Thứ tư, 20/11/2024 | 11:13 GMT +7
Tỉnh Cao Bằng có 7 huyện và 40 xã biên giới; 124/161 xã, thị trấn thuộc khu vực III (vùng đặc biệt khó khăn). Thời gian qua, từ nhiều nguồn lực, tại những khu vực khó khăn của tỉnh Cao Bằng, người dân, các hợp tác xã từng bước phát triển sản xuất, tạo ra nhiều mặt hàng nông sản, sản phẩm OCOP chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tuy nhiên, do địa bàn miền núi, giao thương khó khăn, việc tiêu thụ sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP còn gặp nhiều thách thức.
Từ ngày 25/11 đến ngày 10/12, tỉnh Cao Bằng tổ chức chuỗi phiên chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản của vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Chương trình diễn ra 5 phiên chợ: Phiên chợ thứ nhất từ ngày 25 - 26/11 tại TP Cao Bằng; phiên chợ thứ 2 từ ngày 28 - 29/11 tại thị trấn Quảng Uyên (huyện Quảng Hòa); phiên chợ thứ 3 từ ngày 2 - 3/12 tại TP Cao Bằng; phiên chợ thứ 4 từ ngày 6 - 7/12 tại thị trấn Bảo Lạc (huyện Bảo Lạc) và phiên chợ thứ 5 từ ngày 9 - 10/12 tại TP Cao Bằng.
Những phiên chợ này sẽ trưng bày, quảng bá, giới thiệu, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm nông sản đặc hữu, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, ẩm thực địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Mỗi phiên chợ có quy mô 18 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn. Ngoài ra còn có các doanh nghiệp, hợp tác xã sử dụng lao động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số.
Chuỗi phiên chợ nhằm thúc đẩy, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh giới thiệu sản phẩm, kết nối cung cầu, mở rộng chuỗi liên kết.
Hiện nay, tỉnh Cao Bằng có trên 500 cơ sở ngành nghề, làng nghề nông thôn, trong đó có 213 cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm; 177 cơ sở chế biến lâm sản; 118 hợp tác xã tham gia sản xuất nông, lâm, thuỷ sản; 7 làng nghề được UBND tỉnh công nhận.
Đến nay, tỉnh Cao Bằng có 97 sản phẩm OCOP (gồm 9 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 88 sản phẩm đạt hạng 3 sao).
Sản phẩm OCOP tỉnh Cao Bằng thuộc 5 nhóm gồm, 77 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm, 10 sản phẩm thuộc nhóm đồ uống, 3 sản phẩm thuộc nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu, 4 sản phẩm thuộc nhóm thủ công mỹ nghệ, 3 sản phẩm thuộc nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.
Tỉnh Cao Bằng phấn đấu đến năm 2025 có 150 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó phấn đấu có 4 đến 5 sản phẩm tiềm năng 5 sao đề nghị trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia.
Trong chiến lược xây dựng sản phẩm OCOP, tỉnh Cao Bằng ưu tiên phát triển sản phẩm gắn với dịch vụ du lịch nông thôn, ít nhất có 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sản phẩm OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn gắn với vùng nguyên liệu ổn định, ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử…).
Năm 2023, toàn tỉnh Cao Bằng phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao trở lên. Tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tích cực hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể xây dựng sản phẩm OCOP, tập trung hoàn thiện, nâng cấp những sản phẩm có thế mạnh của từng địa phương.
ĐỒNG THÁP Cây ấu trước đây chỉ được trồng vào mùa nước nổi nhưng nay đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập ổn định quanh năm cho người dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
KIÊN GIANG Tôm khô của Hợp tác xã Hiểu Phát được làm từ tôm thẻ thiên nhiên, nuôi theo mô hình xen canh tôm - lúa hoặc các vùng chuyên tôm nuôi quảng canh cải tiến.
Tại lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần II, Ban tổ chức sẽ đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng được chọn tại những vườn đẹp nhất.
HÀ NỘI Sáng 15/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2024.
Trà Vinh Bảo tàng Dừa sáp Trà Vinh có tổng nguồn vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng, góp phần tôn vinh cây dừa sáp nguyên bản được trồng tại vùng đất Cầu Kè.
Mong muốn duy trì và phát huy đặc sản nem Lai Vung, anh Huỳnh Ngọc Hậu (xã Tân Thành, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) đã rời phố, về quê khởi nghiệp từ loại nem này.
QUẢNG NAM Việc thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My nhằm nâng tầm thương hiệu và bảo hộ sản phẩm cho 2 loài cây dược liệu có giá trị của tỉnh Quảng Nam.
Từ một loại nông sản bình dị, nhờ sự sáng tạo bền bỉ, ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến, đã giúp tăng giá trị cho củ khoai mì Việt Nam.