Thứ sáu, 22/11/2024 | 22:02 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 09:36, 25/04/2018

Nhiều startup bị 'sập bẫy' công nghệ cao của VINACA

Những năm qua, Cty TNHH VINACA đã vẽ ra nhiều dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, sau đó thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tiền của những startup mang giấc mơ khởi nghiệp.

Đặc biệt, sau khi bị startup phát hiện và kéo đến đòi nợ, đối tượng đã giở giọng thách thức, đe dọa người bị hại...
 

Bỏ vốn đối ứng là thành tỷ phú

Bằng cách vẽ ra các dự án có thể đem về tiền tỷ cùng nhà lầu, xe hơi, Cty TNHH Vinaca đã thu hút sự quan tâm của nhiều người tham gia. Đỉnh cao nhất là gói “khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao” như trồng tre nuôi bò, trồng tre làm thuốc ung thư vàng nano sinh học; trồng tre làm gạo; trồng tre nấu rượu; trồng củ chuối lấy nghệ’; nuôi lợn thịt sạch....

12-53-33_vnc-6
Chi nhánh của Vinaca tại Phú Thọ

Vinaca hứa cấp vốn lên đến hàng tỷ đồng, cấp công nghệ và bao tiêu sản phẩm để thực hiện dự án, thậm chí hứa bao luôn cả mức lợi nhuận 10%/tháng. Nhưng điều kiện tiên quyết để tham gia là phải có vốn đối ứng. Người tham gia phải ký quỹ đặt cọc từ 10 triệu đến 500 triệu đồng, tùy theo từng gói. “Bỏ vốn đối ứng xong, coi như là thành tỉ phú” – theo như lời quảng cáo.

Thế nhưng, tìm gặp những người đã từng góp vốn vào Cty TNHH Vinaca để ôm mộng làm giàu, niềm vui chẳng thấy, thứ còn lại chỉ là nỗi cay đắng, ân hận vì đã lỡ mang niềm tin mù quáng.
 

Các bị hại viết đơn tố cáo

Ngày 2/1/2018, chị P.T.H (sinh năm 1978), trú tại xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã viết đơn tố cáo gửi đến các cơ quan chức năng về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Vinaca. Trong đơn, chị H cho biết, chị khao khát làm 1 trang trại sạch nhưng không có tiền đầu tư. Khi vào mạng xem các dự án đầu tư, chị biết đến Cty Vinaca do anh Nguyễn Xuân Thu làm lãnh đạo. Được nghe anh Thu thuyết trình về các dự án, chị H mừng rỡ và mời anh Thu lên thăm.

Qua một thời gian trao đổi, chị H được anh Thu cho làm dự án “Nuôi lợn thịt sạch Vinaca” với số vốn 5 tỷ đồng do Cty đầu tư vốn và công nghệ. Nhưng để có được dự án, chị phải nộp cho Cty số tiền là 100 triệu đồng. Sau 40 ngày thì dự án sẽ được giải ngân và đi vào hoạt động.

Dù không có tiền, nhưng chị H đã đi vay 100 triệu đồng với lãi suất 4.000 đồng/triệu/ngày (tương đương mỗi tháng phải trả cho chủ nợ 12 triệu). Sau đó chị thuê một trang trại đẹp và rộng, có thể nuôi được 3.000 con lợn/lứa. Tuy nhiên, chị H cho biết: “Sau 40 ngày, vốn dự án không được giải ngân, anh Thu lại bảo tôi nộp thêm 200 triệu nữa mới đủ và hẹn tôi tiếp 30 ngày nữa. Tôi lại đi vay thêm 200 triệu và chờ hết 30 ngày, rồi lại 40 ngày. Chờ mãi, hết tháng này qua tháng khác, tôi vẫn không thấy gì”.

12-53-33_vnc-1
12-53-33_vnc-2
12-53-33_vnc-3
Hợp đồng hợp tác dự án nuôi lợn thịt sạch giữa Công ty Hồng An Phong và chị H.

Cũng theo lời chị H, khi bàn việc hợp tác kinh doanh thì chị đều làm việc với ông Thu, nhưng khi nhận hợp đồng thì ông Thu đưa cho chị H hợp đồng có con dấu của Cty TNHH Hồng An Phong (được giới thiệu là thuộc Cty Vinaca), có địa chỉ tại tổ 4B – Hương Trầm, phường Dữu Lâu, TP Việt Trì (Phú Thọ). Công ty này do bà Hà Thị Tần làm giám đốc.

Đến nay đã gần 2 năm trôi qua, lãi mẹ đẻ lãi con, chị H đã nợ gần 700 triệu đồng chỉ vì tin tưởng và chờ đợi dự án. Nhưng dự án thì vẫn biệt vô âm tín.
 

"Tao sai khiến được cả công an, nghe rõ chưa?"

Tháng 12/2017, chị H làm đơn lên UBND tỉnh, Sở KH- ĐT Phú Thọ hỏi về các dự án của Cty Hồng An Phong có được giải ngân và đi vào hoạt động hay không? Sở trả lời bằng văn bản, là không có bất kì kế hoạch nào liên quan tới dự án nuôi lợn sạch của Cty TNHH Hồng An Phong cả.

Vừa qua, nhóm PV chúng tôi theo chân chị H đến gặp bà Hà Thị Tần để “làm rõ trắng đen”. Tuy nhiên, ngôi nhà kín cổng cao tường, bà Tần không tiếp mà đứng trên ban công tầng 2 xua đuổi chúng tôi: “Có việc gì mà dẫn hai thằng đến đây. Tao chả có liên quan. Cút! Chưa đứa nào vớ vẩn với tao được nửa câu đâu nhá”.

