Chủ nhật, 15/12/2024 | 04:34 GMT +7
9h sáng, khi tiếng chuông lò nướng công nghiệp vang lên, anh Nguyễn Văn Hoài Nam (34 tuổi, ngụ đường Hoàng Hoa Thám, phường 10, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) tổ chức đưa mẻ bánh quy thơm ngào ngạt mùi cà phê ra ngoài rồi chuyển sang công đoạn sấy để chuẩn bị đóng gói. Mẻ bánh nóng hổi vừa ra khỏi lò, những nhân viên khác tiếp tục cho mẻ mới vào lò để làm công đoạn nướng.
Mời khách thưởng thức bánh quy hương vị cà phê, anh Nam chia sẻ: "Lâm Đồng nói riêng và Tây Nguyên nói chung có đặc sản vô cùng lớn đó là cà phê. Do vậy, tôi muốn đưa hương vị cà phê vào bánh, muốn tạo ra một sản phẩm mới, giá trị cao hơn để đưa đặc sản cà phê Tây Nguyên đến gần hơn với thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ từng nói rằng, hãy đưa sản phẩm cà phê Tây Nguyên vươn tầm thế giới và tôi rất tâm đắc với điều này”.
Về hành trình của bánh quy cà phê, anh Nam thổ lộ, anh từng làm ở bộ phận văn phòng cho một bệnh viện lớn tại tỉnh Lâm Đồng. Công việc này gắn bó với anh suốt 10 năm nhưng sau đó do những biến cố về cuộc sống gia đình nên anh quyết định nghỉ việc. Năm 2020, anh chuyển công việc mới nhưng sau đó bị gián đoạn bởi dịch bệnh Covid-19. Thời gian này, anh lên kế hoạch cho chương trình kinh doanh cà phê và cũng chính điều này đã đưa anh đến ý tưởng biến cà phê thành bánh quy cung ứng ra thị trường.
Anh Nam bảo: “Cà phê là thức uống phổ biến và trải dài đằng đẵng của lịch sử nhân loại. Vậy nhưng bánh quy cà phê thì rất mới lạ. Do vậy, tôi lên ý tưởng về những chiếc bánh mang hình hài hạt cà phê với câu chuyện xuyên suốt từ xanh, chín đến lúc thành sản phẩm chế biến cuối cùng”.
Để biến ý tưởng thành hiện thực, anh Nam đã tìm tòi, học hỏi cách làm bánh và dùng khoản tiền 10 triệu đồng mua nguyên liệu, mua lò nướng nhỏ để làm thử. Thanh niên 34 tuổi chia sẻ, nhiều đêm anh thức trắng để ủ bột, nhào nặn, vắt, nướng bánh. “Mới làm, thất bại nhiều. Có những mẻ bánh phải đổ bỏ vì cháy đen, đắng ngắt và cũng có những mẻ bột cứng, không ai ăn nổi. Tiền bạc, công sức và nhiều thứ khác cứ hao mòn dần”, anh Nam thổ lộ.
Sau nhiều tháng nghiên cứu, mày mò, sản xuất, cuối cùng, anh cũng cho ra đời những mẻ bánh đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Tháng 5/2022, anh Nam phối hợp với một trường khiếm thính ở Đà Lạt và bắt đầu sản xuất bánh quy cà phê quy mô lớn để bán ra thị trường. Đến giữa năm 2023, anh quyết định thành lập Công ty TNHH Bánh kẹo NLC và hiện thực hóa giấc mơ đưa bánh quy cà phê Tây Nguyên lên tầm giá trị mới.
Anh Nam bật mí, bánh quy cà phê được tạo thành bởi các thành phần gồm cà phê, bơ, bột, đường, trứng, sữa, dâu tây, trà xanh… Để đáp ứng nhu cầu thị trường, anh sản xuất nhiều phân khúc với 6 vị khác nhau gồm bánh quy vị cà phê đen, cà phê sữa, vị bạc xỉu, va ni và vị trà xanh Cầu Đất Đà Lạt, vị dâu tây Đà Lạt.
Đối với bánh quy cà phê, anh sử dụng sản phẩm cà phê nhân tuyển chọn từ các nhà sản xuất, rang xay chất lượng ở Đà Lạt, TP Bảo Lộc để làm nguyên liệu. Nguồn nhân cà phê này sau đó được chế biến và chiết xuất lấy nước cốt, trộn cùng các nguyên liệu như bột, bơ, trứng, sữa… theo tỉ lệ nhất định để sản xuất bánh.
