Thứ sáu, 22/11/2024 | 09:15 GMT +7

  • Click để copy
Thứ hai- 16:00, 03/05/2021

Thái Lan gấp rút đăng ký chỉ dẫn địa lý cho nhiều nông sản

Chính phủ Thái Lan đẩy nhanh việc đăng ký chỉ dẫn địa lý (GI) cho một loạt các sản phẩm tại bốn quốc gia, nhằm ngăn chặn các tiểu thương ở nước ngoài cưỡng đoạt.
Gạo hom mali Thung Kula Rong Hai đã được nộp hồ sơ để đăng ký GI tại Trung Quốc. Ảnh: BKP

Gạo hom mali Thung Kula Rong Hai đã được nộp hồ sơ để đăng ký GI tại Trung Quốc. Ảnh: BKP

Động thái mới vừa được giới chức Thái Lan đưa ra sau khi một số mặt hàng nông sản trong khu vực thời gian gần đây bị mất thương hiệu ở nước ngoài (tuyên bố bản quyền), đồng thời giúp tăng cường xuất khẩu của Thái Lan trong bối cảnh đại dịch năm nay.

GI là chứng chỉ chỉ hàng hóa có đặc điểm riêng biệt đến từ các địa phương, tỉnh- thành, khu vực hoặc quốc gia nhất định.

Ông Prayoth Benyasut, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ Thái Lan, cho biết các đơn đăng ký đã được gửi đến các cơ quan chức năng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Malaysia.

Theo đó, các mặt hàng nông sản Thái Lan bao gồm, gạo hom mali Thung Kula Rong Hai, bưởi Pakpanang Tub Tim Siam và me ngọt Phetchabun đăng ký tại thị trường Trung Quốc; Cà phê Doi Chaang và Doi Tung cùng với dứa Huay Mon ở thị trường Nhật Bản; Me ngọt Phetchabun và long nhãn vàng Lamphun ở Việt Nam; gạo hom mali Thung Kula Rong Hai, gạo Sangyod Muang Phatthalung, bưởi Pakpanang Tub Tim Siam ở Malaysia.

Ông Prayoth nói, việc đăng ký chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản ở nước ngoài sẽ giúp bảo vệ các sản phẩm Thái Lan có xuất xứ từ các địa phương nhất định. Đặc điểm riêng của các dòng sản phẩm này chính là sự hấp dẫn đối với cả người Thái và người nước ngoài. Ngoài ra động thái này cũng thúc đẩy xuất khẩu.

Ông Prayoth cho biết: “Xuất khẩu các sản phẩm GI của Thái Lan dự kiến ​​sẽ tăng 5-10% trong năm nay, thêm 1 tỷ bạt (trên 32 nghìn USD) so với năm ngoái”.

Trước đó Thái Lan đã đăng ký nhiều sản phẩm GI ở nước ngoài, bao gồm gạo hom mali Thung Kula Rong Hai, cà phê Doi Chaang, cà phê Doi Tung, và gạo Sangyod Muang Phatthalung ở Châu Âu; Sợi tơ Thái bản địa Isan tại Việt Nam; và lụa Thái Lamphun ở  Ấn Độ và Indonesia.

Doanh số bán các sản phẩm GI đang có nhiều triển vọng khi chúng ngày càng trở nên nổi tiếng với khách hàng. Điều này đã khiến chính phủ Thái Lan khuyến khích nhiều cộng đồng phát triển chất lượng sản phẩm để nâng cao giá trị của chúng.

Ước tính Thái Lan có thể tăng tổng khối lượng thị trường lên hơn 36 tỷ bạt kể từ khi chính phủ thúc đẩy các sản phẩm GI.

Tính đến nay nước này đã có 137 sản phẩm bản địa được đăng ký GI tại 76 tỉnh thành. Sản phẩm GI mới nhất là gạo Kaw Diew Phichit, được đăng ký vào ngày 27/4.

