Thứ sáu, 22/11/2024 | 11:09 GMT +7

  • Click để copy
Chủ nhật- 09:01, 18/11/2018

Thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu

“Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu” (CSA) là hợp phần 3 trong 4 hợp phần của Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới thực hiện tại Quảng Trị. 

Mục tiêu của CSA là cải thiện SXNN có tưới nhằm nâng cao giá trị gia tăng và bền vững thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH) trên cơ sở cải thiện hệ thống tưới tiêu và thể chế, chính sách quản lý thủy lợi…
 

15 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng thực hành

Thạc sĩ Nguyễn Hồng Phương, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trot - BTTV Quảng Trị sau hai năm miệt mài triển khai thực hiện mô hình CSA cho biết dự án đã hỗ trợ xây dựng được 15 mô hình SXNN ứng dụng thực hành, trong đó 6 mô hình “Cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hàng hóa và nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích” với diện tích 438 ha cho 456 hộ nông dân trên đất 2 vụ lúa. Ngoài ra còn 6 mô hình sản xuất cây trồng cạn gồm lạc, ngô, đậu xanh… áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm theo hướng hàng hóa với quy mô 54 ha…

21-10-30_thong_minh_1
Thạc sĩ Nguyễn Hồng Phương bên ruộng lúa thực hành nông nghiệp thông minh

Bên cạnh đó, dự án còn hỗ trợ xây dựng các mô hình nhân rộng CSA trên cây lúa, cây màu, cây rau. Trên cây lúa đã thực hiện được hai vụ (ĐX 2017-2018 và HT 2018) có quy mô 647 ha tại các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ. Trên cây màu thực hiện trong vụ HT 2018 quy mô 45ha tại các huyện Vĩnh Linh và Cam Lộ. Với cây rau thực hiện trong vụ HT 2018 được 3ha tại huyện Vĩnh Linh. Dự án hỗ trợ kỹ thuật, 100% giống và chế phẩm vi sinh, 30% vật tư được triển khai theo phương pháp khuyến nông có sự tham gia của người nông dân, trong đó nông hộ tham gia về công lao động trực tiếp, toàn bộ sản phẩm thu được nông hộ được hưởng.

Theo thạc sĩ Nguyễn Hồng Phương việc sử dụng giống lúa mới có phẩm cấp và chất lượng gạo ngon như Bắc thơm số 7, LDA1, Thiên ưu 8, HN6... cho mô hình CSA đã mang lại năng suất và hiệu quả cao hơn so với các giống lúa cũ như HC95, PC6, P6... đặc biệt là hạn chế được sâu, bệnh hại, từ đó giảm số lần phun thuốc BVTV 2-3 lần, đã tác động tích cực đến hệ sinh thái đồng ruộng.

Qua thực tiễn SX cho thấy năng suất lúa trung bình của các mô hình CSA vụ ĐX cao hơn ruộng đại trà 9,44 tạ/ha; vụ HT cao hơn 7,58 tạ/ha. Năng suất lúa trung bình ở các mô hình lúa CSA nhân rộng vụ ĐX 2017-2018 cao hơn ruộng đại trà 5,94tạ/ha; vụ HT cao hơn 5,7tạ/ha. Năng suất trung bình ở các mô hình CSA trên cây lạc vụ ĐX 2017-2018 cao hơn đại trà 3,1tạ/ha, trên cây màu (đậu xanh) vụ HT 2018 cao hơn đại trà 3,4 tạ/ha.

21-10-30_thong_minh_2
Mô hình CSA tại huyện Gio Linh

Vì vậy, lợi nhuận trên ruộng mô hình CSA lúa vụ ĐX cao hơn ruộng đại trà từ 2,3 đến 7,26 triệu đồng/ha (trung bình đạt 4,97 triệu đồng/ha), vụ HT từ 1,9 đến 14,9 triệu đồng/ha. Trên ruộng mô hình nhân rộng CSA lúa vụ ĐX cao hơn ruộng đại trà từ 2,2 đến 7,9 triệu đồng/ha, vụ HT cao hơn từ 3,08 đến 7,2 triệu đồng/ha. Trên ruộng mô hình CSA lạc vụ ĐX 2017 - 2018 cao hơn đại trà từ 2,91 đến11,35 triệu đồng/ha nên nông dân rất thích SX mô hình CSA.
 

