Thứ tư, 02/04/2025 | 20:07 GMT +7
Từ chiếc vỏ dừa gần như phế phẩm, qua chiếc máy tách chỉ xơ dừa, người ta thu được hai sản phẩm có giá trị cao là chỉ xơ dừa và mụn dừa (cám dừa).
Từ chiếc vỏ dừa, qua máy tách chỉ đã thu được mụn và chỉ xơ dừa có giá trị xuất khẩu. Ảnh: Minh Đảm.
Hiện nay, mụn dừa là sản phẩm quan trọng có nhu cầu rất lớn trên thị trường. Mụn dừa được dùng làm giá thể thay thế đất trong sản xuất cây giống. Ngoài ra, mụn dừa còn được dùng để ủ phân vi sinh, phân hữu cơ… Làng nghề cây giống hoa kiểng ở ĐBSCL, nhất là ở huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc (Bến Tre), TP Sa Đéc (Đồng Tháp)… tiêu thụ rất mạnh mụn dừa.
Cơ sở sản xuất cây giống Ngọc Vinh ở xã Hưng Khánh Trung A, huyện Mỏ Cày Bắc (Bến Tre) sản xuất kinh doanh cây giống với nhiều chủng loại đa dạng, nổi bật nhất là vú sữa MiCA không mủ do bà Nguyễn Thị Vinh, chủ cơ sở đứng ra làm thương hiệu. Cơ sở này còn đầu tư thiết bị tách mụn và chỉ xơ dừa để phục vụ nhu cầu hàng ngày của cơ sở và cung cấp cho những cơ sở khác.
Công nhân làm việc tại cơ sở Ngọc Vinh. Ảnh: Minh Đảm.
Bà Nguyễn Thị Vinh, chủ cơ sở cho biết: Nhận thấy lượng vỏ dừa tồn đọng lớn ở địa phương, cơ sở đã đầu tư máy tách chỉ xơ dừa, mụn dừa để cung cấp cho thị trường xung quanh. Hiện nay, mỗi ngày cơ sở sản xuất khoảng 7 tấn mụn dừa, 2 tấn chỉ xơ dừa. Tuy sản lượng cao nhưng không đủ nhu cầu thị trường.
Theo chia sẻ từ cơ sở Ngọc Vinh, mỗi bao mụn dừa 10 kg có giá bán 23.000 đồng. Riêng mỗi tấn chỉ xơ dừa sau khi ép thành kiện có giá trị xuất khẩu khoảng 2,5 - 3 triệu đồng. Giá trị tăng lên nhiều lần so với vỏ dừa phế phẩm.
Theo sở Công thương tỉnh Bến Tre, hiện nay chỉ xơ dừa là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Năm 2019, tỉnh Bến Tre xuất khẩu gần 49.000 tấn, năm 2020 gần 45.000 tấn. Riêng năm 2021, do thị trường thế giới gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, sản lượng dừa bị ảnh hưởng bởi hạn mặn 2020 nên tỉnh đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 30.000 tấn chỉ xơ dừa.
Mỗi bao mụn dừa có giá bán 23.000 đồng, nhu cầu lớn trong sản xuất cây giống, hoa kiểng. Ảnh: Minh Đảm.
Hiện nay, sản phẩm thảm xơ dừa giúp gia tăng giá trị của chỉ xơ dừa thô. Công ty TNHH Dừa Đông Dương ở ấp Tân An, xã Tân Bình, huyện Mỏ Cày Bắc là đơn vị tiên phong ở Bến Tre đã phát triển mặt hàng này để xuất khẩu, thu về khoảng 5 tỷ đồng/tháng.
Ông Lê Thanh Tiến, Giám đốc công ty chia sẻ: Hiện nay sản phẩm của công ty đang tiêu thụ chủ yếu ở thị trường Hàn Quốc. Thị trường Châu Âu và Nhật Bản công ty cũng có phát triển nhưng thị phần chưa lớn.
