Thứ sáu, 26/04/2024 | 19:18 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 08:59, 17/11/2021

Nông dân Kenya hồi sinh đất nhờ phân bón hữu cơ bokashi

Phân bón bokashi, được làm bằng cách lên men vật liệu hữu cơ để nhanh chóng tạo ra một loại phân trộn giàu chất dinh dưỡng, giúp đất bị suy kiệt hồi phục dễ dàng.
Quá trình đảo bokashi để giảm nhiệt tại RIDEP, Tharaka Nithi County. Nông dân có thể tự làm phân bón bokashi bằng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Ảnh: Mongabay.

Quá trình đảo bokashi để giảm nhiệt tại RIDEP, Tharaka Nithi County. Nông dân có thể tự làm phân bón bokashi bằng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Ảnh: Mongabay.

Giữa điều kiện khô hạn cằn cỗi ở làng Karungaru ở hạt Tharaka Nithi, miền đông Kenya , Peninah Muthoni đang trồng rau dền, mồng tơi và các loại rau khác.

Nhờ các kỹ thuật nông nghiệp, Muthoni và hàng trăm nông dân khác trên khắp hạt đang cố gắng trồng rau sạch bất chấp điều kiện khắc nghiệt.

“Phân bón hữu cơ bokashi đã nuôi dưỡng đất của tôi,” Muthoni nói, “vì vậy những gì tôi cần là cây che phủ để duy trì độ ẩm cvà thỉnh thoảng tưới nước cho cây trồng vì ở nơi này hiếm khi có mưa”.

Phân bón bokashi, được làm bằng cách lên men vật liệu hữu cơ để nhanh chóng tạo ra một loại phân trộn giàu chất dinh dưỡng, giúp phục hồi đất bị suy kiệt. Sau khi tham dự một hội thảo do Sáng kiến ​​Phát triển Định hướng Nguồn lực (RODI Kenya) tổ chức vào năm 2019, Muthoni đã đưa các kỹ thuật mà tổ chức này đưa ra để áp dụng vào ba khu vườn xung quanh nhà bà ở Tharaka Nithi.

Nhờ bokashi, bà đang trồng đủ rau không chỉ cho 3 người con ruột và 11 người con nuôi của mình. Muthoni nói rằng bà thậm chí còn dư cho những người khác có nhu cầu.

Theo Patrick Gicheru, một nhà khoa học hàng đầu về đất, người chỉ đạo Tổ chức Nghiên cứu Chăn nuôi và Nông nghiệp Kenya (KALRO) ở hạt Embu, phía nam Tharaka Nithi, nông dân trên khắp Kenya đang canh tác với các loại đất thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng.

Theo Gicheru, khảo sát cho thấy đất đai của Kenya không phải quá chua như họ nghị mà là thiếu kẽm và kali.

Lý do phổ biến nhất khiến đất cạn kiệt dinh dưỡng là do bị sử dụng quá mức sau mỗi vụ mùa. Thêm phân bón hóa học là một cách để bổ sung chất dinh dưỡng, nhưng theo các nhà khoa học, những loại phân bón như vậy có thể gây hại cho vi sinh vật trong đất. Nhiều loại phân bón được khuyến cáo sử dụng ở Kenya cũng thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng như kali.

RODI Kenya cho biết hàng nghìn nông dân trên khắp đất nước đã chuyển sang dùng bokashi để khắc phục điều này. RODI là một tổ chức phi chính phủ được thành lập vào năm 1989 với mục đích nâng cao thu nhập và an ninh lương thực cho nông dân.

Giám đốc điều hành của RODI, Esther Bett, sử dụng bokashi trong trang trại của riêng mình. Bà nói: “Tại trang trại của tôi ở hạt Tây Pokot, bokashi đã được chứng minh là tốt hơn nhiều so với phân bón tổng hợp và thậm chí cả các loại phân hữu cơ khác vì chỉ mất hai tuần để chuẩn bị".

Bett cho biết cái hay của loại phân bón sinh học này là người nông dân có thể tự chế biến bằng những nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Một số tổ chức cũng như một số nông dân đã bắt đầu sản xuất và đóng gói phân bón thương mại.

Bett cho biết một trang trại có đất bị hư hại nặng có thể được khôi phục trong khoảng thời gian ba năm.

Không phải ai cũng bị thuyết phục. Philemon Olembo, người trồng ngô trên diện tích 1,6 ha ở Hạt Kakamega, cho biết ông thích phân bón hóa học hơn vì chúng tập trung hơn, có thể được bón để cứu những cây trồng đã bị suy dinh dưỡng và có sẵn để bán.

“Người ta thường biết rằng phân hữu cơ có thể giúp phục hồi đất, nhưng ở đây, chúng tôi không có đủ kiên nhẫn”, Olembo nói. "Chúng tôi đang kinh doanh nông nghiệp và vì vậy chúng tôi cần một thứ gì đó mang lại kết quả nhanh nhất có thể."

Theo Bett, trong khi phân bón hóa học bổ sung chất dinh dưỡng cho đất sau đó được tiêu thụ - hoặc bị rửa trôi - ngay lập tức, bokashi bổ sung cả chất dinh dưỡng và vi sinh vật.

Bett nói, phân bón hóa học cần được bón vào mỗi mùa, nhưng bokashi giúp nuôi dưỡng đất của bạn trong ba hoặc bốn mùa canh tác tiếp theo và đó là lý do tại sao chúng tôi giảm khối lượng sử dụng bokashi so với lần đầu. Sau lần bón thứ ba, đất trở lại nguyên trạng thái ban đầu”.

Trong khi số lượng bokashi cần thiết sẽ giảm mỗi năm, trong mùa đầu tiên, một nông dân sẽ cần 40 bao khoảng 2.400 kg mỗi ha. Mỗi túi có giá gần 18 USD, khiến cho khoản đầu tư ban đầu đó vượt quá tầm với của các hộ nông dân có thu nhập hạn chế.

Erastus Maina, cán bộ phụ trách sản xuất của RODI Kenya, cho biết nông dân có thể tự làm phân bón bokashi.

Maina cho biết: “Không giống như các loại phân khác phải mất đến ba tháng để phân hủy, bokashi thường sẵn sàng để sử dụng chỉ sau hai tuần.

RODI Kenya cũng đã giới thiệu bokashi và các kỹ thuật nông nghiệp khác tại các trang trại do 35 nhà tù trên cả nước điều hành. Tổ chức cũng đang làm việc với 28 trường học. Bett nói: “Chúng tôi cũng đóng gói và bán nó cho nông dân, và tiền lãi ngày càng tăng".

Theo Million Belay, điều phối viên của Liên minh vì chủ quyền lương thực ở châu Phi (AFSA), những kỹ thuật đã được chứng minh như thế này là một trong những chìa khóa để tăng cường nông nghiệp và hệ thống lương thực ở châu Phi. 

Ông cho biết việc áp dụng kỹ thuật nông học gặp trở ngại vì các công ty hạt giống và phân bón từ các nước công nghiệp phát triển coi nông nghiệp châu Phi là thị trường tiềm năng cho phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu và hạt giống lai của họ.

Belay cho biết các chính phủ châu Phi cần đầu tư vào nghiên cứu nông nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.  Mọi thứ nên bắt đầu với sức khỏe của đất và kỹ thuật canh tác tốt. “Những loại đất lành mạnh, được duy trì tốt sẽ luôn cung cấp cho bạn thức ăn lành mạnh ngay cả khi điều kiện khí hậu không thuận lợi", Belay khẳng định.

Tự làm phân bón bokashi

Phần lớn nguyên liệu thô là phân chuồng. Chất này được trộn với bụi than để hỗ trợ quá trình thông khí và loại bỏ độc tố. Cám, lớp bên ngoài cứng của ngũ cốc như gạo, lúa mì hoặc ngô, được thêm vào để đẩy nhanh quá trình phân hủy.

Một thành phần khác là mật đường, một sản phẩm phụ của quá trình sản xuất đường có sẵn trong các cửa hàng vật tư chăn nuôi trên toàn quốc như một chất tạo ngọt cho thức ăn gia súc. Trong bokashi, nó cung cấp năng lượng cho vi khuẩn.

Vỏ trấu cũng được thêm vào, nếu người nông dân đến từ vùng trồng lúa, nhưng có thể thay thế trấu cà phê, lõi ngô khô nghiền nát hoặc bất kỳ chất thải nông nghiệp nào. Những chất thải như vậy có chứa silic. Silic trong đất làm cho cây phát triển lớn hơn và khỏe hơn cũng như chống chịu sâu bệnh và thời tiết khắc nghiệt hơn.

Lớp đất bề mặt cũng được thêm vào bokashi để hỗ trợ vi sinh vật, cùng với men, có sẵn trong các cửa hàng vật tư chăn nuôi, để hỗ trợ quá trình lên men. Cuối cùng, vỏ trứng hoặc tro được thêm vào để tạo ra canxi. Tro cũng chứa cacbon, magiê, kali và phốt pho.

Sau khi các thành phần này được trộn và chất thành đống với nhau và được phủ bằng polythene, quá trình lên men bắt đầu ngay lập tức, đạt nhiệt độ hơn 60° C (140° F) trong 24 giờ. Sau đó, nó được lật đi lật lại hàng ngày để kiểm soát nhiệt trong tám ngày. Kế tiếp, nó được trải một lớp dày hơn và để nguội hoàn toàn trong một tuần tiếp theo, khi nó có thể được đảo chỉ một lần một ngày.

Hương Lan

(Theo Mongabay)

Ngành nuôi lợn châu Âu tìm cách lấy niềm tin người tiêu dùng

Ngành nuôi lợn châu Âu tìm cách lấy niềm tin người tiêu dùng

Pháp Hội nghị thường niên của các nhà sản xuất lợn châu Âu (EPP) năm 2024 diễn ra từ 29 - 31/5 tại Nantes sẽ đặt trọng tâm xây dựng chiến lược truyền thông hướng tới khách hàng.

Chính phủ Hàn Quốc tính trợ cấp tiền tươi cho người chăn nuôi

Chính phủ Hàn Quốc tính trợ cấp tiền tươi cho người chăn nuôi

Giá thịt lợn đã tăng 20% so với tháng 4 do chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao, Hàn Quốc tính hỗ trợ tiền mặt cho người chăn nuôi để tăng nguồn thịt.  

Phân tích: Những yếu tố thúc đẩy giá gạo trên thế giới thời gian tới

Phân tích: Những yếu tố thúc đẩy giá gạo trên thế giới thời gian tới

Các động thái từ Ấn Độ và Trung Quốc, xung đột Nga - Ukraine, hạn hán tại Brazil và Paraguay đều có thể ảnh hưởng tới thị trường gạo toàn cầu.

Nga cấm xuất khẩu ngũ cốc sang các nước Liên Xô cũ

Nga cấm xuất khẩu ngũ cốc sang các nước Liên Xô cũ

Chính phủ Nga đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và ngô sang các quốc gia láng giềng thuộc Liên Xô cũ.

Ngành khoai tây Mỹ đối mặt áp lực từ chi phí và xu hướng tiêu dùng

Ngành khoai tây Mỹ đối mặt áp lực từ chi phí và xu hướng tiêu dùng

Ngành công nghiệp khoai tây, giống như nhiều phần còn lại của nền kinh tế Hoa Kỳ, đã thay đổi đáng kể trong hai năm qua do virus Corona.

Giá lúa mì thế giới tăng cao, Ấn Độ chớp cơ hội xuất khẩu

Giá lúa mì thế giới tăng cao, Ấn Độ chớp cơ hội xuất khẩu

Ấn Độ hoàn tất các thỏa thuận xuất khẩu nửa triệu tấn lúa mì những ngày gần đây và dự kiến sẽ ký thêm hợp đồng để tận dụng giá toàn cầu cao kỷ lục.

Giống lúa mì mới giúp Úc tăng 2 tỷ USD hàng năm?

Giống lúa mì mới giúp Úc tăng 2 tỷ USD hàng năm?

Gen mới giúp trồng lúa mì ở tầng sâu hơn, tác động đáng kể đến sản lượng, qua đó có thể làm tăng giá trị hơn 2 tỷ USD/năm (tính riêng ngành lúa mì Úc).

Vương quốc Anh: Nuôi vẹm giúp cải thiện môi trường ven biển

Vương quốc Anh: Nuôi vẹm giúp cải thiện môi trường ven biển

Không chỉ cung cấp thức ăn, nơi ở và cấu trúc cho các sinh vật biển khác, vẹm còn đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng tổng thể của nước.

Ma trận thương hiệu cá hồi ở phía bắc Nhật Bản

Ma trận thương hiệu cá hồi ở phía bắc Nhật Bản

Nghề nuôi cá hồi phát triển nhanh chóng ở Aomori và Iwate, đến mức sự cạnh tranh khốc liệt về thương hiệu đôi khi được ví như cuộc chiến 'giành khu vực' thời phong kiến.

Cải thiện sản lượng lúa mì nhờ luân canh cùng cây guar

Cải thiện sản lượng lúa mì nhờ luân canh cùng cây guar

Trong một mùa bị ảnh hưởng bởi hạn hán và giá phân bón cao, các nhà khoa học của Texas A&M AgriLife đánh giá cao những gì guar cung cấp trong luân canh cây trồng.

Xem Thêm