Thứ năm, 12/12/2024 | 04:29 GMT +7
Ngày 6/9, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) tổ chức họp báo giới thiệu về Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 23 - AgroViet 2023.
Với chủ đề “Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp sinh thái, bền vững”, Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 23 là hoạt động xúc tiến thương mại thường niên quan trọng được Bộ NN-PTNT chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức từ ngày 14 đến 17/9/2023.
Agroviet 2023 có quy mô gần 200 gian hàng trong nước và quốc tế. Tính đến thời điểm hiện tại, Ban tổ chức đã nhận được đăng ký tham gia của gần 100 đơn vị, doanh nghiệp, tương đương 192 gian hàng. Trong đó có các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, Nga và 45 địa phương trong cả nước như: Hà Nội, TP.HCM, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang, Đắk Nông, Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Đồng Tháp, Lào Cai, Hải Phòng, Sơn La, Yên Bái, Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang, Quảng Ninh...
Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp cho biết: Tiếp nối kết quả của các Hội chợ năm trước, AgroViet 2023 được tổ chức nhằm thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu kinh tế quốc tế, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, giao dịch thương mại, tôn vinh những sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản phẩm OCOP, nông đặc sản của các địa phương trong cả nước; là cơ hội để các doanh nghiệp, HTX củng cố, khai thác thị trường nội địa và xuất khẩu.
AgroViet 2023 sẽ trưng bày, giới thiệu nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú với nhiều sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của địa phương, điển hình như: Gạo ST25, trà Thái Nguyên, trà hoa vàng Tam Đảo, yến sào Nha Trang, nước mắm Ba Làng, nem chua Thanh Hóa, hành tím Sóc Trăng, hành tỏi Lý Sơn, giò me Nghệ An...; nhiều sản phẩm nông sản, thực phẩm có xuất xứ từ Úc như bào ngư, dầu ôliu, mật ong Manuka, mật ong hoa bản địa Úc; các loại hoa tươi, rau củ và trái cây của Trung Quốc; thực phẩm và quà lưu niệm từ Liên Bang Nga như phô mai, bơ, dầu hướng dương, lật đật, búp bê gỗ...
Ngoài ra, Hội chợ còn giới thiệu các dây chuyền công nghệ cảm biến phục vụ sản xuất, chế biến nông sản của Hàn Quốc như: Máy đo hàm lượng đường, phát hiện bất thường bên trong rau củ quả mà không cần cắt thử, sử dụng công nghệ cảm biến hình ảnh để phân loại màu sắc và hình dạng trái cây và rau củ quả. Nhiều máy, thiết bị công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp từ Trung Quốc như: Thiết bị lạnh và cách nhiệt, thiết bị máy sấy gia súc, gia cầm, xe điện ba bánh, xe nâng, máy xúc, máy phát điện, máy phun điện…
Để thuận tiện cho khách hàng tham quan, năm nay, Ban tổ chức đã có các phương án bố trí, sắp xếp các khu vực gian hàng bao gồm:
- Khu gian hàng triển lãm chung có quy mô 100m2 được thiết kế bắt mắt, đặc biệt nhằm quảng bá về thành tựu ngành nông nghiệp Việt Nam, kết quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ NN-PTNT thông qua hình ảnh, số liệu, clip quảng bá về các sản sản phẩm nông nghiệp chủ lực có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, các sản phẩm OCOP cấp quốc gia…
- Khu gian hàng trong nước gắn với chuỗi giá trị nông nghiệp gồm 120 - 160 gian hàng tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp trực tiếp giới thiệu các sản phẩm và tìm kiếm khách hàng; không gian giới thiệu, trình diễn các sản phẩm mới, các công nghệ mới phục vụ sản xuất.
- Khu gian hàng quốc tế gồm 30 gian hàng tiêu chuẩn của doanh nghiệp các nước Úc, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước khu vực ASEAN..., các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài, công ty liên doanh…
- Khu gian hàng còn lại là không gian trưng bày quảng bá, giới thiệu các điểm du lịch nông thôn và văn hóa vùng miền; không gian trải nghiệm ẩm thực văn hóa vùng miền, thử nếm, thưởng thức đồ uống như trà, cà phê...; khu gian hàng của các startup.
Trong khuôn khổ Hội chợ, sẽ diễn ra một số hội nghị, hội thảo như: Hội thảo “Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững gắn với mô hình du lịch nông thôn” (chiều 14/9); Hội nghị giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài (sáng 15/9); Hội thảo “Tuyên truyền, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên sàn thương mại điện tử năm 2023” (chiều 15/9).
Chăn nuôi bò thịt trên thế giới đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ dựa trên công nghệ và yêu cầu thị trường, giúp tăng hiệu quả kinh tế và giảm tác động môi trường.
Công ty TNHH Hải Linh gắn liến tên tuổi đại gia Phú Thọ đứng đầu danh sách nợ thuế ở tỉnh Phú Thọ với gần 288 tỷ đồng, chiếm 32% tổng số nợ.
ĐBSCL Đồng hành Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, MTK Hữu Thành cung cấp giải pháp phân bón chuyên biệt, giúp nông dân giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Công ty Cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông vinh dự được xướng tên trong danh sách “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024”.
Công ty Vedan Việt Nam đã trao tặng hơn 400 suất học bổng với tổng giá trị 410 triệu đồng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Bão số 3 và lũ lụt khiến cho không ít vùng sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề, tuy nhiên những nơi đầu tư hạ tầng, nhà màng vững chắc thì ít bị.
C.P. Việt Nam vừa kêu gọi cán bộ, công nhân viên chung tay hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3, đồng thời triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực.
Thái Nguyên Website mới của HTX Chè Nhật Thức do Công ty Núi Pháo hỗ trợ xây dựng và phát triển với mong muốn giúp HTX nâng tầm nhận diện thương hiệu.
Với công nghệ Lidar, việc thiết lập đường bay thực hiện dễ dàng, công nhân vận hành chỉ cần thao tác bay lần đầu tiên, thông qua công nghệ sử dụng tia laser
Phấn khởi, kỳ vọng là tâm trạng chung các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nói về sự kiện khởi công dự án VSIP tổ chức vào sáng nay (25/6).