So với giá tơ nguyên liệu chỉ từ 3.000 đồng/kg, khi sản phẩm hoàn chỉnh giá trị sẽ lên hơn 10.000 đồng/kg. Mỗi tấm thảm 10 m2 có giá trị xuất khẩu trên 45 USD. Mỗi tháng, công ty xuất khẩu từ 30 - 40 container, doanh thu khoảng 5 tỷ đồng.
Cũng theo chia sẻ từ ông Tiến, Cơ sở Dừa Đông Dương đang giải quyết cho khoảng 80 lao động với thu nhập từ 7,5 triệu đồng/tháng. Cá biệt, có lao động thu nhập nhập từ 12 - 13 triệu đồng/ngày. Bên cạnh đó, 6 cơ sở vệ tinh của công ty, mỗi cơ sở có đến hơn 10 lao động có thu nhập từ nghề dệt thảm xơ dừa.
Công nhân dệt thảm xơ dừa tại công ty TNHH Dừa Đông Dương. Ảnh: Minh Đảm.
"Từ chiếc vỏ dừa phế phẩm, qua chế biến đã trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực cửa tỉnh Bến Tre, mang về hàng trăm tỷ đồng mỗi năm và giải quyết việc làm đáng kể cho địa phương", ông Võ Văn Chiến, Phó Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Bến Tre cho biết.
Cũng theo ông Chiến, tỉnh Bến Tre có diện tích dừa lớn trên 72.000 ha, với sản lượng trên 600 triệu trái mỗi năm. Sản phẩm từ dừa rất nhiều. Trong đó, vỏ dừa dùng máy đánh tơi ra lấy chỉ và mụn dừa. Chỉ xơ dừa dùng để đánh dây, dệt thảm.
Mụn dừa để dùng làm phân trong sản xuất cây giống rất tốt, kết hợp với một số loại phân vi sinh nữa giúp tơi xốp hiệu quả. Do đó, có thể sử dụng hết sản phẩm từ dừa, không bỏ thứ gì, bao gồm gáo dừa, dừa hư... giúp gia tăng giá trị ngành dừa.
Nông dân tại Việt Nam đã có thể tiếp cận giải pháp tưới tiêu tiết kiệm, nhằm tăng lợi nhuận và giảm phát thải thông qua sự hợp tác giữa Agros và Stride.
Công ty Tiến Nông đã và đang tạo công ăn việc làm ổn định cho 466 lao động với mức thu nhập bình quân đạt gần 15 triệu đồng/người/tháng.
Phúc Sinh liên tục nhận được tài trợ từ Quỹ đầu tư &Green và Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan, trở thành câu chuyện truyền cảm hứng về phát triển bền vững.
ĐBSCL Công ty TNHH TM Tân Thành dành tặng 4,5 nghìn giỏ quà và 4,5 nghìn túi Gạo Sạch Hoa lúa với tổng kinh phí 2,7 tỷ đồng cho những hoàn cảnh khó khăn.
Việc ra mắt diện mạo mới cho tên thương hiệu Phú Mỹ cùng nhiều giải pháp bổ sung động lực mới, làm mới động lực cũ, giúp PVFCCo- Phú Mỹ chuyển mình ấn tượng.
Chăn nuôi bò thịt trên thế giới đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ dựa trên công nghệ và yêu cầu thị trường, giúp tăng hiệu quả kinh tế và giảm tác động môi trường.
Công ty TNHH Hải Linh gắn liến tên tuổi đại gia Phú Thọ đứng đầu danh sách nợ thuế ở tỉnh Phú Thọ với gần 288 tỷ đồng, chiếm 32% tổng số nợ.
ĐBSCL Đồng hành Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, MTK Hữu Thành cung cấp giải pháp phân bón chuyên biệt, giúp nông dân giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Công ty Cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông vinh dự được xướng tên trong danh sách “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024”.
Công ty Vedan Việt Nam đã trao tặng hơn 400 suất học bổng với tổng giá trị 410 triệu đồng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu.