Thứ năm, 25/04/2024 | 22:20 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 05:50, 28/01/2016

30 năm Viện Di truyền Nông nghiệp: Nòng cốt nông nghiệp công nghệ cao

2016 là một năm đặc biệt ý nghĩa của Viện Di truyền Nông nghiệp (Viện DTNN) - kỷ niệm 30 năm thành lập và vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Ngày 22/5/1986, Trung tâm DTNN trực thuộc Trung tâm KH-CN Việt Nam được thành lập. Đến năm 1989, Trung tâm được chuyển thành Viện DTNN, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm. Năm 2005, Viện DTNN được sắp xếp lại, trở thành đơn vị thành viên của Viện KHNN Việt Nam.

Hiện nay, Viện đã và đang cử đi đào tạo 42 tiến sĩ và thạc sỹ tại các nước có nền KH-CN tiên tiến; đào tạo trong nước 26 tiến sĩ, 65 thạc sỹ; phối hợp với các trường ĐH, các Viện nghiên cứu trên toàn quốc đào tạo nguồn nhân lực trình độ ĐH và sau ĐH. Viện đã có hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm khang trang, hiện đại.

Những “siêu phẩm” chọn tạo giống

Từ những năm tám mươi của thế kỷ trước, Trung tâm DTNN đã để lại dấu ấn không phai mờ trên đồng ruộng với nhiều sản phẩm nghiên cứu ưu tú, đóng góp to lớn vào SX của đất nước, nhất là các giống cây trồng như ngô đột biến, giống bắp cải chịu nhiệt, giống cà chua chịu nhiệt, giống lúa, giống đậu tương năng suất cao…

Những “siêu phẩm” chọn tạo giống để đời này còn ứng dụng cho đến ngày nay. Một số giống lúa điển hình như lúa DT10 trồng phổ biến từ những năm 90 của thế kỷ trước đến nay vẫn được canh tác trên diện tích hàng ngàn hecta. Tiếp theo đó, hàng chục giống lúa dòng DT nối nhau ra đời, cùng với nhiều giống đậu tương đã làm lên thương hiệu của Viện DTNN.

Hợp tác quốc tế là lĩnh vực nổi trội trong các hoạt động của Viện với nhiều quan hệ hợp tác chặt chẽ với các viện, trường ở các quốc gia trên thế giới có nền KH-CN tiên tiến như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Bỉ, Nhật, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Australia, Nga… và các tổ chức quốc tế như IRRI, IAEA, FAO, CIAT, ICGEB... 

Gần đây, Viện đã đưa vào SX “siêu phẩm” thứ hai trong chọn tạo giống lúa, đó là giống Khang dân đột biến, là một trong những giống lúa phổ biến nhất trong SX hiện nay. Chỉ trong vòng 3 năm từ khi chuyển giao ra SX, đến năm 2014, giống lúa này đã có diện tích gieo trồng trên 90 nghìn ha (cả hai vụ).

Viện cũng là một trong những đơn vị đi đầu tiên trong việc chuyển hướng từ chọn tạo giống dựa trên thuần về năng suất và các đặc tính canh tác sang chọn giống chất lượng. Hơn 10 năm gần đây, Viện đã xây dựng được bộ giống gồm hàng chục giống lúa chất lượng cao, tiêu biểu là giống lúa dòng hạt tròn Japonica, có hiệu quả kinh tế vượt trội.

Năm 2014, lần đầu tiên Viện đã chuyển giao thành công và đưa vào SX các giống lúa tạo ra từ chọn giống nhờ chỉ thị phân tử. Đó là các giống DT57 kháng bạc lá; các giống lúa KR kháng rầu nâu, các giống lúa SHPT chịu mặn cao ở nồng độ muối 0,4% chịu mặn khá ở nông độ muối 6%. Các giống này không chỉ được triển khai ở phía Bắc mà còn được ứng dụng mạnh mẽ ở ĐBSCL.

Đến nay, Viện đã đưa ra hàng loạt các giống chịu ngập hoàn toàn 15 - 18 ngày, chịu mặn từ 0,4 - 0,5%, một số giống đã được triển khai trên các vùng nhiễm mặn nặng ở ĐBSCL. Trên cơ sở của thắng lợi này, Viện đã đề xuất phương hướng chọn tạo giống lúa kháng đa yếu tố, được cộng đồng nhiệt liệt ưởng ứng và đưa vào thực hiện.

Về giống đậu tương, Viện cũng có nhiều tự hào với giống đậu tương DT84 ngắn ngày, năng suất cao, thích ứng rộng, đã và đang được gieo trồng trên diện tích khoảng 70.000 ha/năm trong tổng số 120.800ha của cả nước, góp phần không nhỏ đưa năng suất đậu tương cả nước từ 6,8 tạ/ha (năm 1980) lên 14,8 tạ/ha, diện tích từ gần 50.000ha lên hơn 120.000ha.

