Thứ sáu, 13/12/2024 | 04:29 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 11:05, 11/05/2018

9.000 nông dân Zimbabwe làm nông nghiệp với điện thoại

Chương trình Nông nghiệp Thông minh ứng phó biến đổi khí hậu được Zimbabwe đưa vào thực hiện nhằm đảm bảo an ninh lương thực.

Nghiệp đoàn Nông dân Zimbabwe (ZFU) khởi động chương trình này nhằm thay đổi các hệ thống nông nghiệp truyền thống sang hướng bảo đảm an ninh lương thực, trong điều kiện biến đổi khí hậu, báo Herald của Zimbabwe đưa tin hôm 10/5. ZFU gửi các tin nhắn cảnh báo thay đổi khí hậu tới điện thoại của từng nông dân, để đảm bảo thuận lợi cho việc thu hoạch và lưu trữ nông sản, trước mỗi thay đổi của thời tiết.
 

Hạn hán cũng được trả tiền

Trong một cuộc phỏng vấn, giám đốc cấp tỉnh của ZFU, ông Alpha Manjera, cho biết hầu như nông dân tham gia chương trình đều được hưởng lợi. “Chương trình vẫn đang được triển khai thí điểm ở ba huyện là Kwekwe, Zvishavane và Shurugwi, mỗi huyện có khoảng 3.000 nông dân tham gia. Họ vẫn đang nhận được tin nhắn cảnh báo từ chúng tôi”, Manjera cho biết.

16-18-39_1
Nông dân Zimbabwe làm nông nghiệp thông minh. Ảnh: Herald

Ông cũng khẳng định nông dân được bảo hiểm trước các nguy cơ thay đổi thời tiết. Do đó, nông dân cũng được chi trả tiền nếu hạn hán gây khó khăn cho trồng trọt, chăn nuôi.

Một nông dân ở huyện Shurugwi, Totonga Gwenzi, nói ông lạc quan rằng chương trình Nông nghiệp Thông minh ứng phó biến đổi khí hậu, sẽ giúp nông dân có thu nhập ổn định từ những cánh đồng. “Tôi hy vọng chương trình sẽ mang lại những kết quả tích cực và hạn hán sẽ bị đẩy lui về quá khứ. Ở huyện này, lượng mưa thường thấp, dễ dẫn đến hạn hán”, Gwenzi cho biết.

Chương trình là sản phẩm của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) và được đưa ra vào năm 2010 để thúc đẩy các thực hiện canh tác nông nghiệp tốt nhất, đặc biệt là quản lý cây trồng tích hợp, bảo tồn nông nghiệp, trồng xen canh, cải thiện hạt giống và quản lý phân bón, cũng như hỗ trợ tăng đầu tư cho nghiên cứu nông nghiệp. Theo báo cáo lần thứ 5 của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (PPCC), Liên Hợp Quốc, nhiệt độ Trái đất gia tăng, các điều kiện khí hậu cực đoan xuất hiện với tần suất cao, sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cây trồng, chăn nuôi, lâm nghiệp, và năng suất của ngành thủy sản. “Biến đổi khí hậu là một thách thức nghiêm trọng mang tính toàn cầu tới an ninh lương thực”, IPCC kết luận.
 

Thay đổi ở Việt Nam

Nông dân Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu, cũng là chủ đề được nhắc tới nhiều trên các trang thông tin nông nghiệp thế giới. Đó là trường hợp xen canh nuôi tôm cùng cây lúa ở đồng bằng sông Cửu Long.

Trang Relief, ở mục nông nghiệp, dẫn bài trên báo Vietnamnews, nói về trường hợp thay đổi phương pháp canh tác của nông dân huyện An Biên và An Minh, tỉnh Kiên Giang. Lê Tấn, một nông dân ở huyện An Biên, đang làm cho thấy bước đi hiệu quả trong bối cảnh nước mặn xâm nhập ruộng đồng.

