Thứ sáu, 22/11/2024 | 17:55 GMT +7
Tỉnh Đồng Tháp đang đẩy mạnh phương thức sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng nông sản và giảm chi phí sản xuất tiến dần đến nền nông nghiệp tiến tiến, theo hướng chuyên nghiệp và chiều sâu. Tỉnh đã kiến nghị Bộ NN-PTNT đề xuất Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh bổ sung khu ứng dụng nông nghiệp cao...
Ông Đoàn Thanh Hiền chia sẻ kinh nghiệm sản xuất xoài rải vụ |
Huyện Thanh Bình đã xây dựng các dự án, mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, cụ thể vùng chuyên canh hoa màu 5 xã cù lao Tây với diện tích khoảng 1.300ha phát triển mô hình chăn nuôi bò sinh sản, mô hình chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT), mô hình cánh đồng lớn, dự án nông nghiệp công nghệ cao Ecofarm, vùng sản xuất ớt đạt chuẩn VietGAP...
Chia sẻ kinh nghiệm trong việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất lúa, lão nông Nguyễn Văn Diêu ở ấp Bình Trung, xã Bình Thành, huyện Thanh Bình cho biết, với diện tích hơn 1,7ha đất trồng lúa ứng dụng phương thức cấy máy, lượng giống 50kg/ha, năng suất đạt 7,2 tấn/ha, bán với giá 5.700 đồng/kg, sau khi trừ chi phí còn lợi nhuận hơn 20 triệu đồng/ha. So với kỹ thuật canh tác truyền thống, sản xuất lúa áp dụng “3 giảm, 3 tăng” giảm được 50kg lúa giống/ha từ đó giảm chi phí sản xuất phân bón, thuốc BVTV được khoảng 40%.
Các vùng dự án rau an toàn như huyện Hồng Ngự, Lấp Vò, Thanh Bình… đã áp dụng hệ thống tưới phun tự động, sử dụng màng phủ nông nghiệp, dùng vi sinh xử lý giá thể trồng. Trên cây bắp đã triển khai ứng dụng giống chuyển đổi gen cho hiệu quả kháng sâu rất tốt so với giống bắp không chuyển gen. Bên cạnh đó còn nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất ớt theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích lên hàng trăm ha. Rau màu sản xuất ra có nhiều Cty đứng ra bao tiêu sản phẩm. Cty Ecofarm thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu ứng dụng công nghệ cao với diện tích 8.000m2.
Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, tỉnh đã triển khai gần 20 mô hình ứng dụng công nghệ sinh thái trên ruộng lúa, quản lý rầy nâu bằng biện pháp sinh học kết hợp công nghệ sinh thái, sản xuất lúa sử dụng phân hữu cơ, luân canh lúa - tôm, lúa - đậu nành; ứng dụng hệ thống GIS trong quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ công tác dự tính, dự báo dịch hại trên cây lúa góp phần theo dõi và quản lý dịch hại đạt hiệu quả.
Ứng dụng hệ thống tưới phun tự động trên hoa kiểng |
Ngành nông nghiệp tỉnh đã khuyến khích nhà vườn sản xuất cây ăn trái theo hướng VietGAP, hỗ trợ các địa phương xây dựng thành công thương hiệu cây ăn trái như: Xoài Cao Lãnh, Quýt hồng Lai Vung, Nhãn Châu Thành và chứng nhận cây đầu dòng trên xoài, nhãn... Hiện tại đã có 21ha/25 hộ được cấp chứng nhận xoài đạt tiêu chuẩn GlobalGAP; 5ha/5 hộ được cấp chứng nhận xoài đạt tiêu chuẩn VietGAP và cấp mã số vùng trồng xoài xuất khẩu sang New Zealand với diện tích 33,2ha/40 hộ.
Ông Đoàn Thanh Hiền ở xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh sở hữu hơn 1,7ha xoài Cát Chu và Cát Hòa Lộc sản xuất theo hướng VietGAP cho biết thêm, việc sản xuất đòi hỏi cần phải đạt tiêu chuẩn để xây dựng thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm, cung ứng thị trường khó tính như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc… Đồng thời, việc ứng dụng công nghiệp cao sẽ giúp nông dân thay đổi phương thức truyền thống và dần tạo quy trình sản xuất an toàn.
Mặc khác, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất hoa kiểng cũng được ngành nông nghiệp quan tâm đầu tư và đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng. Việc ứng dụng công nghệ nhà màng trong sản xuất đang được nhiều đơn vị quan tâm đầu tư. Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh đã chủ động nhân giống bằng phương pháp cấy mô đối với một số loại hoa kiểng để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Trung tâm đang đầu tư xây dựng mới khu nuôi cấy mô với công suất sản xuất 1 - 2 triệu cây giống cấy mô/năm và hệ thống nhà lưới, nhà màng, hệ thống tưới và cung cấp phân bón… hợp tác với Hà Lan, Nhật Bản từng bước chuyển giao giống hoa kiểng mới, kỹ thuật sản xuất công nghệ cao để thúc đẩy phát triển làng hoa Sa Đéc.
Ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, tỉnh đã kiến nghị Bộ NN-PTNT đề xuất Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh bổ sung khu ứng dụng nông nghiệp cao tỉnh Đồng Tháp với diện tích 150 - 200ha gồm 3 tiểu khu: Chuyên phát triển sản xuất hoa kiểng tại thành phố Sa Đéc; vùng chuyên canh cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản kết hợp với du lịch huyện Cao Lãnh và vùng chuyên canh hoa màu huyện Thanh Bình vào Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 575 của Thủ tướng Chính phủ. |
Canh tác thông minh là áp dụng giải pháp kỹ thuật tiên tiến, tạo ra mô hình nông nghiệp phát triển bền vững, nâng cao giá trị nông sản và bảo vệ môi trường.
Sáng 11/10, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp tổ chức hội thảo giới thiệu mô hình và tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp tại Thư viện Bộ NN-PTNT.
HẢI PHÒNG Sở NN-PTNT Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị sơ kết chuyển đổi số ngành NN-PTNT và khai trương hệ thống quản lý dữ liệu nông sản.
Thông qua mạng xã hội, kênh tiếp thị trực tuyến, nông dân không chỉ bán sản phẩm đơn thuần mà còn trực tiếp bán những câu chuyện của nông sản do chính mình làm ra.
Từ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sang thế giới sinh học, vi sinh, lợi khuẩn gắn với sức sống con tôm thẻ đã là một bước đi 'vượt khung' của TS. Nguyễn Thanh Mỹ.
Các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia tập huấn Mạng nhà nông nhằm kết nối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo Thứ trưởng, ngành nông nghiệp có nhu cầu chuyển đổi số cao nhất nhưng lại gặp nhiều khó khăn nhất, ngành nông nghiệp có nhiều dữ liệu cần thu thập nhưng hiện nay lại có rất ít.
TIỀN GIANG Phần mềm miễn phí AgriDataGo giúp bà con nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận các yêu cầu của thị trường một các ngắn gọn, dễ hiểu.
BẾN TRE Mô hình trồng dưa lưới thủy canh trong nhà màng, ứng dụng công nghệ số của anh Đỗ Văn Ro cho lợi nhuận 200 triệu đồng mỗi năm trên diện tích 500m2.
Chính từ khóa 'văn hóa tiết kiệm nước' của Israel bên cạnh yếu tố công nghệ và tài chính đã giúp nước này phát triển các ý tưởng tưới tiêu đỉnh cao.