Phát triển gần 5.400 ha

Thạc sĩ Nguyễn Hồng Phương cho biết giai đoạn 2019-2020 cần đẩy mạnh nhân rộng các mô hình thực hành CSA có hiệu quả trên cây lúa, rau, màu, hồ tiêu, nhất là biện pháp ICM cho các địa phương trong vùng dự án tỉnh Quảng Trị với diện tích gần 5.400 ha.

Tiêu chí lựa chọn và đánh giá các điểm triển khai nhân rộng đại trà là địa phương phải có đối tượng cây trồng phù hợp với dự án như cây lúa, lạc, đậu xanh, ngô, rau và tiêu. Đối với lúa mỗi xã hoặc HTX cần có diện tích tối thiểu 50ha; quy mô điểm nhân rộng tối thiểu đạt 20ha, liền vùng, liền thửa; tỉ lệ áp dụng sạ hàng tối thiểu đạt 50%; giống mới, ngắn ngày, áp dụng chế phẩm xử lý rơm rạ đạt hơn 70%; áp dụng bón phân cân đối đạt hơn 90%. Đối với cây màu mỗi xã hoặc HTX cần có diện tích tối thiểu 20 ha; quy mô điểm nhân rộng tối thiểu đạt 10 ha, liền vùng, liền thửa. Đối với cây rau mỗi xã hoặc HTX cần có diện tích tối thiểu 5,0 ha; quy mô điểm nhân rộng tối thiểu đạt 3,0 ha, liền vùng, liền thửa. Đối với cây tiêu mỗi xã hoặc HTX cần có diện tích tối thiểu 50 ha, quy mô điểm nhân rộng tối thiểu đạt 10 ha; có 100% số hộ tham gia thiết kế vườn hồ tiêu có đào rãnh thoát nước trong mùa mưa, che tủ trong mùa khô...

21-10-30_thong_minh_3
Nông dân Quảng Trị tham gia mô hình CSA

Việc tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình bà con nông dân được hỗ trợ các nội dung như giống, các loại vật tư mới như đạm nhả chậm, chế phẩm vi sinh, thiết bị sạ hàng, lên luống, gieo hạt, thiết bị tưới… cơ chế hỗ trợ một vụ trên một diện tích SX. Đối với cây lúa hỗ trợ 50% công cụ sạ hàng (định mức 01 cái/02 ha); 50% giống, 30% vật tư phân bón nhả chậm, 50% chế phẩm xử lý rơm rạ. Với cây màu hỗ trợ 50% công cụ gieo hạt lạc, đậu xanh và ngô (định mức 01 cái/01 ha), 70% giống lạc, đậu xanh và ngô đảm bảo phẩm cấp, 30% phân bón nhả chậm, 100% chế phẩm vi sinh và 100% bạt phủ nilon. Với cây rau hỗ trợ 50% hệ thống tưới tiết kiệm, 50% thiết bị như khay gieo hạt, khay đựng sản phẩm, lưới đen, 50% giống rau mới đảm bảo phẩm cấp, 100% chế phẩm vi sinh. Đối với cây hồ tiêu hỗ trợ 50% hệ thống tưới tiết kiệm, 100% chế phẩm vi sinh phòng trừ bệnh chết nhanh, chết.

Ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị khẳng định qua 4 vụ triển khai thực hiện các mô hình CSA tại các đại điểm ở địa phương cho thấy năng lực áp dụng các tiến bộ KHKT mới và nhận thức về BĐKH của nông dân các vùng dự án đã nâng lên.

