Thứ năm, 12/12/2024 | 22:00 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 13:52, 08/12/2021

Trung Quốc đào tạo kỹ thuật sản xuất chuối cho sinh viên Campuchia

Khóa học bao gồm gần như toàn bộ lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp chuối, từ trồng, thu hoạch đến xử lý sau thu hoạch để xuất khẩu...
Sinh viên nông nghiệp Campuchia thăm vườn chuối ở tỉnh Kratie, Campuchia vào ngày 4/12/2021. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Sinh viên nông nghiệp Campuchia thăm vườn chuối ở tỉnh Kratie, Campuchia vào ngày 4/12/2021. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Bằng hình thức liên kết giảng dạy qua video, các giáo sư và kỹ thuật viên của Học viện Khoa học Nông nghiệp Nhiệt đới Trung Quốc ở tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc, đào tạo hơn 50 sinh viên nông nghiệp Campuchia từ Đại học Nông nghiệp Hoàng gia và Học viện Nông nghiệp Quốc gia Lào Prek Leap khóa học kéo dài một tuần về các công nghệ sản xuất chuối tiêu chuẩn.

Thoeun Sannikthik, sinh viên năm thứ ba tại Đại học Nông nghiệp Hoàng gia (RUA) ở Campuchia, vui mừng là một trong những người tham gia hội thảo đào tạo do Trung Quốc tổ chức về công nghệ sản xuất chuối tiêu chuẩn. "Khóa học rất có giá trị đối với sinh viên nông nghiệp", Sannikthik nói.

Trong hội thảo, ngoài việc học lý thuyết, các học viên còn được tham quan thực tế tại một vườn chuối và ba trang trại cây ăn quả nhiệt đới khác ở tỉnh Kratie (Campuchia) phía đông bắc.

Sannikthik cho biết khóa học tập trung vào công nghệ trồng chuối, xác định các bệnh chính và côn trùng gây hại, công nghệ kiểm soát và bảo vệ môi trường, bảo quản sau thu hoạch, sử dụng tài nguyên chất thải, xây dựng vườn cây ăn trái đạt tiêu chuẩn và áp dụng các thực hành nông nghiệp tốt.

“Đây là lần đầu tiên tôi tham dự một khóa đào tạo vừa học lý thuyết vừa đi thực tế vườn chuối và ba trang trại khác về sầu riêng, thanh long và dừa thơm ở tỉnh Kratie", Sannikthik nói với Tân Hoa xã hôm 5/12.

"Khóa học bao gồm gần như toàn bộ lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp chuối, từ trồng, thu hoạch đến xử lý sau thu hoạch để xuất khẩu", chàng sinh viên 19 tuổi cho biết. “Tôi thấy rằng cơ sở đóng gói chuối đã chấp hành tốt các yêu cầu về kiểm dịch thực vật”.

Sannikthik, hiện đang theo học chuyên ngành nông học, tin rằng với sự giúp đỡ của Trung Quốc, ngành sản xuất chuối của đất nước Campuchia sẽ phát triển lớn mạnh hơn trong tương lai gần.

“Tôi hy vọng khi tốt nghiệp, tôi sẽ có cơ hội làm việc với một công ty sản xuất chuối, vì vậy tôi có thể sử dụng kiến ​​thức và chuyên môn của mình để thực hành tại vườn chuối và chia sẻ với những người nông dân khác”, cậu sinh viên nói.

Ren Rithy, tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Hoàng gia, cho biết nội dung của hội thảo vô cùng phong phú và thiết thực, rất hữu ích cho những người học nông nghiệp.

“Chúng tôi đã có nhiều kiến ​​thức về công nghệ sản xuất chuối tiêu chuẩn hóa và tiêu chuẩn xuất khẩu chuối sang Trung Quốc và các nước khác", Rithy nói. “Sau khi tham gia khóa học này, tôi thực sự yêu thích việc trồng chuối và hy vọng mình sẽ trở thành một chuyên gia sản xuất chuối trong tương lai”.

Giáo sư Cheang Hong, Trưởng Khoa Khoa học Nông nghiệp của Đại học Nông nghiệp Hoàng gia Lào, cho biết đây là khóa đào tạo thứ năm kể từ khi Sở Nông nghiệp và Nông thôn tỉnh Hải Nam và Viện Khoa học Nông nghiệp Nhiệt đới Trung Quốc ký Thỏa thuận Hợp tác Công nghệ Nông nghiệp Nhiệt đới với trường đại học này trong 2017.

Giáo sư Cheang Hong nói với Tân Hoa xã: “Khóa học này đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng nguồn nhân lực cho Campuchia trong ngành sản xuất chuối vì đã cung cấp kiến ​​thức cho sinh viên về cả kỹ thuật trồng tiêu chuẩn cũng như các yêu cầu kiểm dịch thực vật để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc".

Chen Qisheng, Tổng giám đốc chi nhánh Campuchia của Tập đoàn Chứng nhận & Giám định Trung Quốc (China Certification & Inspection Group  - CCIC), cho biết hội thảo này rất quan trọng đối với Campuchia, nơi nông dân chiếm hơn 2/3 dân số của cả nước.

