Thứ ba, 08/10/2024 | 09:30 GMT +7
Tại Hội thảo "Chuyển đổi số ngân hàng, tài chính và cơ hội của nông dân", đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian qua, ngành ngân hàng đã và đang triển khai chiến lược tài chính toàn diện. Trong đó, với mục tiêu ứng dụng công nghệ số thúc đẩy đổi mới sáng tạo để làm sao sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng chi trả của nông dân; đặc biệt, với người dân ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo, đối tượng thu nhập thấp.
Tính đến nay, đã có 124 tổ chức tín dụng; 1179 Quỹ Tín dụng Nhân dân, 4 tổ chức tài chính vi mô; 16 Công ty tài chính; số lượng cây ATM đạt hơn 21 nghìn và hơn 490 nghìn POS. Triển khai hơn 92.000 điểm giao dịch, trong đó số điểm ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa chiếm hơn 62%. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ đạt 13,9 triệu; số lượng giao dịch đạt 25,63 triệu với giá trị đạt hơn 183.000 tỷ đồng.
Đặc biệt, các ứng dụng mobile banking cho phép người nông dân đăng ký, sử dụng các dịch vụ ngân hàng (tiền gửi, thanh toán, vay,..) mà không cần đến phòng giao dịch, chi nhánh.
Thế nhưng, khi chuyển từ không gian thực lên không gian mạng để thực hiện giao dịch điện tử thì các loại hình tội phạm cũng di chuyển theo và người nông dân trở thành mục tiêu chủ yếu của tội phạm mạng.
Theo các chuyên gia, hiện nay, tội phạm mạng không chỉ xuất hiện với tần suất ngày càng phổ biến với các thủ đoạn tinh vi, liên tục biến đổi khó lường, mà còn có các hình thức lừa đảo mới như cuộc gọi giả mạo Deepfake, lừa đảo qua quét mã QR Pay... Đặc biệt, với sự phát triển bùng nổ của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đã dẫn đến hình thức lừa đảo mới như Deepfake.
Những kẻ lừa đảo có thể chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội của người thân, bạn bè của người dùng, sau đó thực hiện cuộc gọi video với khuôn mặt và giọng nói giống hệt để yêu cầu chuyển tiền, vay mượn tiền.
Tại hội nghị "Chuyển đổi số ngân hàng, tài chính và cơ hội của nông dân", đã có nhiều nông dân bày tỏ ý kiến quan ngại về tình trạng lộ thông tin cá nhân, mua bán thông tin cá nhân tràn lan khiến người dân bất an khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng số, đặc biệt là đối với nông dân, thuộc nhóm yếu thế do thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng bảo vệ mình trên không gian mạng.
Qua khảo sát của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (Bảo hiểm Agribank) thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), thời gian qua, số lượng các trường hợp bị lừa đảo trực tuyến tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.
Nguyên nhân là bởi người dân sinh sống tại khu vực này thiếu hiểu biết, thiếu trang bị các kỹ năng, kinh nghiệm trong việc sử dụng tài khoản, những dịch vụ của ngân hàng trên không gian mạng và dễ dãi trước việc chia sẻ các thông tin cá nhân. Do đó, các đối tượng lừa đảo thường nhắm đến các khách hàng sinh sống tại các khu vực này.
Hơn nữa, theo ông Đỗ Minh Hoàng, Thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Bảo hiểm Agribank, số lượng các vụ lừa đảo qua mạng tại khu vực nông thôn rất nhiều nhưng quy mô lại nhỏ chủ yếu chỉ dao động ở ngưỡng dưới 50 triệu đồng/vụ để tránh sự chú ý của cơ quan điều tra.
"Mức chi này phù hợp với thu nhập của người dân và đồng thời phù hợp với mức thấu chi mà các ngân hàng đang áp dụng, tức là cái mức tiêu thụ mà mình không có tài khoản đối ứng mà mình chủ động mà vay trước của ngân hàng", ông Hoàng cho biết.
Sau quá trình khảo sát, Bảo hiểm Agribank đã thiết kế và đưa ra thử nghiệm sản phẩm bảo hiểm ‘Bảo an tài khoản’ được chính thức mở bán từ ngày 21/3/2023. Đây là sản phẩm hướng tới bảo vệ người dân nói chung và người nông dân nói riêng trước các rủi ro của lừa đảo mạng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng số của Agribank.
Từ thực tiễn đặt ra, Bảo hiểm Agribank nhận thấy cần phải có sản phẩm bảo hiểm để giúp cho người dân chuyển giao một cái phần rủi ro khi xảy ra thiệt hại tài chính ở trên tài khoản của mình. Đặc biệt, sản phẩm bảo hiểm này phải đáp ứng nhiều tiêu chí trong đó bảo vệ cho những rủi ro phổ biến xảy ra nhưng phải phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân.
QUẢNG NAM Ngày 16/11, Văn phòng đại diện Agribank khu vực Tây Nam Bộ và miền Trung phối hợp trao tặng cây giống cho người dân trên địa bàn xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
Agribank đã 5 lần điều chính giảm lãi suất cho vay từ đầu năm đến nay. Giảm lãi suất 1,3-2,5%/năm đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh; giảm 2-3%/năm đối với lĩnh vực tiêu dùng…
Trong hành trình đưa Nghị quyết 'tam nông' vào cuộc sống, Agribank là một trong những đơn vị chủ động và tích cực với nhiều giải pháp, hành động cụ thể, hiệu quả.
Khu vực nông thôn trở thành mục tiêu chính của các đối tượng lừa đảo trực tuyến do thiếu kinh nghiệm, kiến thức về việc sử dụng các tài khoản trong giao dịch online.
Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh II vừa huy động đóng góp từ cán bộ, công nhân viên được 180 triệu đồng, hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Mới đây Ngân hàng NN-PTNT (Agribank) CN Hà Tĩnh phối hợp Ủy ban MTTQ huyện Can Lộc trao 125 nhà tình nghĩa cho hộ nghèo trên địa bàn huyện, tổng trị giá 5 tỷ đồng.
Agribank chính thức triển khai Đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn.
Tại lễ kỷ niệm 1 năm thành lập (1/11/2018 - 1/11/2019), Agribank CN Hà Tĩnh II cho hay, tổng nguồn vốn của đơn vị đạt 7.414 tỷ đồng, tăng 1.266 tỷ so với năm trước.
Hoàn thành sớm hơn so với thời gian mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đề ra, Chương trình xây dựng nông thôn mới tạo bước chuyển rõ nét cho diện mạo nông thôn.
Từ 15/9 đến hết ngày 15/12/2019, Agribank triển khai chương trình “Nộp thuế dễ dàng - Vô vàn quà tặng” cho khách hàng khi thực hiện nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước tại Agribank.