Thứ bảy, 23/11/2024 | 06:00 GMT +7

  • Click để copy
Thứ hai- 17:36, 28/09/2020

Tỉnh đầu tiên ở Trung Quốc 'luật hóa' chống lãng phí thực phẩm

Hà Bắc sẽ là địa phương tiên phong tại quốc gia đông dân số nhất thế giới, chính thức áp dụng điều luật chống lãng phí thực phẩm bắt đầu từ ngày 1/11 tới.
Việc luật hóa chống lãng phí thực phẩm đang được coi là giải pháp tích cực trong văn hóa tiêu dùng ở Trung Quốc. Ảnh: THX

Việc luật hóa chống lãng phí thực phẩm đang được coi là giải pháp tích cực trong văn hóa tiêu dùng ở Trung Quốc. Ảnh: THX

Đây được coi là giải pháp “xuyên táo” chống lại vấn nạn lãng phí thực phẩm gây ra nguồn rác thải khổng lồ và định hướng người dân thực hành thói quen tiêu dùng văn minh, xóa đi hình ảnh “ăn thùng uống vại” gây thừa mứa lâu nay.

Theo đó, tỉnh Hà Bắc với tổng dân số trên 75 triệu người sẽ là địa phương đầu tiên ở Trung Quốc triển khai hiện thực hóa thông điệp của Chủ tịch Tập Cận Bình chống lại vấn nạn lãng phí thực phẩm, đồng thời quản lý được nguồn rác thải thực phẩm từng gây ra rất nhiều vấn đề nhức nhối.

Zheng Fengtian, giáo sư chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp thuộc Đại học Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh nói: “Là địa phương đầu tiên có luật chống lãng phí thực phẩm, chính quyền tỉnh Hà Bắc đang thể hiện những quyết tâm mang lại hình ảnh mới ở Trung Quốc bằng những quy định nghiêm ngặt để yêu cầu mọi người dân hưởng ứng”.

Theo điều luật mới, tất cả những nhà hàng không thiết lập hệ thống nhắc nhở và khuyến nghị người tiêu dùng gọi đồ ăn quá nhiều, gây lãng phí đều sẽ bị xử phạt. Các nhà hàng thậm chí còn được kêu gọi khuyến khích khen ngợi những thực khách tiết kiệm đồ ăn, bằng cách thưởng điểm bằng voucher giảm giá hoặc ưu tiên chỗ đậu xe.

Chính quyền các cấp tại Hà Bắc cũng đang tính đến việc đưa điều luật chống lãng phí thực phẩm này vào xây dựng hương ước, quy ước của làng xã và khuyến khích thực hiện ngay tại đám cưới, đám tang hoặc lễ hội...

Trước mắt địa phương này đã lập ra đội ngũ giám sát, có trách nhiệm kiểm tra và theo dõi các hệ thống căng tin trường học và bệnh viện xem có vi phạm quy định và lãng phí thực phẩm hay không rồi sau đó triển khai nhân rộng.

Những núi rác thải là đồ ăn thừa gây ô nhiễm nghiêm trọng ở thủ đô Bắc Kinh. Ảnh: PRI. org

Những núi rác thải là đồ ăn thừa gây ô nhiễm nghiêm trọng ở thủ đô Bắc Kinh. Ảnh: PRI. org

Theo luật mới, cả hệ thống báo chí truyền thông và cơ sở kinh doanh cũng được khuyến cáo cấm đăng phát, quảng bá những tin bài, hình ảnh tiêu cực như say xỉn, nôn ói hoặc ăn uống lãng phí thái quá. Cá nhân và tổ chức vi phạm nhẹ thì bị yêu cầu chấn chỉnh, nghiêm trọng sẽ bị phạt tiền hoặc đình chỉ hành nghề.

Ước tính hàng năm lượng thức ăn bị lãng phí, đổ đi ở Trung Quốc lên tới 18 triệu tấn, dư sức nuôi sống từ 30 đến 50 triệu người, trong khi thói quen tiêu dùng bừa bãi, tốn kém hầu như chưa được giáo dục đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ thậm chí còn không biết thóc lúa hay thịt cá đến từ đâu.

Giáo sư Zheng cho rằng, hành động của Hà Bắc là rất tức thời và các tỉnh thành khác nên nghiên cứu học tập. Vị chuyên gia này đồng thời cho biết, chính phủ Trung Quốc đã có chủ trương tiết kiệm lương thực trong nhiều năm qua và khi có điều luật cụ thể sẽ thúc đẩy việc thực thi hiệu quả hơn.

Luật chống lãng phí thực phẩm bao gồm 37 điều khoản cụ thể, đặt trọng tâm vào trách nhiệm của bộ máy chính quyền các cấp và các cơ quan liên quan phối hợp thực hiện đến từng nhà hàng và người tiêu dùng.

Trước đó vào tháng 8, chính phủ Trung Quốc đã khởi động chiến dịch mang tên “Làm sạch bát đĩa của bạn” nhằm giải quyết tình trạng lãng phí thực phẩm, ngay sau lời kêu gọi của Chủ tịch Tập Cận Bình. Lễ phát động đã được cộng đồng cư dân mạng xã hội ở trong nước và nhiều hệ thống nhà hàng, khách sạn ở các thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh hưởng ứng nhiệt liệt bằng các hoạt động cụ thể.

Bà Zhang Xiaojuan, quản lý chi nhánh nhà hàng Meizhou Dongpo ở Bắc Kinh đã phát ngay tấm vé trị giá 6 nhân tệ (xấp xỉ 1 USD) cho mỗi thực khách rời khỏi bàn ăn với những chiếc đĩa bát trống trơn. Thậm chí một nhà hàng ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam còn triển khai ý tưởng lên thực đơn cho khách hàng dựa theo cân nặng và độ tuổi để tính ra lượng calo tiêu thụ vừa vặn.

Kim Long

Ngành nuôi lợn châu Âu tìm cách lấy niềm tin người tiêu dùng

Ngành nuôi lợn châu Âu tìm cách lấy niềm tin người tiêu dùng

Pháp Hội nghị thường niên của các nhà sản xuất lợn châu Âu (EPP) năm 2024 diễn ra từ 29 - 31/5 tại Nantes sẽ đặt trọng tâm xây dựng chiến lược truyền thông hướng tới khách hàng.

Chính phủ Hàn Quốc tính trợ cấp tiền tươi cho người chăn nuôi

Chính phủ Hàn Quốc tính trợ cấp tiền tươi cho người chăn nuôi

Giá thịt lợn đã tăng 20% so với tháng 4 do chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao, Hàn Quốc tính hỗ trợ tiền mặt cho người chăn nuôi để tăng nguồn thịt.  

Phân tích: Những yếu tố thúc đẩy giá gạo trên thế giới thời gian tới

Phân tích: Những yếu tố thúc đẩy giá gạo trên thế giới thời gian tới

Các động thái từ Ấn Độ và Trung Quốc, xung đột Nga - Ukraine, hạn hán tại Brazil và Paraguay đều có thể ảnh hưởng tới thị trường gạo toàn cầu.

Nga cấm xuất khẩu ngũ cốc sang các nước Liên Xô cũ

Nga cấm xuất khẩu ngũ cốc sang các nước Liên Xô cũ

Chính phủ Nga đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và ngô sang các quốc gia láng giềng thuộc Liên Xô cũ.

Ngành khoai tây Mỹ đối mặt áp lực từ chi phí và xu hướng tiêu dùng

Ngành khoai tây Mỹ đối mặt áp lực từ chi phí và xu hướng tiêu dùng

Ngành công nghiệp khoai tây, giống như nhiều phần còn lại của nền kinh tế Hoa Kỳ, đã thay đổi đáng kể trong hai năm qua do virus Corona.

Giá lúa mì thế giới tăng cao, Ấn Độ chớp cơ hội xuất khẩu

Giá lúa mì thế giới tăng cao, Ấn Độ chớp cơ hội xuất khẩu

Ấn Độ hoàn tất các thỏa thuận xuất khẩu nửa triệu tấn lúa mì những ngày gần đây và dự kiến sẽ ký thêm hợp đồng để tận dụng giá toàn cầu cao kỷ lục.

Giống lúa mì mới giúp Úc tăng 2 tỷ USD hàng năm?

Giống lúa mì mới giúp Úc tăng 2 tỷ USD hàng năm?

Gen mới giúp trồng lúa mì ở tầng sâu hơn, tác động đáng kể đến sản lượng, qua đó có thể làm tăng giá trị hơn 2 tỷ USD/năm (tính riêng ngành lúa mì Úc).

Vương quốc Anh: Nuôi vẹm giúp cải thiện môi trường ven biển

Vương quốc Anh: Nuôi vẹm giúp cải thiện môi trường ven biển

Không chỉ cung cấp thức ăn, nơi ở và cấu trúc cho các sinh vật biển khác, vẹm còn đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng tổng thể của nước.

Ma trận thương hiệu cá hồi ở phía bắc Nhật Bản

Ma trận thương hiệu cá hồi ở phía bắc Nhật Bản

Nghề nuôi cá hồi phát triển nhanh chóng ở Aomori và Iwate, đến mức sự cạnh tranh khốc liệt về thương hiệu đôi khi được ví như cuộc chiến 'giành khu vực' thời phong kiến.

Cải thiện sản lượng lúa mì nhờ luân canh cùng cây guar

Cải thiện sản lượng lúa mì nhờ luân canh cùng cây guar

Trong một mùa bị ảnh hưởng bởi hạn hán và giá phân bón cao, các nhà khoa học của Texas A&M AgriLife đánh giá cao những gì guar cung cấp trong luân canh cây trồng.

Xem Thêm