dữ liệu nông sản thành phố Hải Phòng

HẢI PHÒNG Sở NN-PTNT Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị sơ kết chuyển đổi số ngành NN-PTNT và khai trương hệ thống quản lý dữ liệu nông sản.

Chuyển đổi số nông nghiệp cần thực chất, hiệu quả

Chuyển đổi số nông nghiệp cần thực chất, hiệu quả

Thông qua mạng xã hội, kênh tiếp thị trực tuyến, nông dân không chỉ bán sản phẩm đơn thuần mà còn trực tiếp bán những câu chuyện của nông sản do chính mình làm ra.

Đưa tư duy 'ngoài khung' vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Đưa tư duy 'ngoài khung' vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Từ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sang thế giới sinh học, vi sinh, lợi khuẩn gắn với sức sống con tôm thẻ đã là một bước đi 'vượt khung' của TS. Nguyễn Thanh Mỹ.

Tập huấn ứng dụng Mạng nhà nông tại Đắk Lắk

Tập huấn ứng dụng Mạng nhà nông tại Đắk Lắk

Các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia tập huấn Mạng nhà nông nhằm kết nối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: 'Chuyển đổi số thành công hay không là do thái độ'

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: 'Chuyển đổi số thành công hay không là do thái độ'

Theo Thứ trưởng, ngành nông nghiệp có nhu cầu chuyển đổi số cao nhất nhưng lại gặp nhiều khó khăn nhất, ngành nông nghiệp có nhiều dữ liệu cần thu thập nhưng hiện nay lại có rất ít.

Phần mềm giúp nông dân tiếp cận tiêu chuẩn thị trường nông sản

Phần mềm giúp nông dân tiếp cận tiêu chuẩn thị trường nông sản

TIỀN GIANG Phần mềm miễn phí AgriDataGo giúp bà con nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận các yêu cầu của thị trường một các ngắn gọn, dễ hiểu.

Trồng dưa lưới thủy canh ứng dụng công nghệ số

Trồng dưa lưới thủy canh ứng dụng công nghệ số

BẾN TRE Mô hình trồng dưa lưới thủy canh trong nhà màng, ứng dụng công nghệ số của anh Đỗ Văn Ro cho lợi nhuận 200 triệu đồng mỗi năm trên diện tích 500m2.

Học hỏi nông nghiệp tiết kiệm nước từ văn hóa của Israel

Học hỏi nông nghiệp tiết kiệm nước từ văn hóa của Israel

Chính từ khóa 'văn hóa tiết kiệm nước' của Israel bên cạnh yếu tố công nghệ và tài chính đã giúp nước này phát triển các ý tưởng tưới tiêu đỉnh cao.

Xem Thêm