Thứ sáu, 26/04/2024 | 19:18 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 13:42, 16/12/2021

Úc ủng hộ phán quyết của Anh về thương hiệu 'mật ong Manuka'

Mật ong Manuka là loại mật lấy từ những con ong ăn phấn hoa của cây Leptospermum scoparium, được gọi là 'manuka' ở New Zealand, và 'cây trà' ở Úc.
Vương quốc Anh đã ra phán quyết rằng nhãn hiệu 'mật ong Manuka' có thể được sử dụng cả trên các sản phẩm được sản xuất tại Úc chứ không chỉ riêng ở New Zealand. Ảnh minh họa: Getty.

Vương quốc Anh đã ra phán quyết rằng nhãn hiệu "mật ong Manuka" có thể được sử dụng cả trên các sản phẩm được sản xuất tại Úc chứ không chỉ riêng ở New Zealand. Ảnh minh họa: Getty.

Ngành công nghiệp sản xuất mật ong của Úc hoan nghênh quyết định của Vương quốc Anh. Theo đó, Anh đã bác bỏ nỗ lực của New Zealand trong việc đăng ký nhãn hiệu cho thuật ngữ mật ong Manuka.

Vương quốc Anh là một trong số các khu vực pháp lý nơi một nhóm các nhà sản xuất New Zealand đã cố gắng ngăn chặn các sản phẩm được sản xuất bên ngoài đất nước bằng cách sử dụng nhãn hiệu "mật ong Manuka".

Trong quyết định của mình, Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Vương quốc Anh nhận thấy rằng thuật ngữ này không phải là một dấu hiệu chứng nhận cố hữu vì nó được sử dụng rộng rãi như một thuật ngữ mô tả.

“Sự kết hợp của các định nghĩa từ điển, cách sử dụng và cách mà 'mật ong manuka' được giới thiệu với công chúng có liên quan rất có thể dẫn đến việc nó được ít nhất một phần lớn công chúng cảm nhận như một thuật ngữ mô tả chỉ một loại mật ong”.

Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Vương quốc Anh cũng phát hiện ra rằng “manuka”, mặc dù là một từ Mãori (ngôn ngữ của  người Polynesia bản xứ của New Zealand), đã được sử dụng trong ngôn ngữ tiếng Anh như một từ mô tả và nó không phản ánh sự hiểu biết rằng mật ong chỉ có nguồn gốc từ New Zealand.

“Có bằng chứng từ các từ điển, dự án của Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm (Food Standards Agency - FSA) và từ các bài báo trên báo chí đều cho thấy rằng cách hiểu của công chúng về thuật ngữ này ở Anh là nó mô tả mật ong từ New Zealand và các vị trí địa lý khác, đặc biệt là Úc”.

"Mật ong Manuka" là một trong những mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất của New Zealand và trị giá hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Trong mỗi thìa canh (20gr) mật ong Manuka chứa 70 calo cùng với 17gr carbs, 15gr đường và chỉ 1mg natri. Trong đó, đường của mật ong Manuka thuộc dạng đường đơn nên giúp cho cơ thể dễ hấp thụ và mang lại nhiều lợi ích hơn so với các loại đường khác.

Mật ong này được đánh giá cao về đặc tính kháng khuẩn. Có được đặc tính này, các chuyên gia cho rằng đó là nhờ vào hoạt chất Methylglyoxal của mật ong Manuka. Bên cạnh đó, sản phẩm thiên nhiên này có khả năng kháng virus, kháng viêm và chống oxy hoá.

Thực tế tại New Zealand, mật ong Manuka được sử dụng hàng trăm năm nay để chữa lành vết thương, trị đau họng, ngừa sâu răng và cải thiện các vấn đề về sức khoẻ.

Quỹ từ thiện Mānuka (Mānuka Charitable Trust), một nhóm đại diện cho các cơ quan công nghiệp, bộ lạc và chính phủ New Zealand, cho biết họ “thất vọng” trước quyết định này và đang “cân nhắc các lựa chọn của mình”.

Pita Tipene, Chủ tịch Quỹ từ thiện Mānuka, cho biết vấn đề ở đây là về quyền của những người bản địa.

“Đây là một vấn đề quyền bản địa và không đồng bộ với khung pháp lý hiện hành về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của người bản địa. Manuka là ngôn ngữ Māori (Māori reo) của chúng tôi và một tài sản quý báu (precious taonga) mà chúng ta phải tôn trọng và bảo vệ”, ông Tipene nói.

“Phán quyết này bỏ qua vai trò của iwi (các đơn vị xã hội lớn nhất trong xã hội Aotearoa Māori – quốc gia hoặc bộ lạc) với tư cách là kaitiaki [người bảo vệ] và xúc phạm đến người Maori và văn hóa của chúng tôi.

“Tất cả các quốc gia đều có loại mật ong độc đáo của riêng mình và việc sử dụng những cái tên đặc trưng cho mật ong bản địa là điều đáng tôn trọng và cần được khuyến khích. Đây là chìa khóa để duy trì giá trị cho người tiêu dùng và các nhà sản xuất trên toàn thế giới”, ông Tipene bổ sung và cho rằng việc tiếp tục sử dụng nhãn "manuka" trên mật ong không được sản xuất ở New Zealand là "gây hiểu lầm".

“Chúng tôi vẫn kiên quyết với quan điểm cho rằng việc các nhà sản xuất mật ong bên ngoài khu vực Aotearoa New Zealand tuyên bố tên là mật ong Manuka là điều gây hiểu lầm cho người tiêu dùng khi loài thực vật lấy mật không mọc ở khu vực Aotearoa”.

Hiệp hội Mật ong Manuka Úc cho biết họ “vui mừng” trước quyết định của Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Vương quốc Anh, nói rằng quyết định này sẽ giúp có “sự phân chia rộng rãi trong các khu vực pháp lý ngoài Vương quốc Anh”.

Chủ tịch hiệp hội Paul Callander cho biết đây là “quyết định đúng đắn và công bằng”.

“Thuật ngữ manuka đã được sử dụng ở Úc từ những năm 1800 và ngành công nghiệp Úc đã đầu tư đáng kể trong nhiều thập kỷ vào khoa học, nghiên cứu và tiếp thị mật ong Manuka. Sẽ là vô cùng bất công - và phá hoại về mặt tài chính - nếu bác bỏ thực tế đó”, ông Callander khẳng định.

Ông hy vọng các khu vực pháp lý khác, nơi chứng nhận nhãn hiệu mật ong Manuka đã được tìm kiếm, sẽ "noi gương" Vương quốc Anh.

“Thị trường 'mật ong Manuka' được dự báo sẽ đạt giá trị 1,27 tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2027 và mang lại tiềm năng to lớn cho sự đổi mới và sản xuất tại địa phương", ông Callander thông tin với tờ Guardian.

Hương Lan

(Theo Guardian)

Ngành nuôi lợn châu Âu tìm cách lấy niềm tin người tiêu dùng

Ngành nuôi lợn châu Âu tìm cách lấy niềm tin người tiêu dùng

Pháp Hội nghị thường niên của các nhà sản xuất lợn châu Âu (EPP) năm 2024 diễn ra từ 29 - 31/5 tại Nantes sẽ đặt trọng tâm xây dựng chiến lược truyền thông hướng tới khách hàng.

Chính phủ Hàn Quốc tính trợ cấp tiền tươi cho người chăn nuôi

Chính phủ Hàn Quốc tính trợ cấp tiền tươi cho người chăn nuôi

Giá thịt lợn đã tăng 20% so với tháng 4 do chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao, Hàn Quốc tính hỗ trợ tiền mặt cho người chăn nuôi để tăng nguồn thịt.  

Phân tích: Những yếu tố thúc đẩy giá gạo trên thế giới thời gian tới

Phân tích: Những yếu tố thúc đẩy giá gạo trên thế giới thời gian tới

Các động thái từ Ấn Độ và Trung Quốc, xung đột Nga - Ukraine, hạn hán tại Brazil và Paraguay đều có thể ảnh hưởng tới thị trường gạo toàn cầu.

Nga cấm xuất khẩu ngũ cốc sang các nước Liên Xô cũ

Nga cấm xuất khẩu ngũ cốc sang các nước Liên Xô cũ

Chính phủ Nga đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và ngô sang các quốc gia láng giềng thuộc Liên Xô cũ.

Ngành khoai tây Mỹ đối mặt áp lực từ chi phí và xu hướng tiêu dùng

Ngành khoai tây Mỹ đối mặt áp lực từ chi phí và xu hướng tiêu dùng

Ngành công nghiệp khoai tây, giống như nhiều phần còn lại của nền kinh tế Hoa Kỳ, đã thay đổi đáng kể trong hai năm qua do virus Corona.

Giá lúa mì thế giới tăng cao, Ấn Độ chớp cơ hội xuất khẩu

Giá lúa mì thế giới tăng cao, Ấn Độ chớp cơ hội xuất khẩu

Ấn Độ hoàn tất các thỏa thuận xuất khẩu nửa triệu tấn lúa mì những ngày gần đây và dự kiến sẽ ký thêm hợp đồng để tận dụng giá toàn cầu cao kỷ lục.

Giống lúa mì mới giúp Úc tăng 2 tỷ USD hàng năm?

Giống lúa mì mới giúp Úc tăng 2 tỷ USD hàng năm?

Gen mới giúp trồng lúa mì ở tầng sâu hơn, tác động đáng kể đến sản lượng, qua đó có thể làm tăng giá trị hơn 2 tỷ USD/năm (tính riêng ngành lúa mì Úc).

Vương quốc Anh: Nuôi vẹm giúp cải thiện môi trường ven biển

Vương quốc Anh: Nuôi vẹm giúp cải thiện môi trường ven biển

Không chỉ cung cấp thức ăn, nơi ở và cấu trúc cho các sinh vật biển khác, vẹm còn đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng tổng thể của nước.

Ma trận thương hiệu cá hồi ở phía bắc Nhật Bản

Ma trận thương hiệu cá hồi ở phía bắc Nhật Bản

Nghề nuôi cá hồi phát triển nhanh chóng ở Aomori và Iwate, đến mức sự cạnh tranh khốc liệt về thương hiệu đôi khi được ví như cuộc chiến 'giành khu vực' thời phong kiến.

Cải thiện sản lượng lúa mì nhờ luân canh cùng cây guar

Cải thiện sản lượng lúa mì nhờ luân canh cùng cây guar

Trong một mùa bị ảnh hưởng bởi hạn hán và giá phân bón cao, các nhà khoa học của Texas A&M AgriLife đánh giá cao những gì guar cung cấp trong luân canh cây trồng.

Xem Thêm