Thứ tư, 04/09/2024 | 14:11 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 13:53, 31/10/2019

U70 trồng, chế biến cà gai leo lãi nửa tỷ mỗi năm

Theo địa chỉ trên bao gói trà túi cà gai leo, chúng tôi đã đến thăm HTX Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao Minh Châu (HTX) trên địa bàn xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Thật ngỡ ngàng khi biết Giám đốc HTX - Nguyễn Duy Quý đã ở tuổi U70, mỗi năm vẫn làm ra lợi nhuận 500 triệu đồng, từ trồng và chế biến cây thuốc nam cà gai leo.

Tiếp khách ngay tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm của HTX, ông Quý cho hay: Vốn là cán bộ hưu trí từ ngành nông nghiệp, thấy nhiều nông dân bỏ ruộng hoang vì canh tác không có lãi, ông rất xót xa! Ông nghĩ phải làm một cái gì gợi mở cách làm giàu, giúp bà con đạt được thu nhập cao từ chính những mảnh ruộng hoang phí ấy. Vì vậy năm 2017, HTX Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao Minh Châu được hình thành.

Cà gai leo trồng tại HTX Minh Châu.

Để có được diện tích đủ lớn cho trồng cà gai leo, ông Quý đã thuê lại những chân ruộng gọn vùng, liền thửa với giá 5,4 triệu đồng/ha/năm, rồi thuê chính nông dân đang bỏ ruộng vào làm công cho HTX với mức lương 4,5 - 6 triệu đồng/người/tháng, tùy theo công việc. Đồng thời liên kết với Công ty cổ phần Dược phẩm Novaco và một số Công ty sản xuất thuốc nam dược tại Hà Nội để hỗ trợ tiêu thụ hết sản lượng cà gai leo làm ra.

“Năm vừa qua, một số kiều bào ta ở nước ngoài, đã tìm về HTX Minh Châu, mua sản phẩm cà gai leo để dùng dần và làm quà tặng người thân”, ông Quý cho biết.

Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2018, HTX Minh Châu dưới sự dẫn dắt của ông Quý, đã trồng, chế biến và tiêu thụ được 2,2ha cà gai leo các loại.

Ngoài ra còn bao tiêu giúp các nhà nông hơn 7ha cà gai leo sản xuất tại các vùng liên kết khác, doanh thu ước trên 1,5 tỷ đồng, lợi nhuận 500 triệu đồng, hiệu quả sản xuất gấp 6-8 lần so với gieo cấy lúa cùng chân ruộng.

Bước đầu HTX đã tinh chế được các sản phẩm cao cà gai leo, trà túi cà gai leo và mở rộng thị trường tiêu thụ ra 13 tỉnh thành trong nước, bao gồm: Hưng Yên, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh...

Dự kiến năm 2019 này, HTX cũng sẽ đạt doanh thu và lợi nhuận tương đương cùng kỳ năm trước. Kế hoạch cho năm 2020, HTX sẽ thuê thêm ruộng, mở rộng diện tích trồng, tạo thêm dòng sản phẩm mới – viên nang cà gai leo, và mở rộng thị trường cung ứng ra toàn quốc, kết hợp chào hàng xuất khẩu sang Mỹ và các nước EU.

 

Canh tác cà gai leo hữu cơ.

Chia sẻ về kinh nghiệm trồng thâm canh cây được liệu cà gai leo, ông Quý chỉ rõ: Cà gai leo là cây trồng ưa sáng, dạng thân bụi, sinh trưởng khỏe, chịu hạn tốt, không chịu được úng ngập, nhân giống bằng hạt, trồng 1 lần có thể cho thu hoạch 3-4 năm, thích hợp với chân đất pha cát giàu dinh dưỡng.

Căn cứ vào các đặc tính sinh học nói trên, các nhà nông cần điều tiết các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cà gai leo theo hướng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để tăng dược tính cho các vị thuốc nam cà gai leo, trong quá trình canh tác cây trồng này, cần thay thế phân bón hóa học (đạm, kali) bằng phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh và hạt đậu tương nghiền mịn, có thể dùng lân supe cho bón lót/bón thúc, không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, phòng trừ sâu bệnh bằng các thuốc có nguồn gốc sinh học (thảo mộc, vi sinh), làm cỏ thủ công kết hợp dùng màng nilon phủ luống, để giữ ẩm đất, giảm tưới nước, chống xói mòn rửa trôi dinh dưỡng và hạn chế có dại, nhằm tránh gây ô nhiễm môi trường.

Cánh đồng thuốc nam cà gai leo.

Theo ông Quý, trở ngại lớn nhất trong trồng kinh doanh dược liệu cà gai leo là khâu tiêu thụ. Để khắc phục khó khăn này, cần chủ động liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp cùng ngành hàng, gắn sản phẩm với chuỗi giá trị sản xuất – tiêu dùng. Đồng thời tăng cường thông tin quảng bá sản phẩm; cải tiến qui trình công nghệ; không ngừng gia tăng năng suất, chất lượng, giúp hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.

Một khó khăn nữa là, thân cành cà gai leo có rất nhiều gai răm sắc nhọn, cản trở các thao tác kỹ thuật (làm cỏ, bón phân, thu hoạch, sơ chế), làm giảm năng suất lao động, ảnh hưởng tới quá trình canh tác cà gai leo theo hướng hữu cơ, khắc phục bằng trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, vận trù kế hoạch sản xuất khoa học, hợp lý.

“Tác dụng chính của cà gai leo là hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (men gan cao, gan nhiễm mỡ, viêm gan, u gan). Uống trà hoặc cao cà gai leo mỗi ngày, sẽ giúp thải độc cơ thể, ngăn ngừa mụn nhọt, dị ứng, trứng cá, cảm cúm, ho gà, giã rượu, bia và chống say tàu xe. Chú ý không dùng cho phụ nữ có thai”, theo Đông y Việt Nam.

Các tổ chức, cá nhân cần thông tin thêm về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà gai leo. Mua sản phẩm sơ chế, tinh chế cà gai leo xin liên hệ: Nguyễn Duy Quý, thôn Đoàn Thượng, xã Bảo Khê, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, điện thoại 0982.260.111 hoặc 0978.219.333.

 

NGUYỄN HẢI TIẾN

Ra mắt hệ thống quản lý dữ liệu nông sản thành phố Hải Phòng

Ra mắt hệ thống quản lý dữ liệu nông sản thành phố Hải Phòng

HẢI PHÒNG Sở NN-PTNT Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị sơ kết chuyển đổi số ngành NN-PTNT và khai trương hệ thống quản lý dữ liệu nông sản.

Chuyển đổi số nông nghiệp cần thực chất, hiệu quả

Chuyển đổi số nông nghiệp cần thực chất, hiệu quả

Thông qua mạng xã hội, kênh tiếp thị trực tuyến, nông dân không chỉ bán sản phẩm đơn thuần mà còn trực tiếp bán những câu chuyện của nông sản do chính mình làm ra.

Đưa tư duy 'ngoài khung' vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Đưa tư duy 'ngoài khung' vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Từ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sang thế giới sinh học, vi sinh, lợi khuẩn gắn với sức sống con tôm thẻ đã là một bước đi 'vượt khung' của TS. Nguyễn Thanh Mỹ.

Tập huấn ứng dụng Mạng nhà nông tại Đắk Lắk

Tập huấn ứng dụng Mạng nhà nông tại Đắk Lắk

Các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia tập huấn Mạng nhà nông nhằm kết nối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: 'Chuyển đổi số thành công hay không là do thái độ'

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: 'Chuyển đổi số thành công hay không là do thái độ'

Theo Thứ trưởng, ngành nông nghiệp có nhu cầu chuyển đổi số cao nhất nhưng lại gặp nhiều khó khăn nhất, ngành nông nghiệp có nhiều dữ liệu cần thu thập nhưng hiện nay lại có rất ít.

Phần mềm giúp nông dân tiếp cận tiêu chuẩn thị trường nông sản

Phần mềm giúp nông dân tiếp cận tiêu chuẩn thị trường nông sản

TIỀN GIANG Phần mềm miễn phí AgriDataGo giúp bà con nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận các yêu cầu của thị trường một các ngắn gọn, dễ hiểu.

Trồng dưa lưới thủy canh ứng dụng công nghệ số

Trồng dưa lưới thủy canh ứng dụng công nghệ số

BẾN TRE Mô hình trồng dưa lưới thủy canh trong nhà màng, ứng dụng công nghệ số của anh Đỗ Văn Ro cho lợi nhuận 200 triệu đồng mỗi năm trên diện tích 500m2.

Học hỏi nông nghiệp tiết kiệm nước từ văn hóa của Israel

Học hỏi nông nghiệp tiết kiệm nước từ văn hóa của Israel

Chính từ khóa 'văn hóa tiết kiệm nước' của Israel bên cạnh yếu tố công nghệ và tài chính đã giúp nước này phát triển các ý tưởng tưới tiêu đỉnh cao.

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Xem Thêm