Hà Dương

(BKP)

Ngành nuôi lợn châu Âu tìm cách lấy niềm tin người tiêu dùng

Ngành nuôi lợn châu Âu tìm cách lấy niềm tin người tiêu dùng

Pháp Hội nghị thường niên của các nhà sản xuất lợn châu Âu (EPP) năm 2024 diễn ra từ 29 - 31/5 tại Nantes sẽ đặt trọng tâm xây dựng chiến lược truyền thông hướng tới khách hàng.

Chính phủ Hàn Quốc tính trợ cấp tiền tươi cho người chăn nuôi

Chính phủ Hàn Quốc tính trợ cấp tiền tươi cho người chăn nuôi

Giá thịt lợn đã tăng 20% so với tháng 4 do chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao, Hàn Quốc tính hỗ trợ tiền mặt cho người chăn nuôi để tăng nguồn thịt.  

Phân tích: Những yếu tố thúc đẩy giá gạo trên thế giới thời gian tới

Phân tích: Những yếu tố thúc đẩy giá gạo trên thế giới thời gian tới

Các động thái từ Ấn Độ và Trung Quốc, xung đột Nga - Ukraine, hạn hán tại Brazil và Paraguay đều có thể ảnh hưởng tới thị trường gạo toàn cầu.

Nga cấm xuất khẩu ngũ cốc sang các nước Liên Xô cũ

Nga cấm xuất khẩu ngũ cốc sang các nước Liên Xô cũ

Chính phủ Nga đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và ngô sang các quốc gia láng giềng thuộc Liên Xô cũ.

Ngành khoai tây Mỹ đối mặt áp lực từ chi phí và xu hướng tiêu dùng

Ngành khoai tây Mỹ đối mặt áp lực từ chi phí và xu hướng tiêu dùng

Ngành công nghiệp khoai tây, giống như nhiều phần còn lại của nền kinh tế Hoa Kỳ, đã thay đổi đáng kể trong hai năm qua do virus Corona.

Giá lúa mì thế giới tăng cao, Ấn Độ chớp cơ hội xuất khẩu

Giá lúa mì thế giới tăng cao, Ấn Độ chớp cơ hội xuất khẩu

Ấn Độ hoàn tất các thỏa thuận xuất khẩu nửa triệu tấn lúa mì những ngày gần đây và dự kiến sẽ ký thêm hợp đồng để tận dụng giá toàn cầu cao kỷ lục.

Giống lúa mì mới giúp Úc tăng 2 tỷ USD hàng năm?

Giống lúa mì mới giúp Úc tăng 2 tỷ USD hàng năm?

Gen mới giúp trồng lúa mì ở tầng sâu hơn, tác động đáng kể đến sản lượng, qua đó có thể làm tăng giá trị hơn 2 tỷ USD/năm (tính riêng ngành lúa mì Úc).

Vương quốc Anh: Nuôi vẹm giúp cải thiện môi trường ven biển

Vương quốc Anh: Nuôi vẹm giúp cải thiện môi trường ven biển

Không chỉ cung cấp thức ăn, nơi ở và cấu trúc cho các sinh vật biển khác, vẹm còn đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng tổng thể của nước.

Ma trận thương hiệu cá hồi ở phía bắc Nhật Bản

Ma trận thương hiệu cá hồi ở phía bắc Nhật Bản

Nghề nuôi cá hồi phát triển nhanh chóng ở Aomori và Iwate, đến mức sự cạnh tranh khốc liệt về thương hiệu đôi khi được ví như cuộc chiến 'giành khu vực' thời phong kiến.

Cải thiện sản lượng lúa mì nhờ luân canh cùng cây guar

Cải thiện sản lượng lúa mì nhờ luân canh cùng cây guar

Trong một mùa bị ảnh hưởng bởi hạn hán và giá phân bón cao, các nhà khoa học của Texas A&M AgriLife đánh giá cao những gì guar cung cấp trong luân canh cây trồng.

Xem Thêm