Thứ hai, 25/11/2024 | 05:15 GMT +7
Với cường độ bức xạ mặt trời khá cao so với thế giới, trung bình khoảng 4,6 kWh/m2/ngày, số giờ nắng bình quân trong năm từ 2.500 - 3.000 giờ, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về phát triển năng lượng mặt trời.
Năm 2019, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030. Tiên phong hưởng ứng chương trình của Chính phủ và thực hiện chiến lược phát triển năng lượng tái tạo nhằm tiết kiệm sử dụng năng lượng hóa thạch, góp phần bảo vệ môi trường, tiết giảm chi phí sản xuất hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, năm 2020, Tập đoàn TH đã đầu tư phát triển điện mặt trời từ những mái nhà của cụm trang trại lớn nhất thế giới tại Nghệ An (kỷ lục được chứng nhận năm 2020).
Hệ thống pin sản xuất điện mặt trời được lắp đặt trên những mái trang trại bò sữa TH từ tháng 6 và hoàn thành cuối tháng 9/2020 đã hòa lưới điện quốc gia. Nguồn điện xanh hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.
Hiện tại, có 6 trong số 9 trại của cụm trang trại đã được lắp đặt hệ thống pin mặt trời. Dự kiến từ nay đến cuối năm 2021, mái nhà của 3 trang trại và một nhà máy thức ăn sẽ được “phủ” pin mặt trời.
Theo tính toán từ phần mềm phân tích dữ liệu chuyên dụng, mỗi năm hệ thống điện mặt trời của TH có thể sản xuất khoảng 4.281 MW. Với lượng điện mặt trời tự sản xuất được, TH sẽ không phải sử dụng nguồn điện từ nguồn năng lượng hóa thạch, góp phần giảm phát thải 2.100 tấn CO2.
Không chỉ sản xuất điện, hệ thống điện mặt trời trên mái trang trại TH cũng vận hành như một lớp cản nhiệt, làm dịu mát hơn những mái trang trại, góp phần cải thiện hơn nữa điều kiện môi trường sống mát mẻ, khỏe mạnh cho bò sữa, góp phần vào việc sản xuất dòng sữa chất lượng.
Tạo nguồn năng lượng xanh từ những “mái nhà” trang trại công nghệ cao, TH tiếp tục kiên định với tôn chỉ “Trân quý Mẹ Thiên nhiên, Người sẽ cho mình tất thảy” cùng tầm nhìn, sứ mệnh “Không tối đa hóa lợi nhuận mà hướng tới hài hòa giữa các lợi ích”, phát triển bền vững, hiện thực hóa chiến lược phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
"Trong tâm trí tôi, phát triển bền vững luôn gắn với Mẹ Thiên nhiên, thuận theo tự nhiên. Vì thế, chúng ta hãy trân quý Mẹ Thiên nhiên, Người sẽ cho mình tất thảy!"
*Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược - Tập đoàn TH, Anh hùng Lao động Thái Hương
Trong bối cảnh ngành điện đang chịu nhiều áp lực về bảo đảm nguồn cung ứng điện thì việc phát triển các dự án năng lượng tái tạo, trong đó có điện mặt trời, điện mặt trời áp mái được xem là một trong những giải pháp góp phần làm đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng, đặc biệt là nguồn năng lượng sạch, nâng cao khả năng cung ứng nguồn điện cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Trước khi phát triển nguồn điện từ năng lượng mặt trời, từ nhiều năm nay, ít người biết rằng TH đã sản xuất điện từ bã mía – một phụ phẩm của Công ty TNHH Mía đường Nghệ An (NASU) - thành viên của Tập đoàn TH.
Biến bã mía thành điện năng, từ nhiều năm nay, 100% sản lượng điện dùng cho mọi hoạt động của nhà máy NASU đều là điện tự sản xuất, phần còn lại hòa lưới điện quốc gia, bán cho Nhà nước. Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn, đối với NASU, mọi chất thải, phụ phẩm đều có giá trị.
Tại NASU, công nghệ đồng phát điện từ bã mía đã được tích hợp vào quy trình sản xuất. Lượng bã mía, bã bùn từ quá trình ép mía lấy đường được sử dụng làm nhiên liệu đốt lò. Bã mía được đưa vào làm nhiên liệu sản xuất hơi. Khí hơi với áp suất cao từ quá trình này sẽ đẩy tua-bin quay và chạy máy phát điện, từ đó nguồn điện được tạo ra phục vụ cho nhu cầu sử dụng của nhà máy.
Không chỉ có bã mía, bã bùn và khí thải từ quá trình sản xuất được tận dụng để tạo ra điện, NASU còn áp dụng các mô hình, phương pháp khác để “xanh hóa 360°” quy trình hoạt động, sản xuất, bảo vệ môi trường của mình.
Tối ưu hoá quy trình sản xuất không rác thải, NASU đặt ra phương châm “Rác cũng là tài nguyên”. Mọi chất thải đều được tái sử dụng mà không xả thải ra môi trường.
Nhà máy đường NASU của Tập đoàn TH cũng tiên phong áp dụng phương pháp nông nghiệp sinh thái, trên cánh đồng mía trong vùng quy hoạch vùng nguyên liệu 18.500 ha. Các phần không sử dụng của cây mía như lá và rễ sẽ được giữ lại và để phân huỷ tự nhiên, tạo một lớp thảm phủ trên đất. Với phương pháp này, đất được bảo vệ, giữ ẩm và bồi đắp dinh dưỡng một cách tự nhiên, không cần sử dụng phân bón hoá học.
Ngoài ra, tro của quá trình đốt bã mía trở thành phân bón ruộng mía. Rỉ mật, một phụ phẩm từ quy trình ly tâm nước mía, được sử dụng trong quá trình chế biến thức ăn cho bò sữa hoặc bán cho các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác như mì chính, rượu, bia, cồn.
NASU là một trong bốn công ty sản xuất đường lớn nhất Việt Nam đã và đang có những thực hành tôn trọng "Mẹ Thiên nhiên" trong suốt hơn 20 năm nay khi khôi phục môi trường sống cho các loài cây và động vật, không sử dụng hóa chất để xử lý nước thải mà áp dụng mô hình hồ nước tuần hoàn, biến rác thải thành năng lượng,…
Trong khuôn viên 60 ha của NASU, hoạt động tái tạo sinh cảnh tự nhiên đang diễn ra. Cỏ không được cắt trừ lối đi và các khu vực quan trọng. Cây chết để mục rữa tự nhiên trên đất làm nơi trú ngụ cho côn trùng. Hoa quả trên cây để dành cho chim chóc về ăn. Hiện ở đây có tới 41 loài chim cư trú.
Môi trường là một trong 6 “trụ cột” trong chính sách phát triển bền vững của Tập đoàn TH. Nhiều năm qua, TH đã đưa ra nhiều giải pháp, sáng kiến, các mô hình sản xuất xanh, tuần hoàn để thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường. Sản xuất nguồn điện từ mặt trời hay năng lượng từ phụ phẩm trong quá trình sản xuất chỉ là hai trong số nhiều hoạt động phát triển bền vững mà Tập đoàn TH đã và đang thực hiện.
Bài viết được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Nông nghiệp có Trách nhiệm, hợp tác giữa Liên minh Doanh nghiệp vì môi trường Việt Nam (VB4E) và Báo Nông nghiệp Việt Nam
Canh tác thông minh là áp dụng giải pháp kỹ thuật tiên tiến, tạo ra mô hình nông nghiệp phát triển bền vững, nâng cao giá trị nông sản và bảo vệ môi trường.
Sáng 11/10, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp tổ chức hội thảo giới thiệu mô hình và tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp tại Thư viện Bộ NN-PTNT.
HẢI PHÒNG Sở NN-PTNT Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị sơ kết chuyển đổi số ngành NN-PTNT và khai trương hệ thống quản lý dữ liệu nông sản.
Thông qua mạng xã hội, kênh tiếp thị trực tuyến, nông dân không chỉ bán sản phẩm đơn thuần mà còn trực tiếp bán những câu chuyện của nông sản do chính mình làm ra.
Từ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sang thế giới sinh học, vi sinh, lợi khuẩn gắn với sức sống con tôm thẻ đã là một bước đi 'vượt khung' của TS. Nguyễn Thanh Mỹ.
Các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia tập huấn Mạng nhà nông nhằm kết nối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo Thứ trưởng, ngành nông nghiệp có nhu cầu chuyển đổi số cao nhất nhưng lại gặp nhiều khó khăn nhất, ngành nông nghiệp có nhiều dữ liệu cần thu thập nhưng hiện nay lại có rất ít.
TIỀN GIANG Phần mềm miễn phí AgriDataGo giúp bà con nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận các yêu cầu của thị trường một các ngắn gọn, dễ hiểu.
BẾN TRE Mô hình trồng dưa lưới thủy canh trong nhà màng, ứng dụng công nghệ số của anh Đỗ Văn Ro cho lợi nhuận 200 triệu đồng mỗi năm trên diện tích 500m2.
Chính từ khóa 'văn hóa tiết kiệm nước' của Israel bên cạnh yếu tố công nghệ và tài chính đã giúp nước này phát triển các ý tưởng tưới tiêu đỉnh cao.