Thứ năm, 25/04/2024 | 21:17 GMT +7

  • Click để copy
Thứ ba- 13:10, 14/05/2019

'Dì Hai' chống biến đổi khí hậu ở miền Trung

Có lẽ ít vụ xuân nào bất thường như 2019 khi liên tục nóng khiến cho hầu hết các giống lúa đều giảm năng suất, phát sinh sâu bệnh nhưng “dì hai” (cách gọi dân dã giống lúa Nhật J02 của Cty CP Giống-Vật tư Nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam) thì không…

Đúng là lúa thật rồi

Hôm nay nhà anh thợ mộc Trần Văn Hùng ở Điện An, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam vừa gặt xong 700m2 lúa, thu được 700kg. Sau khi bán, anh quyết định bớt lại 1 bao, nấu bữa cơm mới để cả gia đình ăn thử. Nồi cơm vừa xới ra, vợ con anh đã ồn ào tranh luận rằng “nếp” hay “lúa” cho đến khi chủ nhà sốt ruột nhón một ít, thổi phù phù, bỏ vào mồm nhai rồi òa lên sung sướng: “Là lúa chứ không phải là nếp. Cơm ngon, vị đậm và mùi thơm quá!”.

11-36-15_nh_1
Anh thợ mộc Trần Văn Hùng reo lên đúng là lúa thật rồi!

Cuộc tranh luận đó khởi nguồn từ khi bông J02 bắt đầu uốn câu, thành hình kiểu hạt bầu bầu khác lạ trên cánh đồng làng. “Hợp tác xã lừa dân rồi, đem nếp về bán mà bảo rằng là lúa”. Nhiều người ì xèo như vậy vì họ sợ cấy nhầm phải nếp. Gạo thường nấu ăn hàng ngày, gạo nếp lâu lâu mới nấu ăn một bữa, có nhiều sẽ ế không bán được. Họ nghĩ thế! Điện Bàn là thủ phủ sản xuất lúa giống ở miền Trung, dân có kỹ thuật rất cao bởi quen cấy thuê cho các công ty khắp Trung, Nam, Bắc, ấy vậy mà lần đầu trồng lúa Nhật cũng có nhiều bỡ ngỡ như thế.

Chị Trần Thị Tâm - Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Minh Tâm - đơn vị phân phối thông tin rằng do đặc thù hay bị mưa lụt vào cuối vụ nên tỉnh Quảng Nam không cho các giống lúa dài trên 120 ngày vào cơ cấu. J02 là giống hơi dài ngày lại mới được công nhận ở miền Trung hồi tháng 12/2018 nên muốn dân chấp nhận cấy Cty phải làm hợp đồng bảo lãnh năng suất đạt từ 6 tấn/ha.

Chị Tâm thấp thỏm lo âu khi dõi theo sự sinh trưởng và phát triển của 40 ha giống siêu nguyên chủng ở 4 HTX tại Điện Bàn và Phú Ninh vì nghĩ, giống Japonica gốc Nhật chỉ ưa lạnh thế mà lần đầu tiên vào lại gặp cái nóng dữ dội như điều kiện vụ xuân 2019 này. Nắng nóng, độ ẩm cao khiến cho nhiều giống lúa khác nhiễm bệnh đạo ôn nặng, J02 cũng bị nhưng ở mức độ nhẹ hơn.

Ông Đỗ Như Kiểng - Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp Điện An cho biết trong 3 giống đang cấy trên địa bàn thì J02 là năng suất nhất dù đây là vụ đầu tiên trồng với diện tích 16 ha và 90 hộ nông dân tham gia. Vì là giống tương đối dài ngày lại cấy cùng các trà với các giống ngắn ngày, ở giai đoạn cuối J02 bị thiếu nước do rút theo lịch chung. Hơn thế, giống lúa Nhật này cây khá cao nên khi chăm sóc bà con thấy vậy liền ngừng bón phân khiến nó hơi “đói ăn”, gặt về hạt cũng chưa thật tròn đầy, ảnh hưởng một phần đến năng suất, tuy vậy vẫn đạt rất khá.
 

Không "khoe hàng" nên đoán toàn sai

Điều đặc biệt là “dì Hai” J02 có đặc tính không khoe hàng. Bông lúa khá ngắn nên khi đoán năng suất từ cán bộ HTX đến bà con toàn cho kết quả sai bởi vì hạt tròn, to, xếp rất sít nặng hơn nhiều so với mắt nhìn. 1 bao lúa thường cân lúc tươi được 42 kg thì 1 bao lúa J02 được tới 50 kg. Nhìn mặt ruộng đoán 300kg/sào (500m2) nhưng khi cân lên được tới 400-500kg/sào cũng là chuyện thường.

Niềm vui của anh Trần Văn Hùng khi được mùa.

Vụ này, chị Huỳnh Thị Nhung ở Điện An cấy 4 sào trong đó 3 sào lúa thường và 1 sào lúa giống. Lạ thay cuối vụ, mỗi sào lúa thường chỉ thu trên 300kg còn sào lúa giống J02 lại thu tới trên 400 kg. Năng suất trung bình của HTX, cân tươi đạt 90 tạ/ha tương đương cỡ cân khô đạt hơn 70 tạ/ha.

Chị Trần Thị Tâm - Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Minh Tâm đánh giá: Về cơ bản độ thuần trên đồng ruộng của J02 tốt. Các giống lúa khi gặp nóng thời gian sinh trưởng trên lý thuyết sẽ ngắn lại, năng suất sẽ giảm đi nhưng J02 tuy thời gian sinh trưởng có rút bớt chỉ 115 ngày nhưng năng suất thực tế vẫn thế. Vì là hạt tròn nên để đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất giống bắt buộc HTX phải có máy sấy chứ không thể phơi như bình thường, đã thế sấy phải theo một cách khá đặc biệt. Đầu tiên phải quạt cho hạt lúa mới gặt về khô đi rồi mới sấy bằng nhiệt độ thấp trong thời gian khá lâu.

J02 cứng cây, đẻ nhánh tốt, càng rét càng năng suất cao nhưng nắng nóng kỷ lục cũng không bị mất mùa do lép, do bệnh. Tỷ lệ xay xát đạt 72%, hơn 10% so với giống khác, cơm ngon, vị đậm, có mùi thơm đặc trưng.

 

Vân Đình

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm