Thứ sáu, 29/03/2024 | 18:49 GMT +7

  • Click để copy
Thứ hai- 10:18, 30/09/2019

Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn: VIDA là sân chơi lớn cho các doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp

Tân Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) cho rằng, nếu thành viên VIDA cùng bắt tay nhau để xây dựng các chuỗi liên kết bền vững thì sẽ tạo ra những ngành hàng giá trị lớn, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới.  

Vào tâm bão để tìm kiếm cơ hội phát triển

Nhân dịp ông Vũ Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Hùng Nhơn được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, PV NNVN có cuộc trò chuyện với ông về dự án “cực khủng” trong lĩnh vực nông nghiệp, tiềm ẩn đầy rẫy rủi ro mà công ty đang theo đuổi: nuôi heo giữa bão dịch tả châu Phi.

Theo người đứng đầu Hùng Nhơn Group, dự án này sẽ không bị “đắp chiếu” hoặc đút vào ngăn kéo. Một tổ hợp khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN sẽ được khởi công tại Đắk Lắk vào cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020, với tổng vốn đầu tư 66 triệu đô la Mỹ (tương đương khoảng 1.500 tỷ đồng).

Mặc dù thừa nhận đầu tư nuôi heo thời điểm này là sự mạo hiểm lớn, nhưng ông Hùng cho rằng: “Đây là cơ hội để chúng tôi phát triển. Chúng tôi rất tự tin khi có người đồng hành là Tập đoàn De Heus đến từ Hà Lan với hơn 100 năm kinh nghiệm. Họ sở hữu hệ thống công nghệ chăn nuôi tân tiến trên thế giới”.

Chủ tịch Hùng Nhơn Group được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh

“Dịch tả heo châu Phi giống như một cơn bão quét qua ngành chăn nuôi. Nếu đi vào đúng tâm bão thì chúng tôi sẽ an toàn, còn nếu đi vào rìa bão thì cơn bão đó sẽ hất văng hoặc nhấn chìm chúng tôi.

Thời gian tới, tôi nghĩ chắc chắn giá heo của Việt Nam sẽ tăng rất cao, vì hiện tại ở Trung Quốc đã hơn 100.000/kg heo hơi rồi. Chúng tôi đi đúng vào trọng tâm của “cơn bão” dịch tả heo, thì chúng tôi tự tin chiến thắng”, ông Vũ Mạnh Hùng chia sẻ.

Được biết, Hùng Nhơn Group sẽ hợp tác với Tập đoàn De Heus xây dựng trại heo giống có quy mô 2.400 heo nái cụ kị (GGP), hàng năm sản xuất ra 24.000 heo nái bố mẹ (GP), heo nái hậu bị (PS) và khoảng 48.000 heo thịt.

Ứng dụng công nghệ 4.0

Toàn bộ quá trình chăn nuôi và sinh sản được kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ các tiêu chuẩn về nguồn thức ăn, tiêm phòng, thao tác kĩ thuật nhằm tạo ra và đáp ứng nhu cầu tăng cao về heo giống ông bà, bố mẹ, heo giống thương phẩm có chất lượng cao, tạo ra nguồn nông sản sạch cho thị trường, hướng tới việc thành lập vùng an toàn dịch bệnh.

Phối cảnh dự án trang trại heo giống trị giá 500 tỷ đồng của Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn De Heus.

Điển hình, trang trại này sẽ ứng dụng theo công nghệ 4.0 lên từng các cá thể được gắn chíp. Bên cạnh đó, còn vận hành bởi một phần mềm quản lý trang trại hiện đại bậc nhất Việt Nam.

Hiện nay, tất cả được vận hành tự động từ nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đến từng cá thể heo. Bên cạnh đó, dự án cũng được đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời phục vụ hoạt động sản xuất góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường phù hợp với xu hướng thế giới. Điều này thể hiện sự cam kết cung ứng sản phẩm sạch, bền vững.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ được tổ chức theo chuỗi khép kín, từ chọn lọc, sản xuất con giống heo - gà; nhà máy giết mổ heo tự động; sản xuất thức ăn chăn nuôi theo hướng hữu cơ; sản xuất phân bón hữu cơ và thương mại các sản phẩm chăn nuôi có chất lượng hàng đầu Việt Nam và hướng tới xuất khẩu ra khu vực Đông Nam Á. Trong đó, Hùng Nhơn Group sẽ đóng vai trò là một trong những mắt xích của chuỗi giá trị sản phẩm mang tầm cỡ quốc tế.

Ông Vũ Mạnh Hùng (thứ 2 từ trái sang) cùng lãnh đạo Hiệp hội VIDA trong ngày ra mắt.

Trở lại câu chuyện nhân ngày ra mắt Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, với vai trò là thành viên Ban Vận động thành lập Hiệp hội suốt 3 năm qua, ông Vũ Mạnh Hùng hy vọng đây sẽ là sân chơi của tất cả doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp lớn của Việt Nam. Nếu các thành viên cùng bắt tay nhau để xây dựng các chuỗi liên kết bền vững, thì sẽ tạo ra những ngành hàng giá trị lớn, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam gắn chặt với thời đại công nghệ 4.0, hình thành chuỗi liên kết khép kín và đề cao tính minh bạch trong toàn bộ khâu để tạo ra sản phẩm nông sản. 

Đây là nhiệm vụ chúng tôi tập trung trong thời gian tới, để thay đổi nhận thức, tư duy của những nhà sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp bền vững, tạo ra sản phẩm tốt cho người tiêu dùng trên toàn thế giới. Nếu không đi theo hướng đó, chúng ta sẽ chết trên sân nhà.

MINH PHÚC

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm