Thứ sáu, 22/11/2024 | 11:09 GMT +7
Toàn cảnh kỳ họp thứ 11, khóa XVI, HĐND tỉnh Cao Bằng. |
Năm 2019, năm thứ 3 liên tiếp tỉnh Cao Bằng hoàn thành 17/17 chỉ tiêu phát triển KT-XH của năm. Một số chỉ tiêu đạt ở mức cao, như: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội; Tổng thu ngân sách Nhà nước; Tốc độ tăng trưởng kinh tế và giá trị sản xuất công nghiệp… Tổng sản phẩm GRDP tăng 7,23%, vượt 0,23 điểm % so với kế hoạch; GRDP bình quân đầu người đạt 30,7 triệu đồng; tổng sản lượng lương thực ước đạt 275,5 nghìn tấn; tổng thu ngân sách ước đạt 2.145 tỷ đồng; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn 2.206,8 triệu USD.
Toàn tỉnh tăng thêm 21 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 150 trường; tăng thêm 20 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã, nâng tổng số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã lên 123 xã; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 31,5%; thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 20 xã.
Có hạn chế được chỉ ra là chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào tỉnh, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp; Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, có nhiều biến động chưa tích cực; công tác cải cách hành chính đã được nâng cao, nhưng vẫn còn phiền hà, chưa thuận lợi cho doanh nghiệp và cá nhân làm thủ tục. Một số lĩnh vực về an ninh trật tự còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là tội phạm về buôn lậu và ma túy...
Chủ tịch HĐND tỉnh Đàm Văn Eng, Chủ tọa kỳ họp đề nghị các đại biểu HĐND tỉnh tập trung phân tích rõ những kết quả, hạn chế, nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu KT - XH. Đề nghị các đại biểu HĐND tỉnh phát huy vai trò đại biểu của nhân dân, đóng góp nhiều ý kiến để diễn ra thành công.
Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Lại Xuân Môn nhấn mạnh phải thực hiện Đề án nông nghiệp thông minh. |
Phát biểu tại Kỳ họp, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Lại Xuân Môn nhấn mạnh, Cao Bằng phải triển khai Đề án nông nghiệp thông minh, bảo đảm kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị, năng suất trên 1 đơn vị diện tích. Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Canh tác thông minh là áp dụng giải pháp kỹ thuật tiên tiến, tạo ra mô hình nông nghiệp phát triển bền vững, nâng cao giá trị nông sản và bảo vệ môi trường.
Sáng 11/10, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp tổ chức hội thảo giới thiệu mô hình và tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp tại Thư viện Bộ NN-PTNT.
HẢI PHÒNG Sở NN-PTNT Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị sơ kết chuyển đổi số ngành NN-PTNT và khai trương hệ thống quản lý dữ liệu nông sản.
Thông qua mạng xã hội, kênh tiếp thị trực tuyến, nông dân không chỉ bán sản phẩm đơn thuần mà còn trực tiếp bán những câu chuyện của nông sản do chính mình làm ra.
Từ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sang thế giới sinh học, vi sinh, lợi khuẩn gắn với sức sống con tôm thẻ đã là một bước đi 'vượt khung' của TS. Nguyễn Thanh Mỹ.
Các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia tập huấn Mạng nhà nông nhằm kết nối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo Thứ trưởng, ngành nông nghiệp có nhu cầu chuyển đổi số cao nhất nhưng lại gặp nhiều khó khăn nhất, ngành nông nghiệp có nhiều dữ liệu cần thu thập nhưng hiện nay lại có rất ít.
TIỀN GIANG Phần mềm miễn phí AgriDataGo giúp bà con nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận các yêu cầu của thị trường một các ngắn gọn, dễ hiểu.
BẾN TRE Mô hình trồng dưa lưới thủy canh trong nhà màng, ứng dụng công nghệ số của anh Đỗ Văn Ro cho lợi nhuận 200 triệu đồng mỗi năm trên diện tích 500m2.
Chính từ khóa 'văn hóa tiết kiệm nước' của Israel bên cạnh yếu tố công nghệ và tài chính đã giúp nước này phát triển các ý tưởng tưới tiêu đỉnh cao.