Thứ bảy, 23/11/2024 | 03:16 GMT +7

  • Click để copy
Thứ hai- 15:01, 11/01/2021

Điểm lại 12 cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới

Cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới là sự kiện thường niên quốc tế được tổ chức lần đầu năm 2009 với mục tiêu tìm hướng đi và xu hướng cho thị trường lúa gạo.

Theo The Rice Trader, đơn vị đứng ra tổ chức sự kiện Gạo ngon nhất thế giới (World's Best Rice) với sự đồng tài trợ của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) và Olam International - công ty đa quốc gia kinh doanh nông sản, thực phẩm đang hoạt động tại trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Sau khi đoạt giải quán quân năm 2019, sản phẩm gạo ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua tiếp tục đoạt giải nhì tại cuộc thi năm 2020. Ảnh: World Best Rice

Sau khi đoạt giải quán quân năm 2019, sản phẩm gạo ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua tiếp tục đoạt giải nhì tại cuộc thi năm 2020. Ảnh: World Best Rice

Nhìn lại tất cả 12 cuộc thi tìm kiếm và bình chọn danh hiệu gạo ngon nhất thế giới hàng năm, đến nay Thái Lan là quốc gia sáu lần chiếm giữ “ngôi Vương”, tiếp theo là Campuchia với bốn lần đoạt giải, Mỹ từng hai lần được vinh danh, còn lại là Myanmar và Việt Nam- mỗi quốc gia cùng được một lần xếp ở vị trí số một.

Tại cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới năm 2019 tại thủ đô Manila (Philippines), lần đầu tiên giống gạo thơm hảo hạng ST25 (Sóc Trăng 25) của Việt Nam được vinh danh là loại gạo ngon nhất thế giới. Đây là giống lúa địa phương của Việt Nam do kỹ sư nông nghiệp Hồ Quang Cua chọn tạo và phát triển trong hơn 20 năm.

Hom Mali (Thai Jasmine) chính là loại gạo vô địch các lần tham gia cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới vào các năm 2009, 2010, 2014 (đồng hạng nhất với gạo Jasmine Campuchia), 2016, 2017, và 2020.

Loại gạo Jamines của Campuchia giành ngôi vị quán quân vào các năm 2012, 2013 (đồng hạng nhất với gạo Calrose của Mỹ), 2014, và lần gần đây nhất là năm 2018. Ngoài ra, loại gạo Calrose của Mỹ cũng đoạt giải nhất độc lập tại cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới năm 2015.

Loại gạo duy nhất đoạt giải của Myanmar là giống lúa Paw Son lên ngôi vào năm 2011.

Cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới được ban tổ chức chọn địa điểm diễn ra sự kiện mỗi năm ở một nước khác nhau, thu hút hàng ngàn chuyên gia và doanh nghiệp tham gia. Trước đó, đơn vị tham gia dự thi phải gửi 2 bịch gạo riêng rẽ, mỗi bịch 2 kg giống nhau (một để nấu thành cơm, một để trưng bày) và chỉ được mô tả đặc điểm chính trên bao bì sản phẩm không  quá 250 chữ, sau đó gửi về đúng địa chỉ và thời hạn theo quy định.

Sau đó, các sản phẩm gạo tham gia cuộc thi sẽ được ban giám khảo bao gồm một nhóm các đầu bếp uy tín quốc tế đánh giá từ lúc mở bao đến khi được nấu chín đúng cách, căn cứ theo các tiêu chí hình thức và hương vị sản phẩm.

Kỹ sư Hồ Quang Cua (thứ hai từ phải qua) và đoàn Việt Nam nhận danh hiệu vô địch năm 2019 ở Philippines. Ảnh: The Rice Trader

Kỹ sư Hồ Quang Cua (thứ hai từ phải qua) và đoàn Việt Nam nhận danh hiệu vô địch năm 2019 ở Philippines. Ảnh: The Rice Trader

Sự kiện mới nhất là lần thứ 12 diễn ra tại Mỹ, từ ngày 1-3/12/2020 đã được tổ chức trực tuyến do đại dịch Covid-19 và danh hiệu quán quân tiếp tục thuộc về gạo Jamines Thái Lan.

Ngay sau khi nhận được tin vui thắng giải từ Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại Jurin Laksanawisit, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã cảm ơn tất cả các bên đã nỗ lực để Thái Lan giành lại vị thế “nhà vô địch toàn cầu” bởi giải thưởng sẽ mang lại lợi ích cho nông dân và ngành xuất khẩu gạo của đất nước.

