Thứ hai, 24/03/2025 | 19:14 GMT +7
Trong các loại cây ăn quả ở Tiên Phước (Quảng Nam), đáng chú ý nhất là bòn bon và dâu đất. Dâu đất tuy kém ngon hơn bòn bon song đến mùa, những chùm quả chín sắc hồng tươi bám chi chít trên cành và cả thân cây trông thật hấp dẫn, khiến người ta không thể không muốn nếm thử hương vị loại trái cây rất đỗi bình dân của vùng sơn cước.
Tháng 7 tháng 8 âm lịch, dâu đất vào mùa thu hoạch, trĩu trái trên các nhà vườn ở các địa phương vùng trung du, nhất là Tiên Phước - "thủ phủ" dâu đất ở Quảng Nam. Dâu đất thuộc loại cây thân gỗ, cao 10-20 m. Quả mọc ở thân cây và một số cành to, khi chín có màu đỏ hoặc vàng. Một chùm dâu đất có đến vài chục quả.
Không chỉ thế, vì có tán rộng, có trái màu đỏ khá đẹp và mọc chi chít trên thân giống như sung nên cũng đã có nhiều người mua cả cây mang về trồng làm cảnh trong sân vườn. Là cây "trồng chơi ăn thiệt", nếu được mùa được giá, dâu đất đem lại thu nhập đáng kể cho nhà nông.
Tại huyện Tiên Phước, dâu đất được trồng chủ yếu ở xã Tiên Thọ với khoảng 4.000 cây, nhiều xã khác như xã Tiên Kỳ, Tiên Cảnh, Tiên Hiệp và các xã vùng Sơn - Cẩm - Hà... cũng trồng, bình quân mỗi nhà vườn có thu nhập 15 - 20 triệu đồng từ bán trái dâu đất.
Huyện trung du Tiên Phước là thủ phủ của cây dâu đất Quảng Nam, trung bình mỗi hộ sở hữu một vài cây trồng trong vườn. Dâu đất xưa kia vốn mọc dại trong rừng, người dân ăn thấy vị chua ngọt nên mang về nhà trồng.
Ngày trước, loại cây này không phải phát triển kinh tế nhưng do cha ông trồng để làm bờ rào, bóng mát nên được gìn giữ. Loại cây này mọc tự nhiên nên trồng rất dễ, ít tốn công chăm bón. Loại cây này tán rộng, chiếm diện tích lớn nên trồng xen kẽ với các cây ăn quả khác. Tuy nhiên, bây giờ nhiều người vẫn thu hoạch dâu đất để mang bán với giá 4.000 - 6.000 đ/kg để cải thiện đời sống.
Quả dâu đất phần ruột có vị ngọt và chua. Trung bình mỗi cây dâu đất hái được khoảng hơn 150 kg trái. Với giá cả ổn định hiện nay, mỗi gia đình chỉ cần vài ba cây dâu đất cũng thu được 3 - 4 triệu đồng, có tiền lo chi phí sinh hoạt trong gia đình.
Dâu đất không phải là cây trồng mang lại nguồn thu nhập chính, mà chỉ là loại cây góp phần tăng thu nhập. Nhà nhiều trồng vài chục cây, nhà ít có vài cây trong vườn. Người dân Tiên Phước rất hiếu khách, vào mùa này đến tận vườn tham quan và thưởng thức dâu đất tại chỗ.
BẠC LIÊU Đa dạng sản phẩm muối, gia vị muối và các sản phẩm OCOP đặc trưng vùng miền trong cả nước được trưng bày, giới thiệu tại Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025.
Đó là các gian hàng trưng bày sản phẩm muối, gia vị và sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của hơn 40 đơn vị đến từ hơn 20 tỉnh/thành trên cả nước.
Chính phủ vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực'.
Sóc Trăng Anh Ngô Tuấn Thanh, một người trẻ đầy nhiệt huyết, đã biến cà na Sóc Trăng từ món ăn vặt bình dân thành sản phẩm chất lượng cao, trở thành đặc sản có giá trị.
Đồng Tháp Ngày vía Thần Tài, các phẩm vật được người dân mua về cúng như cá lóc nướng, thịt heo quay, vịt quay, bánh bao, vàng, hoa, trái cây.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn cho rằng, sản phẩm mắm Lê Gia từ góc nhỏ của làng quê đã vươn ra thế giới. Đây là điều rất tự hào và đáng trân trọng.
Vào mỗi dịp xuân về, bên cạnh những lễ hội, những làn điệu hát then, hát lượn... thì đồng bào Tày, Nùng, không thể thiếu những phong bánh khảo, bánh cốm truyền thống.
Lào Cai Xã Tả Thàng, huyện Mường Khương bảng lảng trong sương mù. Nơi đây, những cây chè cổ thụ vươn mình kiêu hãnh giữa giá lạnh, lưu giữ hồn đất và sức sống giữa đại ngàn.
Dịp tết Nguyên đán, các sản phẩm đặc trưng vùng miền thu hút thực khách. Đó cũng là lúc những lao động địa phương có điều kiện tăng thu nhập.
Vào dịp Tết Nguyên đán, đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở Quảng Trị vẫn giữ được phong tục gói bánh beng. Đây là tập tục từ ngàn xưa để lại.