“Nước mặn đã làm hư hại hàng ngàn hecta lúa ở các huyện An Biên và An Minh, cùng các tỉnh khác thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Nông dân ở huyện An Minh và An Biên hiện đang nuôi tôm cùng với gạo”, Tấn nói. Chính quyền địa phương đã khuyến khích nhiều nông dân ở vựa lúa của Việt Nam kết hợp nuôi trồng thủy sản và trồng lúa hữu cơ.

Phạm Thị Chi, một nông dân ở huyện An Minh, đã chuyển sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, cho biết: “Mười lăm hộ gia đình, gồm cả nhà tôi, đầu tư vào một đê thủy lợi quanh các vùng lúa để tạo ra một hệ thống cấp nước, kiểm soát độ mặn. Chính quyền địa phương cũng giúp chúng tôi tìm kiếm những công ty sẽ mua sản phẩm của chúng tôi với giá cao hơn giá thị trường”.

Trước kia, nông dân ở các huyện ven biển như An Biên và An Minh trồng hai vụ lúa mỗi năm. Bình quân một ha lúa chỉ có năng suất 2,5 đến 4 tấn và mang lại thu nhập khoảng 20 triệu đồng (900USD).

Nông dân Võ Thị Trà, huyện An Minh, trồng lúa kết hợp nuôi tôm càng xanh trên cánh đồng rộng 2 hecta, khi tình trạng nhiễm mặn trở nên phổ biến. Mô hình này giúp bà Trà có lợi nhuận 200 triệu đồng (8.800 USD) mỗi năm. Với năng suất khoảng 3 tấn gạo mỗi năm, bà Trà giữ 1 tấn cho gia đình dùng, 2 tấn còn lại được trộn với tôm con để làm thức ăn cho tôm càng xanh. Huỳnh Văn Thanh, quan chức huyện An Biên, cho biết thu nhập của nông dân địa phương đã được cải thiện trong những năm gần đây. Huyện này có khoảng 30.000 hecta ruộng, năng suất 150 nghìn tấn lúa mỗi năm.

16-18-39_2
Nông dân Việt Nam nuôi tôm càng xanh ở đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Vietnamnews

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang, cho biết theo chương trình tái cơ cấu nông nghiệp, huyện An Biên có kế hoạch giảm diện tích trồng lúa hàng năm xuống còn 2.900 ha vào năm 2020, và tăng diện tích lúa kết hợp nuôi trồng hải sản lên 25.000 ha, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh. "Các kế hoạch canh tác mới cũng đã giúp nông dân tiết kiệm rất nhiều về phân bón," Tấn nói.

“Nhưng tôi không có kinh nghiệm trồng rau, và thiếu vốn để thực hiện những thay đổi nhất định.” Để giúp nông dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh đã làm việc với các cơ quan khác để tổ chức hội thảo và hỗ trợ các khoản vay ngân hàng với lãi suất thấp.

Một hướng đi khác của nông dân Kiên Giang được nhắc tới là nuôi trai thay cho trồng lúa. Đó là trường hợp của Nguyễn Thanh Danh, nông dân huyện An Biên. "Vợ chồng tôi hiện có một trang trại 5 ha, kiếm lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ nuôi trai. Trước kia với nghề trồng lúa, cả nhà tôi luôn lo lắng làm thế nào kiếm đủ tiền để trang trải chi phí hàng ngày",

Nhà ông Danh đã nuôi trai được ba năm nay. Một thập kỷ trước, dân địa phương chỉ có thể trồng lúa trong 6 tháng, sau đó, nước mặn xâm nhập khiến họ không thể trồng bất cứ loại cây nào khác mang lại giá trị kinh tế. Trong khi đó, trai nước mặn lại có thể sống dễ dàng và không cần tốn công cho ăn. Nông dân hai huyện An Biên, An Minh thường đi bẫy trai, mang về ruộng của mình thả khoảng 2-3 tháng rồi thu hoạch đem bán.

Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có hơn 17 triệu người, là vùng nông nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam.

Nó đang phải đối mặt với các mối đe dọa nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Năm ngoái, hạn hán và độ mặn nghiêm trọng ở đồng bằng Nam bộ là một cuộc gọi đánh thức cho nông dân, chính quyền và các nhà hoạch định chính sách để có hành động ngay lập tức chống lại mối đe dọa.

Châu Thảo

'Better Life Farming' - Giúp nông dân canh tác thông minh

'Better Life Farming' - Giúp nông dân canh tác thông minh

Canh tác thông minh là áp dụng giải pháp kỹ thuật tiên tiến, tạo ra mô hình nông nghiệp phát triển bền vững, nâng cao giá trị nông sản và bảo vệ môi trường.

Số hóa để cung - cầu khoa học công nghệ thuận lợi gặp nhau

Số hóa để cung - cầu khoa học công nghệ thuận lợi gặp nhau

Sáng 11/10, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp tổ chức hội thảo giới thiệu mô hình và tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp tại Thư viện Bộ NN-PTNT.

Ra mắt hệ thống quản lý dữ liệu nông sản thành phố Hải Phòng

Ra mắt hệ thống quản lý dữ liệu nông sản thành phố Hải Phòng

HẢI PHÒNG Sở NN-PTNT Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị sơ kết chuyển đổi số ngành NN-PTNT và khai trương hệ thống quản lý dữ liệu nông sản.

Chuyển đổi số nông nghiệp cần thực chất, hiệu quả

Chuyển đổi số nông nghiệp cần thực chất, hiệu quả

Thông qua mạng xã hội, kênh tiếp thị trực tuyến, nông dân không chỉ bán sản phẩm đơn thuần mà còn trực tiếp bán những câu chuyện của nông sản do chính mình làm ra.

Đưa tư duy 'ngoài khung' vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Đưa tư duy 'ngoài khung' vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Từ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sang thế giới sinh học, vi sinh, lợi khuẩn gắn với sức sống con tôm thẻ đã là một bước đi 'vượt khung' của TS. Nguyễn Thanh Mỹ.

Tập huấn ứng dụng Mạng nhà nông tại Đắk Lắk

Tập huấn ứng dụng Mạng nhà nông tại Đắk Lắk

Các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia tập huấn Mạng nhà nông nhằm kết nối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: 'Chuyển đổi số thành công hay không là do thái độ'

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: 'Chuyển đổi số thành công hay không là do thái độ'

Theo Thứ trưởng, ngành nông nghiệp có nhu cầu chuyển đổi số cao nhất nhưng lại gặp nhiều khó khăn nhất, ngành nông nghiệp có nhiều dữ liệu cần thu thập nhưng hiện nay lại có rất ít.

Phần mềm giúp nông dân tiếp cận tiêu chuẩn thị trường nông sản

Phần mềm giúp nông dân tiếp cận tiêu chuẩn thị trường nông sản

TIỀN GIANG Phần mềm miễn phí AgriDataGo giúp bà con nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận các yêu cầu của thị trường một các ngắn gọn, dễ hiểu.

Trồng dưa lưới thủy canh ứng dụng công nghệ số

Trồng dưa lưới thủy canh ứng dụng công nghệ số

BẾN TRE Mô hình trồng dưa lưới thủy canh trong nhà màng, ứng dụng công nghệ số của anh Đỗ Văn Ro cho lợi nhuận 200 triệu đồng mỗi năm trên diện tích 500m2.

Học hỏi nông nghiệp tiết kiệm nước từ văn hóa của Israel

Học hỏi nông nghiệp tiết kiệm nước từ văn hóa của Israel

Chính từ khóa 'văn hóa tiết kiệm nước' của Israel bên cạnh yếu tố công nghệ và tài chính đã giúp nước này phát triển các ý tưởng tưới tiêu đỉnh cao.

Xem Thêm