Thủ tướng Thái Lan cũng nêu rõ, chính phủ sẽ ưu tiên thực hiện chiến lược lúa gạo giai đoạn 2020-2024, nhằm đưa Thái Lan trở thành nước đứng đầu thế giới về sản xuất và tiếp thị gạo. Ông Prayut đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết và vai trò “bếp ăn toàn cầu” của Thái Lan để phát triển các sản phẩm gạo đa dạng, đáp ứng nhu cầu thế giới.

Kim Long

Ngành nuôi lợn châu Âu tìm cách lấy niềm tin người tiêu dùng

Ngành nuôi lợn châu Âu tìm cách lấy niềm tin người tiêu dùng

Pháp Hội nghị thường niên của các nhà sản xuất lợn châu Âu (EPP) năm 2024 diễn ra từ 29 - 31/5 tại Nantes sẽ đặt trọng tâm xây dựng chiến lược truyền thông hướng tới khách hàng.

Chính phủ Hàn Quốc tính trợ cấp tiền tươi cho người chăn nuôi

Chính phủ Hàn Quốc tính trợ cấp tiền tươi cho người chăn nuôi

Giá thịt lợn đã tăng 20% so với tháng 4 do chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao, Hàn Quốc tính hỗ trợ tiền mặt cho người chăn nuôi để tăng nguồn thịt.  

Phân tích: Những yếu tố thúc đẩy giá gạo trên thế giới thời gian tới

Phân tích: Những yếu tố thúc đẩy giá gạo trên thế giới thời gian tới

Các động thái từ Ấn Độ và Trung Quốc, xung đột Nga - Ukraine, hạn hán tại Brazil và Paraguay đều có thể ảnh hưởng tới thị trường gạo toàn cầu.

Nga cấm xuất khẩu ngũ cốc sang các nước Liên Xô cũ

Nga cấm xuất khẩu ngũ cốc sang các nước Liên Xô cũ

Chính phủ Nga đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và ngô sang các quốc gia láng giềng thuộc Liên Xô cũ.

Ngành khoai tây Mỹ đối mặt áp lực từ chi phí và xu hướng tiêu dùng

Ngành khoai tây Mỹ đối mặt áp lực từ chi phí và xu hướng tiêu dùng

Ngành công nghiệp khoai tây, giống như nhiều phần còn lại của nền kinh tế Hoa Kỳ, đã thay đổi đáng kể trong hai năm qua do virus Corona.

Giá lúa mì thế giới tăng cao, Ấn Độ chớp cơ hội xuất khẩu

Giá lúa mì thế giới tăng cao, Ấn Độ chớp cơ hội xuất khẩu

Ấn Độ hoàn tất các thỏa thuận xuất khẩu nửa triệu tấn lúa mì những ngày gần đây và dự kiến sẽ ký thêm hợp đồng để tận dụng giá toàn cầu cao kỷ lục.

Giống lúa mì mới giúp Úc tăng 2 tỷ USD hàng năm?

Giống lúa mì mới giúp Úc tăng 2 tỷ USD hàng năm?

Gen mới giúp trồng lúa mì ở tầng sâu hơn, tác động đáng kể đến sản lượng, qua đó có thể làm tăng giá trị hơn 2 tỷ USD/năm (tính riêng ngành lúa mì Úc).

Vương quốc Anh: Nuôi vẹm giúp cải thiện môi trường ven biển

Vương quốc Anh: Nuôi vẹm giúp cải thiện môi trường ven biển

Không chỉ cung cấp thức ăn, nơi ở và cấu trúc cho các sinh vật biển khác, vẹm còn đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng tổng thể của nước.

Ma trận thương hiệu cá hồi ở phía bắc Nhật Bản

Ma trận thương hiệu cá hồi ở phía bắc Nhật Bản

Nghề nuôi cá hồi phát triển nhanh chóng ở Aomori và Iwate, đến mức sự cạnh tranh khốc liệt về thương hiệu đôi khi được ví như cuộc chiến 'giành khu vực' thời phong kiến.

Cải thiện sản lượng lúa mì nhờ luân canh cùng cây guar

Cải thiện sản lượng lúa mì nhờ luân canh cùng cây guar

Trong một mùa bị ảnh hưởng bởi hạn hán và giá phân bón cao, các nhà khoa học của Texas A&M AgriLife đánh giá cao những gì guar cung cấp trong luân canh cây trồng.

Xem Thêm