Thứ hai, 16/09/2024 | 14:48 GMT +7

  • Click để copy
Thứ hai- 06:52, 05/08/2024

Bỏ phố về quê khởi nghiệp bằng nem Lai Vung

Mong muốn duy trì và phát huy đặc sản nem Lai Vung, anh Huỳnh Ngọc Hậu (xã Tân Thành, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) đã rời phố, về quê khởi nghiệp từ loại nem này.
Nem Lai Vung của cơ sở Huỳnh Hậu. Ảnh: Phúc An.

Nem Lai Vung của cơ sở Huỳnh Hậu. Ảnh: Phúc An.

Sinh ra, lớn lên ở cái nôi của nghề làm nem của huyện Lai Vung, anh Hậu đã gắn bó với nghề làm nem từ khi còn nhỏ. Bằng tình yêu với các sản phẩm truyền thống của quê hương và mong muốn nghề làm nem có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa, anh Hậu đã quyết định nghỉ việc tại TP.HCM, trở về quê thành lập cơ sở sản xuất nem của riêng mình.

“Sau khi tốt nghiệp đại học và đi làm văn phòng một thời gian, tôi nhận thấy công việc này không phù hợp với bản thân mình. Sau khi suy nghĩ, tôi quyết định trở về quê hương để phát huy truyền thống gia đình và địa phương” - anh Huỳnh Ngọc Hậu chia sẻ.

Năm 2022, anh Hậu chính thức cho ra mắt cơ sở sản xuất và kinh doanh nem Huỳnh Hậu tại xã Tân Thành, huyện Lai Vung. Cơ sở sản xuất hiện kinh doanh 4 mặt hàng chủ yếu là nem chua, nem bì, chả lụa và pate. Các sản phẩm chủ yếu được bán cho các đơn đặt hàng tại địa phương và các tỉnh thành trên cả nước. Mỗi ngày cơ sở của anh cho ra lò từ 10 nghìn đến 20 nghìn chiếc nem. Vào các dịp lễ, Tết, do nhu cầu tiêu thụ tăng cao, sản lượng nem của cơ sở có thể tăng lên từ 2 đến 3 lần.

Như bao người khác, lúc mới khởi nghiệp, anh Hậu cũng gặp nhiều khó khăn. Anh cho biết: “Vì đang làm ở một môi trường khác và đổi sang sản xuất kinh doanh nên với tôi mọi thứ lúc đó đều xa lạ. Tôi phải mất gần 5 năm để nghiên cứu mọi thứ cho vững rồi mới bắt đầu cho ra những sản phẩm đầu tiên”.

Anh Hậu (ngoài cùng bên trái) - chủ cơ sở nem Huỳnh Hậu. Ảnh: Phúc An.

Anh Hậu (ngoài cùng bên trái) - chủ cơ sở nem Huỳnh Hậu. Ảnh: Phúc An.

Những ngày đầu khởi nghiệp, anh còn gặp nhiều trắc trở trong việc tìm nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng. Bởi theo anh, việc chọn nguyên liệu là một trong những mấu chốt quyết định chiếc nem ngon. Các sản phẩm tại cơ sở của anh đều được sản xuất từ nguồn thịt tươi, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, chỉ khi được làm từ nguồn thịt tươi mới có thể cho ra những chiếc nem dẻo, ngon và đảm bảo chất lượng.

Là thương hiệu “sinh sau đẻ muộn” so với các thương hiệu nem đã nổi tiếng ở địa phương nên việc tìm ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình cũng là trăn trở của anh Hậu. Anh cho biết, mỗi cơ sở sản xuất nem đều có một công thức riêng nhưng đều mang hương vị đặc trưng của nem Lai Vung. Chính vì thế, để tạo điểm nhấn cho sản phẩm của mình, anh chọn đầu tư vào mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm sao cho bắt mắt và phù hợp với thị hiếu để có thể thu hút được nhiều khách hàng.

Ngoài việc sản xuất theo các đơn đặt hàng tại địa phương, anh Hậu còn đẩy mạnh quảng bá sản phẩm qua các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội như facebook, zalo. Các sản phẩm của cơ sở cũng được đưa lên các trang thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop. Điều này góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm, giúp nem Lai Vung dễ dàng tiếp cận khách hàng trên toàn quốc. Những đánh giá của khách hàng sau khi mua sản phẩm cũng là một cách để cơ sở cải thiện mẫu mã, chất lượng sản phẩm, quảng bá và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

Sản xuất nem Lai Vung tại cơ sở Huỳnh Hậu. Ảnh: Phúc An.

Sản xuất nem Lai Vung tại cơ sở Huỳnh Hậu. Ảnh: Phúc An.

“Khi đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, tôi không đặt nặng về vấn đề doanh số, mà mục đích chính là quảng bá thương hiệu của cơ sở và địa phương đến với nhiều khách hàng trên cả nước” - anh Hậu chia sẻ thêm.

Cơ sở sản xuất nem Huỳnh Hậu ra đời cũng đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Hiện cơ sở sản xuất nem của anh Hậu có khoảng 10 nhân công, hằng ngày bắt đầu công việc từ 5 giờ 30 sáng đến 5 giờ chiều, thực hiện các công việc như sơ chế nguyên liệu, chế biến và đóng gói sản phẩm, mỗi tháng thu nhập khoảng 4,5 triệu đồng/người.

Thời gian tới, anh Hậu sẽ tiếp tục duy trì sản xuất các sản phẩm như hiện tại, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử để nem Lai Vung đến được tay của nhiều người tiêu dùng cả nước.

Nem Lai Vung là đặc sản nổi tiếng của huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Nem được làm từ thịt heo tươi, trộn với bì heo và các gia vị như tỏi, ớt..., tạo nên hương vị chua thanh, ngọt nhẹ và cay nồng độc đáo, chỉ có ở nem Lai Vung. Mỗi chiếc nem Lai Vung được gói trong lá chuối tươi, cột thành chùm 10 chiếc, mang đến hương thơm tự nhiên và nét mộc mạc đặc trưng của vùng quê.

Ngày 25/1/2024, nghề làm nem Lai Vung chính thức được Bộ Văn Hóa - Thể Thao và Du Lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Phúc An

Tôm khô Hiểu Phát dai ngọt tự nhiên

Tôm khô Hiểu Phát dai ngọt tự nhiên

KIÊN GIANG Tôm khô của Hợp tác xã Hiểu Phát được làm từ tôm thẻ thiên nhiên, nuôi theo mô hình xen canh tôm - lúa hoặc các vùng chuyên tôm nuôi quảng canh cải tiến.

Tặng sầu riêng mạ vàng cho người trúng đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng

Tặng sầu riêng mạ vàng cho người trúng đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng

Tại lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần II, Ban tổ chức sẽ đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng được chọn tại những vườn đẹp nhất.

Khai mạc phiên chợ đưa nông sản vùng cao xuống Thủ đô

Khai mạc phiên chợ đưa nông sản vùng cao xuống Thủ đô

HÀ NỘI Sáng 15/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2024.

Sắp ra mắt Bảo tàng Dừa sáp hơn 13 tỷ đồng

Sắp ra mắt Bảo tàng Dừa sáp hơn 13 tỷ đồng

Trà Vinh Bảo tàng Dừa sáp Trà Vinh có tổng nguồn vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng, góp phần tôn vinh cây dừa sáp nguyên bản được trồng tại vùng đất Cầu Kè.

Bỏ phố về quê khởi nghiệp bằng nem Lai Vung

Bỏ phố về quê khởi nghiệp bằng nem Lai Vung

Mong muốn duy trì và phát huy đặc sản nem Lai Vung, anh Huỳnh Ngọc Hậu (xã Tân Thành, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) đã rời phố, về quê khởi nghiệp từ loại nem này.

Thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My

Thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My

QUẢNG NAM Việc thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My nhằm nâng tầm thương hiệu và bảo hộ sản phẩm cho 2 loài cây dược liệu có giá trị của tỉnh Quảng Nam.

Đưa củ khoai mì vào ẩm thực để 'xuất ngoại'

Đưa củ khoai mì vào ẩm thực để 'xuất ngoại'

Từ một loại nông sản bình dị, nhờ sự sáng tạo bền bỉ, ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến, đã giúp tăng giá trị cho củ khoai mì Việt Nam.

Ba khía muối Rạch Gốc đạt OCOP 3 sao

Ba khía muối Rạch Gốc đạt OCOP 3 sao

Ba khía muối Rạch Gốc là món đặc sản nổi tiếng của Cà Mau với hương vị ấn tượng. Ba khía có quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất khoảng tháng 7 - 9 âm lịch.

Quảng Nam kiến nghị nhiều cơ chế phát triển sâm Ngọc Linh

Quảng Nam kiến nghị nhiều cơ chế phát triển sâm Ngọc Linh

Cây sâm Ngọc Linh đã mang lại nhiều giá trị, tạo thu nhập ổn định cho người dân và doanh nghiệp nhưng việc phát triển loài cây này vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Huyện Krông Pắc tổ chức Lễ hội sầu riêng lần thứ II

Huyện Krông Pắc tổ chức Lễ hội sầu riêng lần thứ II

ĐĂK LĂK Lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần thứ II với 12 hoạt động chính nhằm tôn vinh người trồng sầu riêng và những giá trị kinh tế trái cây này mang lại.

Xem Thêm