Thứ tư, 20/11/2024 | 23:05 GMT +7
Ông Trương Gia Bình phát biểu tại Lễ ra mắt Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh. |
Đặc biệt, Hiệp hội sẽ tìm kiếm, chọn lọc công nghệ phù hợp cho từng mô hình canh tác, chế biến tại Việt Nam, thu hút đầu tư cho chế biến sâu tại Việt Nam.
Thay mặt Ban Vận động thành lập Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam khóa I (2019 - 2024) tại Hà Nội vào sáng 29/9, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần FPT, chia sẻ: Ngành nông nghiệp của Việt Nam đang chứng kiến những khởi sắc rõ rệt nhất với những triển vọng to lớn, hứa hẹn sẽ là một trong những ngành đạt được bứt phá trong tương lai.
Nhận định trên của Chủ tịch FPT dựa vào những tác động tích cực từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cũng như sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân nông nghiệp thế hệ mới.
Chuyên viên tổ chức phi chính phủ Bộ Nội vụ trao quyết định thành lập Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh. |
Phát triển từ nền tảng Câu Lạc Bộ Nông nghiệp Công nghệ cao (DAA) thuộc Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam (VYEA), Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) ra đời nhằm củng cố sức mạnh tập thể, tinh thần đoàn kết, tập hợp nguồn lực để cùng lan tỏa và phát triển nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng số hóa với mục tiêu tối thượng “Giàu từ Nông nghiệp - Prosperity by Agriculture”.
“Ban Vận động thành lập Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam thiết tha nhận được sự đồng tâm hiệp lực của các anh chị em doanh nhân ở tất cả các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp như: sản xuất, chế biến, thương mại, đầu tư, công nghệ, trang trại, phân bón, bảo vệ thực/động vật, logistics,…”, ông Bình nói.
Quá trình bầu ban chấp hành/thường vụ của hội. Ảnh: Tùng Đinh. |
Hiệp hội dự kiến sẽ hỗ trợ phát triển những dự án quy mô lớn nhằm hiện đại hóa nền nông nghiệp Việt Nam, giới thiệu các trung tâm nông sản chất lượng cao trên thế giới, sàn giao dịch nông sản online kết nối toàn cầu, triển khai hệ thống đào tạo nghề nông nghiệp số cho Việt Nam và khu vực, các trung tâm chế biến và bảo quản nông sản tại các vùng…
Các đại biểu tham dự Đại hội thành lập Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA). Ảnh: Tùng Đinh. |
Trong suốt 3 năm qua, Ban vận động thành lập Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam đã tập hợp nguồn lực và tiến hành thủ tục trình các cấp có thẩm quyền cho phép thành lập Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, nhằm quy tụ nhân tài và chung tay góp sức đưa nền nông nghiệp Việt Nam tiệm cận với nền nông nghiệp của các quốc gia phát triển.
Đại hội thành lập Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam khóa I (nhiệm kỳ 2019 - 2024) Thông qua Điều lệ, phương hướng hoạt động Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam; bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra nhiệm kỳ I (2019 - 2024); tiếp nhận đơn đăng ký tham gia Hiệp hội; ký kết hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước.
Hát mừng sinh nhật VIDA. Ảnh: Tùng Đinh. |
Danh sách Ban Thường trực Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam nhiệm kỳ 2019 - 2024 Chủ tịch Hiệp hội: Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Công ty Cổ phần FPT. Các Phó Chủ tịch Hiệp hội gồm: 1. Ông Nguyễn Hoàng Anh – TGĐ Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Nam Miền Trung, ông Thân Văn Hùng – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Visimex. 2. Ông Võ Quan Huy - Tổng giám đốc Công ty TNHH Huy Long An – Mỹ Bình, bà Ninh Thị Ty - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm. 3. Ông Nguyễn Đức Tùng – Giám đốc điều hành Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng, được bầu giữ chức Tổng Thư ký kiêm Ủy viên Thường vụ Hiệp hội. 4. Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nafoods Group và ông Đỗ Văn Huệ - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đông Trùng hạ thảo được bầu làm ủy viên thường vụ Hiệp hội. 5. Ông Vũ Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Hùng Nhơn Các Ủy viên Hiệp hội gồm: 1. Ông Nguyễn Ngọc Thạch - Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam 2. Ông Trần Đăng Hòa - Giám đốc điều hành Công ty TNHH phần mềm FPT 3. Ông Phạm Thanh Phương - Giám đốc Công ty CP Đầu tư nông nghiệp xây dựng Thép Tiên Phong 4. Bà Nguyễn Thị Thành Thực - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bagic 5. Ông Nguyễn Việt Long - PGĐ Công ty ĐTPT và Du lịch, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 6. Ông Hà Tuấn Anh - TGĐ Tập đoàn chợ gỗ Tài Anh Hải Phòng 7. Ông Đỗ Văn Tôn - Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp hiện đại Tiến Nông 8. Ông Lâm Đạo Hưng - Chủ tịch HĐTV Minh Hưng Group 9. Ông Nguyễn Đức Quang - Tổng biên tập tạp chí Nông thôn Việt 10. Ông Nguyễn Hữu Tĩnh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP ứng dụng và chuyển giao công nghệ xây dựng 11. Ông Trần Ngọc Hiệp - Chủ tịch Công ty TNHH Thanh Long Hoàng Hậu 12. Ông Nguyễn Hưng - Chủ tịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong 13. Ông Lê Anh Viên - Chủ tịch Công ty TNHH MTV Anh Minh Anh 14. Ông Nguyễn Hồ Nam - Chủ tịch Bamboo Capital Croup 15. Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Công ty CP Việt Herbs 16. Bà Phạm Thị Diễm Lệ - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông sản hữu cơ Quảng Trị. |
Canh tác thông minh là áp dụng giải pháp kỹ thuật tiên tiến, tạo ra mô hình nông nghiệp phát triển bền vững, nâng cao giá trị nông sản và bảo vệ môi trường.
Sáng 11/10, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp tổ chức hội thảo giới thiệu mô hình và tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp tại Thư viện Bộ NN-PTNT.
HẢI PHÒNG Sở NN-PTNT Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị sơ kết chuyển đổi số ngành NN-PTNT và khai trương hệ thống quản lý dữ liệu nông sản.
Thông qua mạng xã hội, kênh tiếp thị trực tuyến, nông dân không chỉ bán sản phẩm đơn thuần mà còn trực tiếp bán những câu chuyện của nông sản do chính mình làm ra.
Từ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sang thế giới sinh học, vi sinh, lợi khuẩn gắn với sức sống con tôm thẻ đã là một bước đi 'vượt khung' của TS. Nguyễn Thanh Mỹ.
Các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia tập huấn Mạng nhà nông nhằm kết nối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo Thứ trưởng, ngành nông nghiệp có nhu cầu chuyển đổi số cao nhất nhưng lại gặp nhiều khó khăn nhất, ngành nông nghiệp có nhiều dữ liệu cần thu thập nhưng hiện nay lại có rất ít.
TIỀN GIANG Phần mềm miễn phí AgriDataGo giúp bà con nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận các yêu cầu của thị trường một các ngắn gọn, dễ hiểu.
BẾN TRE Mô hình trồng dưa lưới thủy canh trong nhà màng, ứng dụng công nghệ số của anh Đỗ Văn Ro cho lợi nhuận 200 triệu đồng mỗi năm trên diện tích 500m2.
Chính từ khóa 'văn hóa tiết kiệm nước' của Israel bên cạnh yếu tố công nghệ và tài chính đã giúp nước này phát triển các ý tưởng tưới tiêu đỉnh cao.