Thứ sáu, 22/11/2024 | 11:09 GMT +7
Cuối tuần qua, tại TP.HCM, Bộ NN-PTNT và một số hiệp hội, DN đã có buổi làm việc với Thung lũng Thực phẩm Nông nghiệp Công nghệ cao quốc gia Sơn Đông, Trung Quốc (FVC) để tìm hiểu khả năng hợp tác, thúc đẩy XK nông sản Việt Nam sang Trung Quốc theo đường chính ngạch.
Ký kết biên bản ghi nhớ XK 100.000 tấn gạo sang Trung Quốc giữa Vinafood 2 và FVC |
FVC hiện đang quy tụ hơn 3.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm. Ngoài các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đây là nơi chuyên ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp, thực phẩm.
Trong chuyến sang Việt Nam lần này, bên cạnh việc ký biên bản ghi nhớ NK 100.000 tấn gạo với Vinafood 2, FVC tập trung tìm hiểu về các lĩnh vực trái cây, thủy sản (tôm, cá tra...) để tiến hành NK về Trung Quốc qua đường chính ngạch. Các loại nông sản NK sẽ được FVC tập trung phân phối ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc. Đây là một thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng cho nông sản Việt Nam XK sang Trung Quốc, mà lâu nay chủ yếu được tiêu thụ ở các tỉnh phía Nam nước này.
Ngoài NK nông sản, FVC còn sẵn sàng hợp tác, chuyển giao công nghệ cho các DN nông nghiệp, chế biến nông sản, thực phẩm Việt Nam.
Cũng tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, cho biết, Bộ NN-PTNT đã làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc về việc cho phép thêm nhiều mặt hàng trái cây, rau củ quả Việt Nam được XK sang Trung Quốc theo đường chính ngạch. Hai bên đã thống nhất thỏa thuận xem xét cho phép Việt Nam XK chính ngạch sang Trung Quốc với thứ tự ưu tiên các loại rau quả như sau: sầu riêng, bưởi, chanh leo, khoai lang, măng cụt, na, dừa và bơ.
Trong đó, măng cụt sẽ được phía Trung Quốc cấp phép trong thời gian ngắn sắp tới. Một mặt hàng nông sản quan trọng là sữa cũng sẽ được phép XK chính ngạch sang Trung Quốc sau khi 2 bên ký kết một Nghị định thư nhân chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang Trung Quốc vào tháng 4/2019.
Trong nhóm các mặt hàng rau củ quả, trái cây Việt Nam mà Bộ NN-PTNT đang đề nghị phía Trung Quốc xem xét cho phép XK chính ngạch vào nước này, sầu riêng là mặt hàng được kỳ vọng nhất, vì nhu cầu tiêu thụ sầu riêng của Trung Quốc quá lớn mà nước này lại không trồng được, trong khi Việt Nam lại đang phát triển mạnh diện tích sầu riêng. Theo ông Liu Xien, GĐ điều hành của FVC, riêng ở 2 cửa khẩu Vân Nam và Quảng Tây, mỗi ngày đang NK khoảng 200 container sầu riêng.
Canh tác thông minh là áp dụng giải pháp kỹ thuật tiên tiến, tạo ra mô hình nông nghiệp phát triển bền vững, nâng cao giá trị nông sản và bảo vệ môi trường.
Sáng 11/10, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp tổ chức hội thảo giới thiệu mô hình và tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp tại Thư viện Bộ NN-PTNT.
HẢI PHÒNG Sở NN-PTNT Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị sơ kết chuyển đổi số ngành NN-PTNT và khai trương hệ thống quản lý dữ liệu nông sản.
Thông qua mạng xã hội, kênh tiếp thị trực tuyến, nông dân không chỉ bán sản phẩm đơn thuần mà còn trực tiếp bán những câu chuyện của nông sản do chính mình làm ra.
Từ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sang thế giới sinh học, vi sinh, lợi khuẩn gắn với sức sống con tôm thẻ đã là một bước đi 'vượt khung' của TS. Nguyễn Thanh Mỹ.
Các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia tập huấn Mạng nhà nông nhằm kết nối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo Thứ trưởng, ngành nông nghiệp có nhu cầu chuyển đổi số cao nhất nhưng lại gặp nhiều khó khăn nhất, ngành nông nghiệp có nhiều dữ liệu cần thu thập nhưng hiện nay lại có rất ít.
TIỀN GIANG Phần mềm miễn phí AgriDataGo giúp bà con nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận các yêu cầu của thị trường một các ngắn gọn, dễ hiểu.
BẾN TRE Mô hình trồng dưa lưới thủy canh trong nhà màng, ứng dụng công nghệ số của anh Đỗ Văn Ro cho lợi nhuận 200 triệu đồng mỗi năm trên diện tích 500m2.
Chính từ khóa 'văn hóa tiết kiệm nước' của Israel bên cạnh yếu tố công nghệ và tài chính đã giúp nước này phát triển các ý tưởng tưới tiêu đỉnh cao.