Thứ sáu, 22/11/2024 | 11:44 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 07:01, 01/09/2017

50% tổng dư nợ đóng tàu 67 là của Agribank

Tính đến 31/7, Agribank đã triển khai cho vay trên địa bàn 26 tỉnh ven biển với 32 chi nhánh.

16-22-19_b_nguyen_thi_phuong_nh_dnvietvn
Bà Nguyễn Thị Phượng, Phó TGĐ Agribank phát biểu tại hội thảo

Trong khuôn khổ Hội thảo “Sửa đổi Nghị định 67 - Những vấn đề cần đặt ra” do Bộ NN - PTNT phối hợp Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vừa tổ chức tại Đà Nẵng, đại diện Ngân hàng NN – PTNT (Agribank) đã có bài phát biểu quan trọng khẳng định tính nhất quán của một NHTM chiếm 50% tổng dư nợ cho vay phát triển thủy sản theo Nghị định 67 – vì ngư dân phục vụ.
 

Các hợp đồng đã ký đạt 4.605 tỷ

Bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Tổng Giám đốc Agribank cho biết, tính đến 31/7, Agribank đã triển khai cho vay trên địa bàn 26 tỉnh ven biển với 32 chi nhánh. Tổng số vốn cam kết cho vay theo các hợp đồng tín dụng đã ký theo Nghị định 67 là 4.605 tỷ đồng, dư nợ hiện tại là 3.883 tỷ đồng. Số lượng khách hàng vay vốn là 554 khách hàng, trong đó có 510 khách hàng vay vốn đóng mới và nâng cấp tàu.

Trong đó, đóng mới 422 tàu (90 tàu hậu cần, 332 tàu tàu khai thác) và nâng cấp 88 tàu. Về công suất tàu, có 228 tàu công suất máy chính từ 400-800CV và 282 tàu công suất máy chính trên 800CV. Về chất liệu, có 119 tàu vỏ thép, 346 tàu vỏ gỗ và 44 tàu vỏ composite. Tổng số 510 tàu được đóng mới và nâng cấp do Agribank đầu tư vốn chiếm 50,74% số lượng tàu đã được các NHTM phê duyệt và ký hợp đồng cấp tín dụng là 1.005 tàu trên toàn quốc.

Thực tế triển khai chương trình tín dụng theo Nghị định 67 của Agribank cho thấy còn tồn tại không ít khó khăn, vướng mắc, nhất là trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ liên quan.

Cũng theo lãnh đạo Agribank, phần lớn đối tượng khách hàng vay vốn tại Agribank theo chương trình này là hộ gia đình và cá nhân 470/ 510 khách hàng (chiếm 92,2%), chỉ có 31 khách hàng vay là doanh nghiệp, 5 HTX và 3 Tổ hợp tác. Sau 3 năm triển khai, thực tế cho thấy, khách hàng vay vốn chưa có kinh nghiệm trong việc lập hồ sơ vay vốn, lập phương án kinh doanh hoặc chứng minh được khả năng tài chính, nguồn nhân lực chưa đạt trình độ quản lý và vận hành trang thiết bị hiện đại khi chuyển đổi từ phương thức đánh bắt truyền thống sang hiện đại…

Có thể thấy một số nguyên nhân cơ bản này đã dẫn đến thời gian thẩm định, phê duyệt dự án của ngân hàng bị kéo dài. Bên cạnh đó, nhận thức của một số ngư dân cho rằng chương trình vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 là chính sách tài trợ không hoàn lại của chính phủ, do đó không chú trọng tính hiệu quả của phương án mà tìm mọi cách vay vốn theo chương trình này… dẫn đến nguy cơ của vấn đề an toàn vốn. Đó là những rào cản lớn đối với các ngân hàng, vì nguyên tắc đầu tiên trong hoạt động cho vay là phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn.