12-53-33_vnc-5
Bà Tần – GĐ Cty Hồng An Phong xua đuổi và doạ chị H không được đến làm phiền

Sau đó, bà này quay sang chúng tôi bảo: “Dự án của nó (chị H) là nó làm với thằng Thu. Nó phải gặp thằng Thu”.

- Nhưng con dấu trong hợp đồng (hợp tác dự án nuôi lợn sạch Vinaca) là của công ty chị? Chúng tôi hỏi lại. 

- Con dấu thì àm sao? Vớ va vớ vẩn, đừng có bố láo, cẩn thận không tao viết đơn khởi kiện đấy. Biết bao nhiêu lần, (cán bộ thi hành) pháp luật đến làm việc, có sờ vào lông chân tao được không mà mày dẫn mấy thằng đầu trâu mặt ngựa đến đây (bà Tần tưởng PV là xã hội đen, đi đòi nợ thuê). Khi làm dự án, thì thằng Thu với mày đã gặp nhau. Và tao chỉ là người ký. Tao ký cho hàng nghìn hộ. Ký tờ giấy là tao được ủy quyền.

- Nhưng mà giấy tờ có dấu của chị - một đồng nghiệp của tôi nói.

- Giấy tờ mày ra pháp luật mà hỏi. Chúng mày không đủ tầm giải quyết!

12-53-33_vnc-4
Hoá đơn chị H chuyển tiền cho Công ty Hồng An Phong
"Hai cái thằng đầu trọc (bà Tần chỉ tay xuống phía chúng tôi), đừng có nhầm tao nhá. Bà nội mày không phải là người không trình độ, không phải người không quan hệ, không phải người bình thường đâu. Đưa nhau đến đây tưởng thịt được tao à (!?). Nếu hỏi về chữ ký, công an cấp huyện cũng không có quyền vặn tao, công an cấp tỉnh cũng không có quyền vặn tao. Tao sai khiến được cả công an, mày nghe rõ chưa", bà Hà Thị Tần.

 

Nhóm PVĐT

'Better Life Farming' - Giúp nông dân canh tác thông minh

'Better Life Farming' - Giúp nông dân canh tác thông minh

Canh tác thông minh là áp dụng giải pháp kỹ thuật tiên tiến, tạo ra mô hình nông nghiệp phát triển bền vững, nâng cao giá trị nông sản và bảo vệ môi trường.

Số hóa để cung - cầu khoa học công nghệ thuận lợi gặp nhau

Số hóa để cung - cầu khoa học công nghệ thuận lợi gặp nhau

Sáng 11/10, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp tổ chức hội thảo giới thiệu mô hình và tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp tại Thư viện Bộ NN-PTNT.

Ra mắt hệ thống quản lý dữ liệu nông sản thành phố Hải Phòng

Ra mắt hệ thống quản lý dữ liệu nông sản thành phố Hải Phòng

HẢI PHÒNG Sở NN-PTNT Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị sơ kết chuyển đổi số ngành NN-PTNT và khai trương hệ thống quản lý dữ liệu nông sản.

Chuyển đổi số nông nghiệp cần thực chất, hiệu quả

Chuyển đổi số nông nghiệp cần thực chất, hiệu quả

Thông qua mạng xã hội, kênh tiếp thị trực tuyến, nông dân không chỉ bán sản phẩm đơn thuần mà còn trực tiếp bán những câu chuyện của nông sản do chính mình làm ra.

Đưa tư duy 'ngoài khung' vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Đưa tư duy 'ngoài khung' vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Từ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sang thế giới sinh học, vi sinh, lợi khuẩn gắn với sức sống con tôm thẻ đã là một bước đi 'vượt khung' của TS. Nguyễn Thanh Mỹ.

Tập huấn ứng dụng Mạng nhà nông tại Đắk Lắk

Tập huấn ứng dụng Mạng nhà nông tại Đắk Lắk

Các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia tập huấn Mạng nhà nông nhằm kết nối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: 'Chuyển đổi số thành công hay không là do thái độ'

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: 'Chuyển đổi số thành công hay không là do thái độ'

Theo Thứ trưởng, ngành nông nghiệp có nhu cầu chuyển đổi số cao nhất nhưng lại gặp nhiều khó khăn nhất, ngành nông nghiệp có nhiều dữ liệu cần thu thập nhưng hiện nay lại có rất ít.

Phần mềm giúp nông dân tiếp cận tiêu chuẩn thị trường nông sản

Phần mềm giúp nông dân tiếp cận tiêu chuẩn thị trường nông sản

TIỀN GIANG Phần mềm miễn phí AgriDataGo giúp bà con nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận các yêu cầu của thị trường một các ngắn gọn, dễ hiểu.

Trồng dưa lưới thủy canh ứng dụng công nghệ số

Trồng dưa lưới thủy canh ứng dụng công nghệ số

BẾN TRE Mô hình trồng dưa lưới thủy canh trong nhà màng, ứng dụng công nghệ số của anh Đỗ Văn Ro cho lợi nhuận 200 triệu đồng mỗi năm trên diện tích 500m2.

Học hỏi nông nghiệp tiết kiệm nước từ văn hóa của Israel

Học hỏi nông nghiệp tiết kiệm nước từ văn hóa của Israel

Chính từ khóa 'văn hóa tiết kiệm nước' của Israel bên cạnh yếu tố công nghệ và tài chính đã giúp nước này phát triển các ý tưởng tưới tiêu đỉnh cao.

Xem Thêm