Thứ tư, 09/10/2024 | 09:38 GMT +7
Với chủ đề “Lái thiêu mùa hẹn”, Lễ hội Mùa trái chín năm 2024 có khoảng 120 gian hàng trưng bày trái cây tạo hình nghệ thuật; bày trí trái cây tươi và các sản phẩm chế biến từ trái cây, cây giống cây ăn trái; trưng bày hoa lan, chim cảnh; bán sản phẩm gốm sứ, sơn mài và bày bán các món ăn, thức uống đặc trưng của Bình Dương cũng như các vùng miền trên cả nước. Lễ hội thu hút hàng ngàn người dân, khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến tham quan.
Lễ hội Mùa trái chín năm 2024 là sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng, với mong muốn góp phần xây dựng một thương hiệu truyền thống của địa phương, là dịp để quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Bình Dương và những sản phẩm trái cây đặc sản trên địa bàn tỉnh nói chung và vườn cây ăn trái Lái Thiêu nói riêng đến với du khách.
Đồng thời, là dịp để giới thiệu hình ảnh tươi đẹp của vùng đô thị sinh thái Thuận An gắn với hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái vườn, góp phần phát triển loại hình du lịch sinh thái vườn của tỉnh. Lễ hội cũng tạo điều kiện để các địa phương trong và ngoài tỉnh có cơ hội giao lưu, tìm hiểu, xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng và từng địa phương.
Phát biểu khai mạc Lễ hội, ông Nguyễn Lộc Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nhấn mạnh, những năm qua, bên cạnh việc tập trung phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh còn rất quan tâm đến việc giữ gìn và phát triển vườn cây ăn trái gắn với phát triển dịch vụ du lịch trên cơ sở tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong tỉnh, trong đó đã chú trọng phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao và duy trì các vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản truyền thống của các địa phương như Tân Uyên, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, đặc biệt là vườn cây ăn trái Lái Thiêu của TP Thuận An.
Vì vậy, việc tổ chức Lễ hội Mùa trái chín năm 2024 là sự kiện khẳng định chủ trương đúng đắn trên của tỉnh. Bên cạnh phục vụ nhu cầu thưởng thức trái cây đặc sản của vùng đất Lái Thiêu trù phú, Lễ hội sẽ nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc giữ gìn vườn cây, bảo tồn nguồn gen quý của các giống cây ăn quả, hướng đến mục tiêu khôi phục thương hiệu “Vườn cây ăn trái Lái Thiêu” với bề dày truyền thống gắn với chiều dài lịch sử của tỉnh Bình Dương.
“Dịp này, UBND tỉnh kêu gọi các hộ nông dân, nhà vườn trên địa bàn tỉnh luôn nỗ lực để cùng với chính quyền địa phương tiếp tục duy trì, phát triển vườn cây ăn trái đặc sản quý của địa phương. Đặc biệt, bà con cần thay đổi tư duy, hình thức kinh doanh, thân thiện trong phục vụ du khách góp phần giữ gìn và xây dựng hình ảnh thân thiện, nhiệt tình, mến khách để ngày càng thu hút nhiều du khách đến với vùng đất Lái Thiêu nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung”, ông Nguyễn Lộc Hà nhấn mạnh.
Lễ hội Mùa trái chín năm 2024 diễn ra từ ngày 15/6 đến hết ngày 22/6/2024. Trong khuôn khổ Lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động chính như: Hội thi Duyên dáng Bình Dương; Hội chợ trái cây và liên hoan ẩm thực - du lịch; giải việt dã; Hội thi và Triển lãm Ảnh đẹp Du lịch Bình Dương; Liên hoan Đờn ca tài tử Nam bộ và chương trình ca nhạc hàng đêm….
Với nhiều hoạt động phong phú, Lễ hội Mùa trái chín năm 2024 hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách trong và ngoài tỉnh những trải nghiệm thú vị về vườn cây ăn trái đặc sản của địa phương và cảm nhận nét văn hóa, sự thân thiện, nhiệt tình, mến khách, hình ảnh người Bình Dương nghĩa tình, năng động, tài hoa, cởi mở, trọng tình và sáng tạo.
KIÊN GIANG Tôm khô của Hợp tác xã Hiểu Phát được làm từ tôm thẻ thiên nhiên, nuôi theo mô hình xen canh tôm - lúa hoặc các vùng chuyên tôm nuôi quảng canh cải tiến.
Tại lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần II, Ban tổ chức sẽ đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng được chọn tại những vườn đẹp nhất.
HÀ NỘI Sáng 15/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2024.
Trà Vinh Bảo tàng Dừa sáp Trà Vinh có tổng nguồn vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng, góp phần tôn vinh cây dừa sáp nguyên bản được trồng tại vùng đất Cầu Kè.
Mong muốn duy trì và phát huy đặc sản nem Lai Vung, anh Huỳnh Ngọc Hậu (xã Tân Thành, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) đã rời phố, về quê khởi nghiệp từ loại nem này.
QUẢNG NAM Việc thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My nhằm nâng tầm thương hiệu và bảo hộ sản phẩm cho 2 loài cây dược liệu có giá trị của tỉnh Quảng Nam.
Từ một loại nông sản bình dị, nhờ sự sáng tạo bền bỉ, ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến, đã giúp tăng giá trị cho củ khoai mì Việt Nam.
Ba khía muối Rạch Gốc là món đặc sản nổi tiếng của Cà Mau với hương vị ấn tượng. Ba khía có quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất khoảng tháng 7 - 9 âm lịch.
Cây sâm Ngọc Linh đã mang lại nhiều giá trị, tạo thu nhập ổn định cho người dân và doanh nghiệp nhưng việc phát triển loài cây này vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
ĐĂK LĂK Lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần thứ II với 12 hoạt động chính nhằm tôn vinh người trồng sầu riêng và những giá trị kinh tế trái cây này mang lại.