Tàu lớn và tàu Kiểm ngư đang được đóng mới
Agribank cũng kiến nghị duy trì chính sách bảo hiểm đối với con tàu tương ứng với thời gian vay vốn theo quy định tại Nghị định 67 (11 năm đối với tàu vỏ gỗ hoặc tàu được nâng cấp; 16 năm đối với tàu vỏ thép hoặc vỏ vật liệu mới được đóng mới); đồng thời, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, chỉ đạo triển khai tích cực, đồng bộ trong đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề, hướng dẫn kỹ thuật vận hành thiết bị… thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư khai thác, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hải sản nhằm bảo đảm ổn định đầu ra và nâng cao giá trị sản phẩm.

Công bằng mà nói, cũng có lúc, có nơi, một số cán bộ tín dụng nắm chưa chắc các điều chỉnh mới của chính sách này dẫn đến việc phổ biến cho ngư dân còn gặp không ít khó khăn, cũng như việc triển khai có khi còn cứng nhắc. Điều này, ở đâu phát hiện sớm đều được phía Agribank chấn chỉnh ngay, giải quyết thỏa đáng cho ngư dân.
 

Vì biển đảo và ngư dân, Agribank sẽ làm hết sức mình

Chính vì thế, mặc dù phải đối mặt với hàng loạt trở ngại và khó khăn, vướng mắc, nhưng Agribank luôn xác định phải tiên phong và làm tròn nhiệm vụ chính trị được giao trước chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Toàn hệ thống Agribank đã hết sức nghiêm túc và nỗ lực, đóng góp vào sự thành công ban đầu của chương trình.

Theo bà Nguyễn Thị Phượng, Phó TGĐ Agribank, xác định các khó khăn của ngư dân cũng chính là những khó khăn mà Agribank đang phải đối mặt, vì trên 2/3 giá trị con tàu (từ 70% - 95%) là tiền do ngân hàng cho vay đầu tư đóng mới, nâng cấp.

Do đó, Agribank mong muốn nhận được sự chia sẻ của các địa phương, đồng thời kiến nghị các cơ quan chức năng vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa để có được sự phối hợp chặt chẽ, đồng thuận trong chính sách, đặc biệt là đảm bảo sự minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện.

Để chính sách đạt được mục tiêu như kỳ vọng, thay mặt Agribank, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Phượng đề xuất, kiến nghị áp dụng chính sách ưu đãi có chọn lọc, ưu tiên mô hình nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản tương tự mô hình SXNN ứng dụng công nghệ cao; áp dụng chính sách hỗ trợ sau đầu tư như dự thảo sửa đổi Nghị định 67.

Ảnh: Hải Yến

Cụ thể, chủ tàu là phải thành viên của tổ đội, hợp tác xã, nghiệp đoàn nghề cá, doanh nghiệp khai thác thủy sản; tàu phải được lắp đặt máy thông tin liên lạc tầm xa có tích hợp thiết bị vệ tinh (GPS) kết nối được trạm bờ. Không khuyến khích đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu cá theo mô hình tổ chức sản xuất cá nhân nhỏ lẻ do chất lượng nguồn nhân lực không đảm bảo, năng lực quản lý, vận hành khai thác, năng lực tài chính có nhiều hạn chế, không tạo được tính gắn kết giữa các tàu đánh bắt ở ngoài khơi vì mục tiêu phát triển kinh tế gắn với nhiệm vụ quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Trách nhiệm phải được gắn chặt với các bên

Đây là gói tín dụng mà không một ngân hàng nào ngần ngại vì nó có những ý nghĩa vượt xa cả về kinh tế và lợi nhuận mà trước hết phải kể đến đấy là lo cho ngư dân. Trong bối cảnh chính sách được ban hành rồi vừa làm vừa điều chỉnh rõ ràng không chỉ có ngư dân lúng túng. Việc ngân hàng giữ lấy sổ đỏ hay giấy chứng nhận tài sản trên đất của ngư dân không phải không có lý mặc dù chiếu theo Nghị định là không đúng.

Tuy nhiên việc ngân hàng đi vay về cho vay và không nắm một cái gì đó để cùng ngư dân gắn chặt trách nhiệm liệu như thế có an toàn và công bằng. Vốn đóng con tàu hàng chục tỷ, giá trị bìa đất đôi khi chỉ trên dưới 1 tỷ đồng. Trách nhiệm với nhau là điều cần phải được nhấn mạnh với các bên.

 

Văn Hùng (lược ghi)

Nhiều chính sách hỗ trợ lãi suất phát triển nông nghiệp, nông thôn ở TP.HCM

Nhiều chính sách hỗ trợ lãi suất phát triển nông nghiệp, nông thôn ở TP.HCM

TP.HCM Lãnh đạo Ngân hàng Agribank cho biết, đơn vị có nhiều chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp. Một số chương trình tín dụng chỉ từ 2,6%/năm.

Agribank sẵn sàng đồng hành cùng Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Agribank sẵn sàng đồng hành cùng Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐBSCL Là ngân hàng cung ứng vốn chủ lực cho Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, Agribank sẽ hỗ trợ, cung cấp dịch vụ hợp cho các đối tượng tham gia.

Agribank hỗ trợ cây giống giúp người dân miền núi chuyển đổi sinh kế

Agribank hỗ trợ cây giống giúp người dân miền núi chuyển đổi sinh kế

QUẢNG NAM Ngày 16/11, Văn phòng đại diện Agribank khu vực Tây Nam Bộ và miền Trung phối hợp trao tặng cây giống cho người dân trên địa bàn xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

Agribank giảm mạnh lãi suất cho vay

Agribank giảm mạnh lãi suất cho vay

Agribank đã 5 lần điều chính giảm lãi suất cho vay từ đầu năm đến nay. Giảm lãi suất 1,3-2,5%/năm đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh; giảm 2-3%/năm đối với lĩnh vực tiêu dùng…

Agribank và những giải pháp đưa Nghị quyết 'tam nông' vào cuộc sống

Agribank và những giải pháp đưa Nghị quyết 'tam nông' vào cuộc sống

Trong hành trình đưa Nghị quyết 'tam nông' vào cuộc sống, Agribank là một trong những đơn vị chủ động và tích cực với nhiều giải pháp, hành động cụ thể, hiệu quả.

Nông thôn là mục tiêu của lừa đảo trực tuyến

Nông thôn là mục tiêu của lừa đảo trực tuyến

Khu vực nông thôn trở thành mục tiêu chính của các đối tượng lừa đảo trực tuyến do thiếu kinh nghiệm, kiến thức về việc sử dụng các tài khoản trong giao dịch online.

Agribank CN Hà Tĩnh II hỗ trợ 180 triệu đồng phòng, chống dịch Covid-19

Agribank CN Hà Tĩnh II hỗ trợ 180 triệu đồng phòng, chống dịch Covid-19

Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh II vừa huy động đóng góp từ cán bộ, công nhân viên được 180 triệu đồng, hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Agribank Hà Tĩnh hỗ trợ 5 tỷ đồng xây nhà cho người nghèo

Agribank Hà Tĩnh hỗ trợ 5 tỷ đồng xây nhà cho người nghèo

Mới đây Ngân hàng NN-PTNT (Agribank) CN Hà Tĩnh phối hợp Ủy ban MTTQ huyện Can Lộc trao 125 nhà tình nghĩa cho hộ nghèo trên địa bàn huyện, tổng trị giá 5 tỷ đồng.

Thẻ Agribank đồng hành cùng tam nông để đẩy lùi tín dụng đen

Thẻ Agribank đồng hành cùng tam nông để đẩy lùi tín dụng đen

Agribank chính thức triển khai Đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn.

Agribank CN Hà Tĩnh II: Tổng nguồn vốn tăng 1.266 tỷ đồng sau 1 năm

Agribank CN Hà Tĩnh II: Tổng nguồn vốn tăng 1.266 tỷ đồng sau 1 năm

Tại lễ kỷ niệm 1 năm thành lập (1/11/2018 - 1/11/2019), Agribank CN Hà Tĩnh II cho hay, tổng nguồn vốn của đơn vị đạt 7.414 tỷ đồng, tăng 1.266 tỷ so với năm trước.

Xem Thêm