Đặc biệt người dân ngày càng quan tâm hơn về bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động BĐKH trong hoạt động SX. Thành công của mô hình tạo bước đột phá trong quá trình thâm canh cây lúa, cây màu, thay đổi phương thức canh tác cũ bằng phương thức canh tác mới, đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, phù hợp với thích ứng BĐKH hiện nay, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hạn chế được thuốc BVTV trên đồng ruộng, tạo nền tảng cho sản xuất hàng hóa nông sản sạch theo hướng bền vững.

 

LÂM QUANG HUY

(Kiến thức gia đình số 46)

'Better Life Farming' - Giúp nông dân canh tác thông minh

'Better Life Farming' - Giúp nông dân canh tác thông minh

Canh tác thông minh là áp dụng giải pháp kỹ thuật tiên tiến, tạo ra mô hình nông nghiệp phát triển bền vững, nâng cao giá trị nông sản và bảo vệ môi trường.

Số hóa để cung - cầu khoa học công nghệ thuận lợi gặp nhau

Số hóa để cung - cầu khoa học công nghệ thuận lợi gặp nhau

Sáng 11/10, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp tổ chức hội thảo giới thiệu mô hình và tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp tại Thư viện Bộ NN-PTNT.

Ra mắt hệ thống quản lý dữ liệu nông sản thành phố Hải Phòng

Ra mắt hệ thống quản lý dữ liệu nông sản thành phố Hải Phòng

HẢI PHÒNG Sở NN-PTNT Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị sơ kết chuyển đổi số ngành NN-PTNT và khai trương hệ thống quản lý dữ liệu nông sản.

Chuyển đổi số nông nghiệp cần thực chất, hiệu quả

Chuyển đổi số nông nghiệp cần thực chất, hiệu quả

Thông qua mạng xã hội, kênh tiếp thị trực tuyến, nông dân không chỉ bán sản phẩm đơn thuần mà còn trực tiếp bán những câu chuyện của nông sản do chính mình làm ra.

Đưa tư duy 'ngoài khung' vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Đưa tư duy 'ngoài khung' vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Từ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sang thế giới sinh học, vi sinh, lợi khuẩn gắn với sức sống con tôm thẻ đã là một bước đi 'vượt khung' của TS. Nguyễn Thanh Mỹ.

Tập huấn ứng dụng Mạng nhà nông tại Đắk Lắk

Tập huấn ứng dụng Mạng nhà nông tại Đắk Lắk

Các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia tập huấn Mạng nhà nông nhằm kết nối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: 'Chuyển đổi số thành công hay không là do thái độ'

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: 'Chuyển đổi số thành công hay không là do thái độ'

Theo Thứ trưởng, ngành nông nghiệp có nhu cầu chuyển đổi số cao nhất nhưng lại gặp nhiều khó khăn nhất, ngành nông nghiệp có nhiều dữ liệu cần thu thập nhưng hiện nay lại có rất ít.

Phần mềm giúp nông dân tiếp cận tiêu chuẩn thị trường nông sản

Phần mềm giúp nông dân tiếp cận tiêu chuẩn thị trường nông sản

TIỀN GIANG Phần mềm miễn phí AgriDataGo giúp bà con nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận các yêu cầu của thị trường một các ngắn gọn, dễ hiểu.

Trồng dưa lưới thủy canh ứng dụng công nghệ số

Trồng dưa lưới thủy canh ứng dụng công nghệ số

BẾN TRE Mô hình trồng dưa lưới thủy canh trong nhà màng, ứng dụng công nghệ số của anh Đỗ Văn Ro cho lợi nhuận 200 triệu đồng mỗi năm trên diện tích 500m2.

Học hỏi nông nghiệp tiết kiệm nước từ văn hóa của Israel

Học hỏi nông nghiệp tiết kiệm nước từ văn hóa của Israel

Chính từ khóa 'văn hóa tiết kiệm nước' của Israel bên cạnh yếu tố công nghệ và tài chính đã giúp nước này phát triển các ý tưởng tưới tiêu đỉnh cao.

Xem Thêm