Theo chủ cơ sở, bánh quy cà phê được sản xuất cho nhiều phân khúc khách hàng nên tỉ lệ cà phê cho vào bánh cũng khác nhau. Đối với dòng sản phẩm bánh quy cà phê hương vị va ni, người làm bánh chỉ cho vào bánh 5% cà phê. Các dòng như bánh quy cà phê bạc xỉu, bánh quy cà phê đen sẽ có tỉ lệ cà phê khoảng 20 - 25% và đây là dòng sản phẩm dành cho những người thực sự yêu thích cà phê, có gu thưởng thức vị đậm.
“Mỗi chiếc bánh được tạo hình giống hạt cà phê. Màu sắc cũng thay đổi để kể câu chuyện về hạt cà phê từ lúc xanh tươi đến lúc chín và lúc đã được chế biến. Bánh quy cà phê xanh, đỏ, vàng được sản xuất với các vị chính là trà xanh, dâu tây, va ni”, Nguyễn Văn Hoài Nam chia sẻ. Anh cho biết thêm, hiện nay, mỗi tháng cơ sở sản xuất khoảng 500kg bánh và cung ứng ra thị trường với giá 450.000 đồng/kg. Các sản phẩm hiện đang được tiêu thụ bởi các đối tác, cửa hàng, quán cà phê trên cả nước.
Hiện nay, anh Nam đang phối hợp với một đối tác tại TP Bảo Lộc để sản xuất bánh quy từ vỏ cà phê. Ngoài ra, anh cũng hợp tác với các doanh nghiệp, đơn vị tại TP Đà Lạt nghiên cứu, sản xuất các dòng bánh quy mang hương vị nấm đông trùng hạ thảo, mắc ca, hồng sấy gió…
Thanh niên 34 tuổi chia sẻ: “Mong muốn lớn nhất bây giờ của tôi là đưa đặc sản cà phê Tây Nguyên lên tầm giá trị mới, tầm cao mới. Đó là một sản phẩm mà khách quốc tế khi đến Tây Nguyên có thể cảm nhận hương vị cà phê và sau đó có thể mang về quê hương của họ để người thân, bạn bè được thưởng thức. Tiếp đến là mở rộng quy mô sản xuất, phát triển thị trường để có cơ hội giúp đỡ nhiều hơn nữa cho các em khiếm thính, không riêng Lâm Đồng mà trên cả nước”.
Với quy mô sản xuất hiện tại, anh Nam đang tạo việc làm cho nhiều thanh niên khiếm thính với mức lương lên đến 8 triệu đồng/tháng. Anh thổ lộ: “Những người khiếm thính chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống và đang rất cần sự giúp đỡ để vươn lên. Vậy nên tôi mong muốn phát triển mạnh hơn nữa mặt hàng bánh cà phê để có cơ hội giúp đỡ thêm nhiều hoàn cảnh khó khăn”.
Chăn nuôi bò thịt trên thế giới đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ dựa trên công nghệ và yêu cầu thị trường, giúp tăng hiệu quả kinh tế và giảm tác động môi trường.
Công ty TNHH Hải Linh gắn liến tên tuổi đại gia Phú Thọ đứng đầu danh sách nợ thuế ở tỉnh Phú Thọ với gần 288 tỷ đồng, chiếm 32% tổng số nợ.
ĐBSCL Đồng hành Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, MTK Hữu Thành cung cấp giải pháp phân bón chuyên biệt, giúp nông dân giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Công ty Cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông vinh dự được xướng tên trong danh sách “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024”.
Công ty Vedan Việt Nam đã trao tặng hơn 400 suất học bổng với tổng giá trị 410 triệu đồng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Bão số 3 và lũ lụt khiến cho không ít vùng sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề, tuy nhiên những nơi đầu tư hạ tầng, nhà màng vững chắc thì ít bị.
C.P. Việt Nam vừa kêu gọi cán bộ, công nhân viên chung tay hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3, đồng thời triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực.
Thái Nguyên Website mới của HTX Chè Nhật Thức do Công ty Núi Pháo hỗ trợ xây dựng và phát triển với mong muốn giúp HTX nâng tầm nhận diện thương hiệu.
Với công nghệ Lidar, việc thiết lập đường bay thực hiện dễ dàng, công nhân vận hành chỉ cần thao tác bay lần đầu tiên, thông qua công nghệ sử dụng tia laser
Phấn khởi, kỳ vọng là tâm trạng chung các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nói về sự kiện khởi công dự án VSIP tổ chức vào sáng nay (25/6).