Thứ sáu, 03/05/2024 | 01:25 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 17:15, 04/02/2022

Bình Dương: 28 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP

UBND tỉnh Bình Dương vừa tổ chức lễ công bố và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cho các chủ thể tham gia chương trình.

Năm 2021, tỉnh Bình Dương có 36 hồ sơ của 24 chủ thể tham gia dự thi đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình OCOP tỉnh, thuộc các lĩnh vực: Nhóm thực phẩm tươi sống, nhóm đồ uống có cồn, nhóm đồ uống không cồn, nhóm sản phẩm dược liệu.

Kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Bình Dương có 28 sản phẩm được hội đồng đánh giá đạt OCOP cấp tỉnh, trong đó 8 sản phẩm đạt 4 sao và 20 sản phẩm đạt 3 sao. Các sản phẩm OCOP đạt 3 và 4 sao gồm: Ớt bằm, ớt bằm có tỏi, ớt sa tế, tương ớt Sriracha, dưa lưới, cam sành, bưởi da xanh, nấm đông trùng hạ thảo, cà phê rang xay nguyên chất, trà đậu đen xanh lòng sấy, trà dứa, cà phê Nhà Đỏ, tổ yến Hiếu Hằng, quýt đường, cam xoàn.

Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia 'Chương trình mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) tỉnh Bình Dương thẩm định, đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP. Ảnh: Bình Dương.

Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tỉnh Bình Dương thẩm định, đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP. Ảnh: Bình Dương.

Các chủ thể sản xuất có sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận; được sử dụng giấy chứng nhận, biểu trưng và thứ hạng sản phẩm OCOP để in/dán trên bao bì, nhãn mác, tờ rơi và các phương tiện quảng bá sản phẩm theo đúng quy định hiện hành. Kết quả chứng nhận phân hạng sao sản phẩm có giá trị trong 36 tháng, kể từ ngày ký quyết định ban hành.

UBND tỉnh Bình Dương cũng vừa ban hành Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Bình Dương đến năm 2030.

Theo đó, mục tiêu của Chương trình là phấn đấu đến năm 2025, đáp ứng kịp thời yêu cầu của các cơ sở trên địa bàn tỉnh được hướng dẫn, hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng; 100% trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo; tối thiểu 40% sản phẩm được công nhận là sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của tỉnh và sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bình Dương (Chương trình OCOP) được hỗ trợ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

Đến năm 2030, phấn đấu số lượng đơn đăng ký bảo hộ sáng chế trên địa bàn tỉnh tăng trung bình 16-18%/năm; số lượng đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tăng trung bình 8-10%/năm; số lượng đơn đăng ký giống cây trồng mới tăng trung bình 3%/năm; tối thiểu 60% sản phẩm được công nhận là sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của tỉnh và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP được hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Trần Trung

Kéo doanh nghiệp liên kết sản xuất lúa hữu cơ

Kéo doanh nghiệp liên kết sản xuất lúa hữu cơ

CẦN THƠ Huyện Vĩnh Thạnh đang lựa chọn các doanh nghiệp uy tín về sản xuất phân bón hữu cơ để xây dựng các mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ.

Dưới bóng vườn hồ tiêu hữu cơ xanh mướt

Dưới bóng vườn hồ tiêu hữu cơ xanh mướt

Những ngôi nhà lọt thỏm giữa vùng hồ tiêu hữu cơ tạo ra không xanh đáng sống, như xua đi cái nắng gay gắt đầu hè ở vùng đất lửa Quảng Trị.

Trang trại chanh leo hướng hữu cơ xanh mướt giữa cao điểm khô hạn

Trang trại chanh leo hướng hữu cơ xanh mướt giữa cao điểm khô hạn

ĐẮK LẮK Dù đang cao điểm khô hạn ở Tây Nguyên nhưng trang trại trồng chanh leo theo hướng hữu cơ, đạt tiêu chuẩn GlobalGAP vẫn xanh mướt, trĩu quả.

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

QUẢNG BÌNH Trên vùng cát xã Lý Trạch, mô hình trồng na Đài Loan hướng 'thuận thiên', đã mang lại hiệu quả kinh tế cao…

Lợi nhuận tăng gấp đôi nhờ trồng lúa hữu cơ

Lợi nhuận tăng gấp đôi nhờ trồng lúa hữu cơ

QUẢNG TRỊ Trồng lúa hữu cơ sử dụng mạ khay, máy cấy, có liên kết tiêu thụ sản phẩm giúp nông dân Quảng Trị lãi hơn 36,5 triệu đồng/ha và đem đến nhiều lợi ích.

Quyết làm nông nghiệp hữu cơ nơi 'chó ăn đá, gà ăn sỏi'

Quyết làm nông nghiệp hữu cơ nơi 'chó ăn đá, gà ăn sỏi'

BÌNH ĐỊNH Quyết tâm thuê lại vùng đất 5% cằn cỗi của xã, anh Thường đã biến thành trang trại cây ăn trái, trồng rau màu theo hướng hữu cơ làm nức lòng người dân tròng vùng.

Xem Thêm