Thứ năm, 12/12/2024 | 03:23 GMT +7

  • Click để copy
Thứ ba- 07:15, 01/05/2018

Việt kiều Mỹ về quê trồng nấm theo quy trình đặc biệt

Sau nhiều năm sinh sống bên Mỹ, ông Hoàng Văn Lâm (Tony Lâm) đã quyết định trở về quê hương, đầu tư vào các dự án nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC).

Hiện ông đã xây dựng một trang trại nuôi trồng nấm theo quy trình đặc biệt, sản xuất ra nấm linh chi mang thương hiệu Ông Tiên…
 

Hành trình tạo nghiệp nấm

Những ngày đầu tháng 4, chúng tôi tìm đến ấp Sông Xoài 4, xã Láng Lớn, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gặp ông Lâm, chủ trang trại sản xuất thực phẩm NNCNC U.S Farm. Đây chính là nơi ông khởi nghiệp từ 5 năm qua với dự án gây phôi, nuôi trồng nấm bào ngư và nấm linh chi theo quy trình công nghệ tiên tiến.

16-16-30_1
Ông Lâm giới thiệu mô hình trang trại nấm công nghệ cao U.S Farm

Ấn tượng đầu tiên của tôi về ông, dù là người sống và làm việc ở Mỹ nhiều năm nhưng ông vẫn giữ nguyên tố chất của một “tri điền Nam bộ”, với dáng người phương phi, hào sảng pha chất khôi hài nhiều thiện cảm và dễ gần.

Ông Lâm kể, khi ở nước ngoài, một người thân của ông bị bệnh hiểm nghèo, tốn khá nhiều chi phí chạy chữa thuốc thang nhưng không qua khỏi. Qua tìm hiểu, ông biết được tác dụng tuyệt vời của nấm linh chi trong việc bào chế giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ miễn dịch trong cơ thể.

Thế là ông đã quyết tâm trở về quê hương, chọn Bà Rịa - Vũng Tàu là mảnh đất yên bình, có điều kiện khí hậu rất thích hợp để phát triển nấm linh chi. Theo ông Lâm, ở Việt Nam, không nơi nào có được thời tiết khí hậu tốt cho nấm linh chi phát triển như ở các tỉnh miền Đông Nam bộ.

Vốn là nhà đầu tư về bất động sản, không có nhiều kinh nghiệm nông nghiệp, ông Lâm quyết tâm "tầm sư học đạo" ở nhiều nơi, đặc biệt tại Mỹ, nơi ông có các mối quan hệ với các đối tác kinh doanh. Với ý tưởng trồng nấm sạch phục vụ sức khỏe con người, ông bắt đầu tự mày mò nghiên cứu để xây dựng quy trình trồng nấm công nghệ cao.

Năm 2015, trang trại U.S Farm đã hình thành và bắt đầu đi vào hoạt động, ông Lâm sản xuất thử nghiệm vụ nấm linh chi đầu tiên. Tổng chi phí đầu tư máy móc, trang thiết bị gần 20 tỷ đồng, với các băng chuyền tự động, máy đóng bịch phôi, máy trộn mùn cưa, băng chuyền đưa bịch nấm lên kệ, hệ thống phun sương tự động. Tất cả đều khép kín, đặc biệt chú trọng chất lượng sản phẩm.

16-16-30_4
Sản phẩm nấm sạch của U.S Farm

Ông Lâm cho biết: Quy trình sản xuất nấm, là dùng mạt cưa cao su trộn cám bắp và cám gạo, sau khi đưa vào lò sấy triệt trùng, vô bọc, cho vào phòng cấy meo (nhập từ Nhật Bản), cuối cùng là xếp lên giá cho phôi ra nấm. Để làm nấm không khó, nhưng làm nấm sạch lại là bài toán không dễ dàng. Là một Việt kiều về nước đầu tư, ông may mắn nhận được sự đồng tình ủng hộ của chính quyền và người dân địa phương.
 

Giúp nông dân làm giàu

Với trang bị máy móc hiện đại, mỗi ngày trang trại sản xuất thực phẩm  U.S Farm cho ra lò khoảng 10.000 bịch phôi nấm. Hiện ông đang tiến hành liên kết với người dân ở các tỉnh miền Tây, Đông Nam bộ, cùng một số tỉnh Tây Nguyên cung cấp phôi và chuyển giao kỹ thuật.

Dẫn tôi vào khu sản xuất nấm tươi, ông Lâm tự tay bứt những cây nấm sạch mời tôi cùng ăn sống. Ông vui vẻ tâm sự: “Những hộ dân nào muốn mua bịch phôi về trồng, tôi sẽ hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm ngay tại trang trại, thậm chí sẵn sàng trả lương trong suốt quá trình học và thực hành. Sau khi nắm chắc kỹ thuật, quy trình canh tác chúng tôi cung cấp phôi giống cho họ về trồng tại nhà, đồng thời thu mua sản phẩm cho bà con”.

16-16-30_6
Quy trình sản xuất nấm theo quy trình

Theo ông Lâm, nấm linh chi hiện đang được U.S Farm thu mua từ 700.000 - 800.000 đồng/kg (tùy loại), với giá thành này người trồng nấm có lời 200.000 đồng/kg. Dù mới triển khai dự án mấy năm nhưng mô hình U.S Farm đã có nhiều bước phát triển. Khâu tạo phôi mỗi ngày có khoảng 10.000 bịch phôi nấm cung cấp cho các hộ trồng nấm, bình quân mỗi tháng U.S Farm thu mua về từ 2 - 3 tấn nấm linh chi.

Là một trong nhiều loại thực phẩm truyền thống của Việt Nam, thị trường hiện có nhu cầu cả về nấm dùng cho bữa ăn cùng nấm dùng làm thực phẩm chức năng trong điều trị bệnh nhưng, U.S Farm không đầu tư sản xuất nấm thương phẩm, chỉ cung cấp phôi nấm với mục tiêu để nhà nhà có nấm ăn, do “nhà trồng được” thì chắc chắn sẽ rẻ hơn và yên tâm hơn dùng nấm không rõ nguồn gốc.

Theo hướng dẫn của U.S Farm, từ nhà phố đến các căn hộ chung cư, chỉ cần dành một góc đặt kệ với diện tích nhỏ treo được khoảng 100 bịch phôi là có nấm sạch ăn hàng ngày. Bên cạnh việc sản xuất ra bịch phôi nấm để cung cấp cho người dân có nhu cầu, ông Lâm còn mở rộng đầu tư 12 trại trồng nấm linh chi trên diện tích 3ha.

16-16-30_7
Ông Lâm hướng dẫn người dân về quy trình làm nấm

Đến nay, từ sản phẩm nấm linh chi, ông Lâm đã tự nghiên cứu và làm ra được 4 loại sản phẩm rất đặc biệt như cao linh chi, cà phê linh chi, rượu linh chi và trà linh chi. Những loại sản phẩm được sản xuất từ linh chi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đồng thời ông Lâm đang hoàn thành thủ tục xây dựng thương hiệu nấm linh chi hiệu Ông Tiên để xuất khẩu.

Hiện nay, ngoài 4 sản phẩm bào chế từ nấm linh chi, ông Lâm còn đang sản xuất thử nghiệm các sản phẩm kẹo socola linh chi, nước tương linh chi, bonsai linh chi phong thủy để chuẩn bị xuất đi nước ngoài khi đủ các thủ tục giấy tờ cần thiết. Bên cạnh đó, ngoài xuất thô nấm linh chi, ông còn có dự định xuất khẩu linh chi bột.

16-16-30_8
Ông Lâm giới thiệu về các sản phẩm bào chế từ nấm linh chi
“Nếu người dân nào không có đất trồng nấm nhưng có nhu cầu, chúng tôi sẵn sàng cho thuê đất vừa đủ trong trang trại để giúp họ hàng tuần đến thực hành trồng nấm sạch. Đồng thời cùng chia sẻ lợi nhuận khi thu hoạch nấm bán ra thị trường. Thực tế chỉ cần một diện tích rộng khoảng 100m2 bằng tre lá là có thể cho thu nhập 3 triệu đồng/tháng, với “nguồn nhân lực” chính là người già và trẻ em”, ông Lâm khẳng định.

 

MINH VƯƠNG

'Better Life Farming' - Giúp nông dân canh tác thông minh

'Better Life Farming' - Giúp nông dân canh tác thông minh

Canh tác thông minh là áp dụng giải pháp kỹ thuật tiên tiến, tạo ra mô hình nông nghiệp phát triển bền vững, nâng cao giá trị nông sản và bảo vệ môi trường.

Số hóa để cung - cầu khoa học công nghệ thuận lợi gặp nhau

Số hóa để cung - cầu khoa học công nghệ thuận lợi gặp nhau

Sáng 11/10, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp tổ chức hội thảo giới thiệu mô hình và tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp tại Thư viện Bộ NN-PTNT.

Ra mắt hệ thống quản lý dữ liệu nông sản thành phố Hải Phòng

Ra mắt hệ thống quản lý dữ liệu nông sản thành phố Hải Phòng

HẢI PHÒNG Sở NN-PTNT Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị sơ kết chuyển đổi số ngành NN-PTNT và khai trương hệ thống quản lý dữ liệu nông sản.

Chuyển đổi số nông nghiệp cần thực chất, hiệu quả

Chuyển đổi số nông nghiệp cần thực chất, hiệu quả

Thông qua mạng xã hội, kênh tiếp thị trực tuyến, nông dân không chỉ bán sản phẩm đơn thuần mà còn trực tiếp bán những câu chuyện của nông sản do chính mình làm ra.

Đưa tư duy 'ngoài khung' vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Đưa tư duy 'ngoài khung' vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Từ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sang thế giới sinh học, vi sinh, lợi khuẩn gắn với sức sống con tôm thẻ đã là một bước đi 'vượt khung' của TS. Nguyễn Thanh Mỹ.

Tập huấn ứng dụng Mạng nhà nông tại Đắk Lắk

Tập huấn ứng dụng Mạng nhà nông tại Đắk Lắk

Các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia tập huấn Mạng nhà nông nhằm kết nối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: 'Chuyển đổi số thành công hay không là do thái độ'

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: 'Chuyển đổi số thành công hay không là do thái độ'

Theo Thứ trưởng, ngành nông nghiệp có nhu cầu chuyển đổi số cao nhất nhưng lại gặp nhiều khó khăn nhất, ngành nông nghiệp có nhiều dữ liệu cần thu thập nhưng hiện nay lại có rất ít.

Phần mềm giúp nông dân tiếp cận tiêu chuẩn thị trường nông sản

Phần mềm giúp nông dân tiếp cận tiêu chuẩn thị trường nông sản

TIỀN GIANG Phần mềm miễn phí AgriDataGo giúp bà con nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận các yêu cầu của thị trường một các ngắn gọn, dễ hiểu.

Trồng dưa lưới thủy canh ứng dụng công nghệ số

Trồng dưa lưới thủy canh ứng dụng công nghệ số

BẾN TRE Mô hình trồng dưa lưới thủy canh trong nhà màng, ứng dụng công nghệ số của anh Đỗ Văn Ro cho lợi nhuận 200 triệu đồng mỗi năm trên diện tích 500m2.

Học hỏi nông nghiệp tiết kiệm nước từ văn hóa của Israel

Học hỏi nông nghiệp tiết kiệm nước từ văn hóa của Israel

Chính từ khóa 'văn hóa tiết kiệm nước' của Israel bên cạnh yếu tố công nghệ và tài chính đã giúp nước này phát triển các ý tưởng tưới tiêu đỉnh cao.

Xem Thêm