Ông Chen Qisheng tin tưởng rằng trong những năm tới, nhiều mặt hàng nông sản chất lượng cao của Campuchia như nhãn, thanh long, sầu riêng, dừa thơm sẽ được tiếp cận trực tiếp với thị trường Trung Quốc.

Chuối là mặt hàng nông sản chủ lực của Campuchia được xuất khẩu ra thị trường quốc tế cùng với gạo, cao su, sắn, xoài...

Theo Bộ Nông nghiệp Campuchia, trong 11 tháng qua, từ tháng 1/2011 đến tháng 11/2021, Campuchia đã vận chuyển khoảng 395.863 tấn chuối tươi sang thị trường nước ngoài. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chuối lớn nhất của Campuchia khi nhập khẩu 349.656 tấn, chiếm 88% tổng lượng chuối xuất khẩu của cả nước Campuchia.

Xuất khẩu chuối của Campuchia đã tăng đáng kể kể từ năm 2019, sau khi Trung Quốc cho phép nước này xuất khẩu chuối trực tiếp sang thị trường tỷ dân.

Hương Lan

(Theo THX)

Ngành nuôi lợn châu Âu tìm cách lấy niềm tin người tiêu dùng

Ngành nuôi lợn châu Âu tìm cách lấy niềm tin người tiêu dùng

Pháp Hội nghị thường niên của các nhà sản xuất lợn châu Âu (EPP) năm 2024 diễn ra từ 29 - 31/5 tại Nantes sẽ đặt trọng tâm xây dựng chiến lược truyền thông hướng tới khách hàng.

Chính phủ Hàn Quốc tính trợ cấp tiền tươi cho người chăn nuôi

Chính phủ Hàn Quốc tính trợ cấp tiền tươi cho người chăn nuôi

Giá thịt lợn đã tăng 20% so với tháng 4 do chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao, Hàn Quốc tính hỗ trợ tiền mặt cho người chăn nuôi để tăng nguồn thịt.  

Phân tích: Những yếu tố thúc đẩy giá gạo trên thế giới thời gian tới

Phân tích: Những yếu tố thúc đẩy giá gạo trên thế giới thời gian tới

Các động thái từ Ấn Độ và Trung Quốc, xung đột Nga - Ukraine, hạn hán tại Brazil và Paraguay đều có thể ảnh hưởng tới thị trường gạo toàn cầu.

Nga cấm xuất khẩu ngũ cốc sang các nước Liên Xô cũ

Nga cấm xuất khẩu ngũ cốc sang các nước Liên Xô cũ

Chính phủ Nga đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và ngô sang các quốc gia láng giềng thuộc Liên Xô cũ.

Ngành khoai tây Mỹ đối mặt áp lực từ chi phí và xu hướng tiêu dùng

Ngành khoai tây Mỹ đối mặt áp lực từ chi phí và xu hướng tiêu dùng

Ngành công nghiệp khoai tây, giống như nhiều phần còn lại của nền kinh tế Hoa Kỳ, đã thay đổi đáng kể trong hai năm qua do virus Corona.

Giá lúa mì thế giới tăng cao, Ấn Độ chớp cơ hội xuất khẩu

Giá lúa mì thế giới tăng cao, Ấn Độ chớp cơ hội xuất khẩu

Ấn Độ hoàn tất các thỏa thuận xuất khẩu nửa triệu tấn lúa mì những ngày gần đây và dự kiến sẽ ký thêm hợp đồng để tận dụng giá toàn cầu cao kỷ lục.

Giống lúa mì mới giúp Úc tăng 2 tỷ USD hàng năm?

Giống lúa mì mới giúp Úc tăng 2 tỷ USD hàng năm?

Gen mới giúp trồng lúa mì ở tầng sâu hơn, tác động đáng kể đến sản lượng, qua đó có thể làm tăng giá trị hơn 2 tỷ USD/năm (tính riêng ngành lúa mì Úc).

Vương quốc Anh: Nuôi vẹm giúp cải thiện môi trường ven biển

Vương quốc Anh: Nuôi vẹm giúp cải thiện môi trường ven biển

Không chỉ cung cấp thức ăn, nơi ở và cấu trúc cho các sinh vật biển khác, vẹm còn đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng tổng thể của nước.

Ma trận thương hiệu cá hồi ở phía bắc Nhật Bản

Ma trận thương hiệu cá hồi ở phía bắc Nhật Bản

Nghề nuôi cá hồi phát triển nhanh chóng ở Aomori và Iwate, đến mức sự cạnh tranh khốc liệt về thương hiệu đôi khi được ví như cuộc chiến 'giành khu vực' thời phong kiến.

Cải thiện sản lượng lúa mì nhờ luân canh cùng cây guar

Cải thiện sản lượng lúa mì nhờ luân canh cùng cây guar

Trong một mùa bị ảnh hưởng bởi hạn hán và giá phân bón cao, các nhà khoa học của Texas A&M AgriLife đánh giá cao những gì guar cung cấp trong luân canh cây trồng.

Xem Thêm