Thứ năm, 03/04/2025 | 16:16 GMT +7

  • Click để copy
Thứ hai- 14:57, 31/05/2021

Cà phê Arabica Khe Sanh đạt giải Nhất cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

Sản phẩm cà phê Arabica Khe Sanh xuất sắc đạt giải Nhất tại cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam năm 2021 do Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức.
Nông dân Quảng Trị thu hoạch cà phê Arabica. Ảnh: CĐ.

Nông dân Quảng Trị thu hoạch cà phê Arabica. Ảnh: CĐ.

Theo công bố của Ban tổ chức, cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam năm 2021 nhằm phát hiện và tôn vinh những lô cà phê, đơn vị sản xuất cà phê nhân đạt tiêu chuẩn đặc sản. Giới thiệu sản phẩm cà phê nhân đặc sản của Việt Nam với người tiêu dùng, nhà sản xuất trong và ngoài nước.

Cuộc thi cũng góp phần kết nối nhà rang xay với các đơn vị sản xuất cà phê đặc sản. Bước đầu phát triển thị trường, nhu cầu tiêu thụ và giá trị gia tăng cho cà phê đặc sản Việt Nam; tạo điều kiện cho người trồng cà phê quan tâm đến nâng cao chất lượng.

Năm nay, cuộc thi đã thu hút sự tham gia của 41 đơn vị đến từ TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Sơn La, Quảng Trị, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng và Đắk Lắk đăng ký tham gia với 74 mẫu dự thi. Trong đó, có 45 mẫu Robusta và 29 mẫu Arabica.

Kết quả, trong 20/47 mẫu cà phê đặc sản lọt vào vòng chung kết, đã có 3 mẫu Arabica và 3 mẫu Robusta đạt điểm cao nhất được Ban tổ chức lựa chọn để trao giải cho các đơn vị tham gia.

Trong đó, ở hạng mục cà phê Arabica, giải Nhất thuộc về Công ty TNHH Pun Coffee (xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị). Giải Nhì thuộc về nhóm cà phê đặc sản Quảng Trị và Công ty CP Sâm Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum) đạt giải Ba.

Đối với cà phê Robusta, HTX Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột) đạt giải Nhất. Công ty TNHH Mori Coffee (tỉnh Gia Lai) đạt giải Nhì và giải Ba thuộc về Công ty TNHH Phúc Minh (TP. Buôn Ma Thuột).

Huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị là một trong những vùng trọng điểm trồng cà phê Arabica của Việt Nam, với diện tích khoảng 5.000ha. Địa phương này nổi tiếng trong và ngoài nước với thương hiệu cà phê Arabica Khe Sanh.

Đây là địa phương của tỉnh Quảng Trị được Bộ NN-PTNT chọn để xây dựng thương hiệu cà phê đặc sản Việt Nam với diện tích khoảng 60 ha ở xã Hướng Phùng.

Theo ông Lê Quang Thuận, hiện nay huyện đã chỉ đạo các ngành, địa phương tìm giải pháp để triển khai thực hiện hiệu quả việc xây dựng thương hiệu cà phê đặc sản Việt Nam trên diện tích cà phê được Bộ Nông nghiệp và PTNT chọn; từng bước nhân rộng diện tích cà phê đặc sản ra địa bàn các xã, thị trấn của huyện Hướng Hóa.

Đồng thời, lãnh đạo địa phương cũng đôn đốc UBND các xã, thị trấn rà soát lại diện tích cà phê hiện có để tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo việc thâm canh, nâng cao chất lượng cà phê và đề xuất chuyển đổi đối với diện tích cà phê kém hiệu quả.

Để tiếp sức cho lộ trình nâng cao và khẳng định chất lượng cà phê Việt Nam trên thế giới, mới đây Bộ NN-PTNT đã phê duyệt Đề án Phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030. Mục tiêu phát triển cà phê đặc sản Việt Nam phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đáp ứng nhu cầu cà phê đặc sản ngày càng tăng ở các thị trường xuất khẩu và nội địa. Tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới…

Đề án được triển khai tại 8 tỉnh gồm: Điện Biên, Sơn La, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Quảng Trị.

CÔNG ĐIỀN

Đậm đà hương vị vùng miền sản phẩm chế biến từ muối

Đậm đà hương vị vùng miền sản phẩm chế biến từ muối

BẠC LIÊU Đa dạng sản phẩm muối, gia vị muối và các sản phẩm OCOP đặc trưng vùng miền trong cả nước được trưng bày, giới thiệu tại Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025.

Không gian trưng bày, giới thiệu muối, gia vị và các sản phẩm OCOP

Không gian trưng bày, giới thiệu muối, gia vị và các sản phẩm OCOP

Đó là các gian hàng trưng bày sản phẩm muối, gia vị và sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của hơn 40 đơn vị đến từ hơn 20 tỉnh/thành trên cả nước.

Đưa Quảng Nam trở thành trung tâm của ngành công nghiệp dược liệu

Đưa Quảng Nam trở thành trung tâm của ngành công nghiệp dược liệu

Chính phủ vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực'.

Cà na, từ món ăn vặt thành sản phẩm thương hiệu

Cà na, từ món ăn vặt thành sản phẩm thương hiệu

Sóc Trăng Anh Ngô Tuấn Thanh, một người trẻ đầy nhiệt huyết, đã biến cà na Sóc Trăng từ món ăn vặt bình dân thành sản phẩm chất lượng cao, trở thành đặc sản có giá trị.

Tấp nập người mua phẩm vật ngày vía Thần Tài

Tấp nập người mua phẩm vật ngày vía Thần Tài

Đồng Tháp Ngày vía Thần Tài, các phẩm vật được người dân mua về cúng như cá lóc nướng, thịt heo quay, vịt quay, bánh bao, vàng, hoa, trái cây.

Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa: Mắm Lê Gia là niềm tự hào xứ Thanh

Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa: Mắm Lê Gia là niềm tự hào xứ Thanh

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn cho rằng, sản phẩm mắm Lê Gia từ góc nhỏ của làng quê đã vươn ra thế giới. Đây là điều rất tự hào và đáng trân trọng.

Hương vị Tết của đồng bào Tày, Nùng ở Bình Phước

Hương vị Tết của đồng bào Tày, Nùng ở Bình Phước

Vào mỗi dịp xuân về, bên cạnh những lễ hội, những làn điệu hát then, hát lượn... thì đồng bào Tày, Nùng, không thể thiếu những phong bánh khảo, bánh cốm truyền thống.

'Báu vật xanh' giữa đại ngàn sương phủ

'Báu vật xanh' giữa đại ngàn sương phủ

Lào Cai Xã Tả Thàng, huyện Mường Khương bảng lảng trong sương mù. Nơi đây, những cây chè cổ thụ vươn mình kiêu hãnh giữa giá lạnh, lưu giữ hồn đất và sức sống giữa đại ngàn.

Sản phẩm đặc trưng vùng miền hút khách dịp Tết Nguyên đán

Sản phẩm đặc trưng vùng miền hút khách dịp Tết Nguyên đán

Dịp tết Nguyên đán, các sản phẩm đặc trưng vùng miền thu hút thực khách. Đó cũng là lúc những lao động địa phương có điều kiện tăng thu nhập.

Bánh beng, biểu tượng đặc trưng của đồng bào Pa Kô, Vân Kiều

Bánh beng, biểu tượng đặc trưng của đồng bào Pa Kô, Vân Kiều

Vào dịp Tết Nguyên đán, đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở Quảng Trị vẫn giữ được phong tục gói bánh beng. Đây là tập tục từ ngàn xưa để lại.

Xem Thêm