Các giống đậu tương tiếp sau đó, như DT2008, năng suất cao, chịu hạn, đáp ứng với kỳ vọng của người nông dân…

Với các thành tích về chọn tạo giống lúa và đậu tương bằng phương pháp đột biến phóng xạ của Viện DTNN, Việt Nam là một trong 5 nước trên thế giới đã được tặng giải thưởng thành tựu suất sắc về chọn giống bằng đột biến phóng xạ trong năm 2014.

Một thành tích nổi trội khác là sau gần 20 năm kiên trì chọn lọc, nhập nội và khảo nghiệm, Viện đã tuyển chọn và đưa vào SX một bộ giống cam, quýt chất lượng cao, có thời gian thu hoạch rải vụ, từ chín sớm, chín trung bình đến chín muộn, tăng thêm đáng kể thu nhập của người trồng.

Trong đó đặc biệt phải kể đến giống cam V2 không hạt, sạch bệnh, đã được triển khai rộng rãi ở các tỉnh phía Bắc và đang lan dần ra các tỉnh Tây Nguyên. Nhiều giống mía cao sản có năng suất tiềm năng lên đến 150 - 200 tấn/ha, chữ đường cao cũng đã được đưa ra SX trên diện rộng.

Đặt nền móng nông nghiệp công nghệ cao

Nuôi cấy mô tế bào thực vật là một trong những hướng nghiên cứu truyền thống của Viện. Hiện nay, Viện đã ứng dụng thành công công nghệ này trong xây dựng các quy trình nhân giống sạch bệnh, phục tráng, khai thác phát triển nguồn gene một số giống cây trồng như lúa, mía, hoa- cây cảnh, cây dược liệu, cây lâm nghiệp, cây sắn, cây ăn quả có múi ...

Với những thành quả trong hơn 30 năm qua, Viện DTNN đã vinh dự nhận được nhiều bằng khen, giải thưởng về KH-CN. Nhân dịp 30 năm thành lập, Viện đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất vì đã có thành tích xuất sắc từ năm 2005 - 2015.

Điển hình, Viện đã xây dựng và triển khai thành công quy trình kỹ thuật nhân giống mía sạch bệnh quy mô công nghiệp, trong năm 2015 đã chuyển giao cho các Cty mía đường lớn như Thành Thành Công, Cty Mía đường Lam Sơn, Cty Mía đường Nghệ An... Bên cạnh đó, đã tiếp cận và phát triển quy trình nhân giống sắn sạch bệnh, đề xuất xây dựng hệ thống giống sắn sạch bệnh trong cả nước.

Xác định công nghệ sinh học hiện đại là đặt nền móng lâu dài cho nông nghiệp Viêt Nam, Viện đã đề xuất và thực hiện các nghiên cứu mang tính cơ bản, dài hơi như giải mã hệ gene; nghiên cứu chức năng gene; lập bản đồ phân tử… Cụ thể như:

- Giải mã hệ gene các giống lúa Việt Nam: Viện đã giải mã thành công 36 giống lúa bản địa ưu tú của Việt Nam; lập bản đồ toàn genom (GWAS); đang hợp tác giải mã bộ gen của 600 - 800 giống lúa có giá trị kinh tế; phân tích dữ liệu hệ gen đã giải mã, phát triển các thỉ thị phân tử SNP và ứng dụng ngay trong chọn tạo giống.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam giải mã hoàn chỉnh genome của một loài thực vật bậc cao rất quan trọng là cây lúa, được bình chọn là một trong 10 sự kiện khoa học tiêu biểu năm 2013. Được lựa chọn là một trong 10 sự kiện khoa học tiêu biểu trong 10 năm 2005 - 2015 cùng với sự kiện Viện DTNN được tặng giải thưởng về thành tích suất sắc trong chọn tạo giống bằng đột biến phóng xạ của Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế.

Trong khối các Viện nghiên cứu nông nghiệp, Viện DTNN là Viện duy nhất 3 lần lọt vào danh sách bình chọn các sự kiện khoa học tiêu biểu.

Gần đây, Viện DTNN cũng đang đẩy mạnh và bước đầu thành công với một số công trình nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng chuyển gene đối với một số đối tượng cây trồng quan trọng như ngô, đậu tương, lúa và sắn...; ứng dụng kỹ thuật chọn giống phân tử (MAS, MABC) trong chọn tạo giống kháng bệnh, chống chịu với điều kiện bất lợi.

Nấm ăn và nấm dược liệu cũng là một lĩnh vực đặc thù mà Viện DTNN có vị trí đặc biệt. Viện đã chọn tạo hàng loạt các giống năm ăn, nấm dược liệu mới, xây dựng các quy trình nuôi trồng và chuyển giao cho các địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

LÊ BỀN

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm