Thứ tư, 11/12/2024 | 21:58 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 15:56, 10/11/2021

Người nuôi ong Pháp kêu gọi cấm thuốc diệt cỏ profulscarb

Những người nuôi ong ở Pháp kêu gọi cấm loại thuốc diệt cỏ profulscarb, vốn được sử dụng rộng rãi thứ hai sau glyphosate.
Không chỉ glyphosate, thuốc diệt cỏ profulscarb bị cho là nguyên nhân khiến ngành nuôi ong Pháp trở nên ốm yếu. Ảnh minh họa: Shutterstock.

Không chỉ glyphosate, thuốc diệt cỏ profulscarb bị cho là nguyên nhân khiến ngành nuôi ong Pháp trở nên ốm yếu. Ảnh minh họa: Shutterstock.

Người nuôi ong cho rằng điều đó rất cần thiết để bảo vệ ngành nghề ốm yếu này, vốn đang chao đảo vì vụ thu hoạch mật tồi tệ nhất cho đến nay. 

Những tranh cãi về cấm sử dụng chất diệt cỏ chứa glyphosate vào cuối năm nay và việc tái cấp phép gần đây cho neonicotinoids để đối phó với cuộc khủng hoảng dịch bệnh trên củ cải đường, đang trở thành vấn đề nóng trong chương trình nghị sự ngành nông nghiệp của Pháp.

Hiện căng thẳng mới bùng phát xung quanh việc sử dụng chất prosulfocarb ở Pháp. Đây là loại thuốc diệt cỏ được sử dụng rộng rãi thứ hai ở Pháp sau glyphosate.

Trong khi prosulfocarb làm ô nhiễm 14 cây kiều mạch hữu cơ trị giá 80.000 euro vào năm ngoái, đợt phun thuốc vào đầu mùa thu đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ.

Thuốc diệt cỏ chứa prosulfocarb là một trong những loại thuốc trừ sâu có thể tồn tại trong không khí, cả về tần suất và nồng độ vì nó rất dễ bay hơi, theo một tuyên bố chung được công bố bởi Liên đoàn Nông nghiệp Hữu cơ Quốc gia (National Federation of Organic Agriculture  - FNAB), liên đoàn nông nghiệp hữu cơ Forébio, các tổ chức kinh tế - và tổ chức phi chính phủ Générations Futures.

Do đó, mỗi năm, một số cây trồng dù không bị phun prosulfocarb vẫn bị ô nhiễm. Ví dụ, năm ngoái, dư lượng được tìm thấy trên cây trồng hữu cơ đã vượt quá mức tối đa cho phép gấp 100 lần, các tổ chức chỉ ra.

Để tránh ô nhiễm thêm - và do đó phá hủy - các loại cây trồng hữu cơ, FNAB, Forébio và Générations Futures vừa chuyển vấn đề này tới sở nông nghiệp của 12 tỉnh ở Pháp.

FNAB, Forébio và Générations Futures đang yêu cầu một lệnh cấm "ngay lập tức và tạm thời" đối với các sản phẩm dựa trên prosulfocarb. Theo đó, lệnh này có thể được thực hiện theo yêu cầu của các tỉnh trong trường hợp có rủi ro "ngoại lệ và chính đáng" liên quan việc sử dụng các sản phẩm bảo vệ thực vật gây ra.

Bình luận về lệnh cấm được yêu cầu, Liam English, người đứng đầu bộ phận truyền thông của Tập đoàn sản xuất prosulfocarb Syngenta Crop Protection cho châu Âu, Trung Đông và Châu Phi, tuyên bố rằng “toàn bộ ngành công nghiệp cam kết thúc đẩy và bảo vệ sức khỏe loài ong, và đảm bảo an toàn cho môi trường , chỉ sử dụng thuốc trừ sâu có mục tiêu và hiệu quả ở những nơi cần thiết”.

“Tại Pháp, chúng tôi phối hợp với nông dân để đảm bảo sử dụng an toàn, tương xứng và hiệu quả nhằm bảo vệ hệ sinh thái và duy trì sản xuất lương thực”, English nói với EurActiv, đồng thời cho biết “theo hiểu biết của chúng tôi, không có mối quan tâm cụ thể nào đối với loài ong có liên quan đến việc sử dụng prosulfocarb”.

Một "kế hoạch thụ phấn" mới?

Những người nuôi ong cũng đang lo lắng về thuốc trừ sâu vào thời điểm mà đất nước đang mong đợi một "kế hoạch thụ phấn" mới sau cuộc tham vấn cộng đồng mà chính phủ tổ chức vào tháng 6.

Năm 2021 trở thành năm thảm hại của ngành khi sản lượng mật ong thu hoạch ít hơn ba lần so với năm 2020, nguyên nhân chủ yếu là do biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, Hiệp hội nuôi ong quốc gia Pháp UNAF cũng lo ngại về kết quả của việc sửa đổi các quy định quản lý việc sử dụng thuốc trừ sâu ảnh hưởng tới ong trong nông nghiệp.

Liên minh cũng đã cảnh báo về sự sụp đổ của các quần thể côn trùng thụ phấn do việc triển khai sử dụng thuốc trừ sâu có chứa neonicotinoid - mà theo ngành công nghiệp đây là điểm đã không được tính đến trong bản sửa đổi.

Trong một thông cáo báo chí chung được công bố vào ngày 21/10, UNAF, Liên minh nuôi ong quốc gia (SNA) và Hiệp hội Terre d'abeilles đã lên án một dự thảo nghị định “thậm chí còn kém bảo vệ hơn so với nghị định hiện đang có hiệu lực”.

Các tổ chức cho biết họ lo sợ áp lực các công ty hóa chất dẫn tới những thay đổi có tính kém bảo vệ hơn, nói thêm rằng "sự quan tâm rất lớn đến việc bảo tồn ong và các vấn đề môi trường nông nghiệp, thực phẩm và sức khỏe của nó nên định hướng hoạt động cho chính phủ Pháp."

Ngành công nghiệp nuôi ong cũng là mối quan tâm của người dân châu Âu nói chung.

Vào cuối tháng 9, sáng kiến ​​của các công dân châu Âu mang tên “Cứu ong và những người nông dân” đã thu thập được hơn 1,2 triệu chữ ký. Sáng kiến ​​này kêu gọi giảm 80% việc sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp vào năm 2030 và giảm 100% vào năm 2035.

Điều này diễn ra vài tháng trước khi Pháp chuẩn bị đảm nhận chức vụ chủ tịch luân phiên của Hội đồng EU và một vài tuần sau khi Quốc hội Pháp yêu cầu chính phủ biến việc bảo vệ loài ong trở thành “sự nghiệp quốc gia vĩ đại của năm 2022”.

Theo ba hiệp hội, chính phủ Pháp “nên nắm bắt cơ hội của quy định mới này để cuối cùng dung hòa ngành nông nghiệp và nuôi ong”.

Cân nhắc

Tuy nhiên, có vẻ như những lời kêu gọi như vậy có thể không được trả lời ngay lập tức.

Ba hiệp hội tuyên bố rằng họ vẫn chưa được Bộ trưởng Nông nghiệp, cũng như Bộ trưởng Chuyển đổi sinh thái tiếp nhận và họ vẫn đang chờ quyết định cuối cùng của Thủ tướng.

Các tổ chức đang kêu gọi Thủ tướng Jean Castex không ký "kế hoạch thụ phấn" mới mà không tích hợp các yêu cầu của họ, và họ đang yêu cầu một cuộc họp tại văn phòng của ông ở Matignon "với tư cách là một vấn đề cấp bách".

Về nông nghiệp hữu cơ, trong cuộc phỏng vấn với Ouest-France, Bộ trưởng Nông nghiệp Julien Denormandie cho biết ông muốn thành lập một nhóm làm việc để quản lý nguy cơ ô nhiễm thuốc trừ sâu và “đề xuất các giải pháp đáp ứng nhu cầu của nông dân làm nông nghiệp hữu cơ” cho các trường hợp “phức tạp nhất ”.

Hương Lan

(Theo Euractiv)

Ngành nuôi lợn châu Âu tìm cách lấy niềm tin người tiêu dùng

Ngành nuôi lợn châu Âu tìm cách lấy niềm tin người tiêu dùng

Pháp Hội nghị thường niên của các nhà sản xuất lợn châu Âu (EPP) năm 2024 diễn ra từ 29 - 31/5 tại Nantes sẽ đặt trọng tâm xây dựng chiến lược truyền thông hướng tới khách hàng.

Chính phủ Hàn Quốc tính trợ cấp tiền tươi cho người chăn nuôi

Chính phủ Hàn Quốc tính trợ cấp tiền tươi cho người chăn nuôi

Giá thịt lợn đã tăng 20% so với tháng 4 do chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao, Hàn Quốc tính hỗ trợ tiền mặt cho người chăn nuôi để tăng nguồn thịt.  

Phân tích: Những yếu tố thúc đẩy giá gạo trên thế giới thời gian tới

Phân tích: Những yếu tố thúc đẩy giá gạo trên thế giới thời gian tới

Các động thái từ Ấn Độ và Trung Quốc, xung đột Nga - Ukraine, hạn hán tại Brazil và Paraguay đều có thể ảnh hưởng tới thị trường gạo toàn cầu.

Nga cấm xuất khẩu ngũ cốc sang các nước Liên Xô cũ

Nga cấm xuất khẩu ngũ cốc sang các nước Liên Xô cũ

Chính phủ Nga đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và ngô sang các quốc gia láng giềng thuộc Liên Xô cũ.

Ngành khoai tây Mỹ đối mặt áp lực từ chi phí và xu hướng tiêu dùng

Ngành khoai tây Mỹ đối mặt áp lực từ chi phí và xu hướng tiêu dùng

Ngành công nghiệp khoai tây, giống như nhiều phần còn lại của nền kinh tế Hoa Kỳ, đã thay đổi đáng kể trong hai năm qua do virus Corona.

Giá lúa mì thế giới tăng cao, Ấn Độ chớp cơ hội xuất khẩu

Giá lúa mì thế giới tăng cao, Ấn Độ chớp cơ hội xuất khẩu

Ấn Độ hoàn tất các thỏa thuận xuất khẩu nửa triệu tấn lúa mì những ngày gần đây và dự kiến sẽ ký thêm hợp đồng để tận dụng giá toàn cầu cao kỷ lục.

Giống lúa mì mới giúp Úc tăng 2 tỷ USD hàng năm?

Giống lúa mì mới giúp Úc tăng 2 tỷ USD hàng năm?

Gen mới giúp trồng lúa mì ở tầng sâu hơn, tác động đáng kể đến sản lượng, qua đó có thể làm tăng giá trị hơn 2 tỷ USD/năm (tính riêng ngành lúa mì Úc).

Vương quốc Anh: Nuôi vẹm giúp cải thiện môi trường ven biển

Vương quốc Anh: Nuôi vẹm giúp cải thiện môi trường ven biển

Không chỉ cung cấp thức ăn, nơi ở và cấu trúc cho các sinh vật biển khác, vẹm còn đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng tổng thể của nước.

Ma trận thương hiệu cá hồi ở phía bắc Nhật Bản

Ma trận thương hiệu cá hồi ở phía bắc Nhật Bản

Nghề nuôi cá hồi phát triển nhanh chóng ở Aomori và Iwate, đến mức sự cạnh tranh khốc liệt về thương hiệu đôi khi được ví như cuộc chiến 'giành khu vực' thời phong kiến.

Cải thiện sản lượng lúa mì nhờ luân canh cùng cây guar

Cải thiện sản lượng lúa mì nhờ luân canh cùng cây guar

Trong một mùa bị ảnh hưởng bởi hạn hán và giá phân bón cao, các nhà khoa học của Texas A&M AgriLife đánh giá cao những gì guar cung cấp trong luân canh cây trồng.

Xem Thêm