Thứ sáu, 22/11/2024 | 09:15 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 15:08, 25/06/2021

Mùa thu hoạch vải thiều cổ thụ ở Quảng Châu

Một cây vải thiều cổ thụ được cho là hơn 1.000 năm tuổi đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch mùa trĩu quả ở quận Hoàng Phố, thành phố Quảng Châu.
Người dân làng Luogang phân loại vải thiều sau khi thu hoạch. Ảnh: Chinadaily

Người dân làng Luogang phân loại vải thiều sau khi thu hoạch. Ảnh: Chinadaily

Từ cây vải thiều cổ thụ này, nhiều người dân địa phương đã chiết tách, nhân giống thành công và hiện giống vải quý này đã cho thu hoạch những trái vải đỏ tươi và mọng nước.

Zhong Minxian, một người dân làng Luogang cho biết: “Tôi đã sinh sống ở đây sáu thập kỷ, và mùa vải thiều năm nay rất sai quả và ngọt sắc”.

Mỗi mùa vải thiều chín, các nhà vườn ở quận Hoàng Phố lại trở thành điểm thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm và chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: TQC

Mỗi mùa vải thiều chín, các nhà vườn ở quận Hoàng Phố lại trở thành điểm thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm và chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: TQC

Nói về cây vải thiều cổ thụ, người dân địa phương cho hay, sau hàng nghìn năm cây vải vẫn xanh tốt, xum xuê. Nằm ở phía đông của thành phố Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông), quận Hoàng Phố là một trong những vùng sản xuất vải thiều lớn của địa phương, nơi có lịch sử hàng nghìn năm trồng loại cây này. Ước tính, nơi đây hiện có khá nhiều cây vải thiều hơn 300 năm tuổi.

Từ thời Trung Hoa cổ đại, trái cây này được coi là vật phẩm tiến vua. Ảnh: Chinadaily

Từ thời Trung Hoa cổ đại, trái cây này được coi là vật phẩm tiến vua. Ảnh: Chinadaily

Xiang Xu, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Cây ăn quả thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp Quảng Đông cho biết, quận Hoàng Phố rất coi trọng việc bảo vệ những cây vải thiều lâu năm và đã làm rất tốt công việc này trong những năm qua.

Tao Feng, Phó Phòng Nông nghiệp và Nông thôn quận Hoàng Phố cho biết, huyện hiện có diện tích trồng vải thiều hơn 13 km vuông, với quần thể vải thiều cổ thụ lớn nhất tỉnh Quảng Đông. Quận dự kiến ​​sẽ thu hoạch hơn 7.000 tấn vải thiều trong năm nay.

Nông dân thu hoạch vải thiều ở thành phố Mã Minh, tỉnh Quảng Đông. Ảnh: Xinhua

Nông dân thu hoạch vải thiều ở thành phố Mã Minh, tỉnh Quảng Đông. Ảnh: Xinhua

Năm 2019, những khách hàng từ khắp nơi trên thế giới đã đặt 270 triệu nhân dân tệ (39,3 triệu USD) để mua vải thiều ở Quảng Đông.

Trung Quốc là nước trồng vải thiều lớn nhất thế giới, sản xuất hơn 60% lượng vải thiều của thế giới. Quảng Đông có hơn 266.667 ha vải thiều, với sản lượng gần 1,5 triệu tấn trong năm 2018, đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng.

Khách hàng người Hy Lạp Themistoklis Mavroedis cho biết, hương vị thơm ngon của vải thiều đã chinh phục được khẩu vị của người tiêu dùng châu Âu. Nhờ công nghệ bảo quản và dây chuyền lạnh tiên tiến, việc xuất khẩu vải thiều từ Quảng Đông sang châu Âu khá thuận lợi.

Vải thiều là loại trái cây rất khó giữ tươi lâu. Từ thời Trung Hoa cổ đại, trái cây này được coi là vật phẩm tiến vua. Vào mùa thu hoạch, từng đoàn người cưỡi ngựa chở quả vải tươi vượt quãng đường dài để mang đến thủ đô biếu tặng giới thượng lưu đã được sử sách, văn thơ lưu lại.

Kim ngạch xuất khẩu vải thiều của Quảng Đông đã vượt 10 tỷ USD trong năm 2018, chủ yếu sang các thị trường cao cấp. Ảnh: Chinadaily

Kim ngạch xuất khẩu vải thiều của Quảng Đông đã vượt 10 tỷ USD trong năm 2018, chủ yếu sang các thị trường cao cấp. Ảnh: Chinadaily

Lu Yajin, Giám đốc Hợp tác xã vải thiều Liangtong Risheng ở thành phố Lệ Giang, cho biết hợp tác xã đã mời các chuyên gia từ Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc để giúp nông dân cải thiện kỹ thuật giữ trái tươi lâu. Năm 2018, hợp tác xã đã xuất khẩu 1.500 tấn vải, thu về hơn 20 triệu nhân dân tệ.

Kim ngạch xuất khẩu vải thiều của Quảng Đông đã vượt 10 tỷ USD trong năm 2018, chủ yếu sang các thị trường  Mỹ, Canada và châu Âu chiếm tới 80 phần trăm sản lượng.

Hà Dương

(Chinadaily; newsgd)

Ngành nuôi lợn châu Âu tìm cách lấy niềm tin người tiêu dùng

Ngành nuôi lợn châu Âu tìm cách lấy niềm tin người tiêu dùng

Pháp Hội nghị thường niên của các nhà sản xuất lợn châu Âu (EPP) năm 2024 diễn ra từ 29 - 31/5 tại Nantes sẽ đặt trọng tâm xây dựng chiến lược truyền thông hướng tới khách hàng.

Chính phủ Hàn Quốc tính trợ cấp tiền tươi cho người chăn nuôi

Chính phủ Hàn Quốc tính trợ cấp tiền tươi cho người chăn nuôi

Giá thịt lợn đã tăng 20% so với tháng 4 do chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao, Hàn Quốc tính hỗ trợ tiền mặt cho người chăn nuôi để tăng nguồn thịt.  

Phân tích: Những yếu tố thúc đẩy giá gạo trên thế giới thời gian tới

Phân tích: Những yếu tố thúc đẩy giá gạo trên thế giới thời gian tới

Các động thái từ Ấn Độ và Trung Quốc, xung đột Nga - Ukraine, hạn hán tại Brazil và Paraguay đều có thể ảnh hưởng tới thị trường gạo toàn cầu.

Nga cấm xuất khẩu ngũ cốc sang các nước Liên Xô cũ

Nga cấm xuất khẩu ngũ cốc sang các nước Liên Xô cũ

Chính phủ Nga đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và ngô sang các quốc gia láng giềng thuộc Liên Xô cũ.

Ngành khoai tây Mỹ đối mặt áp lực từ chi phí và xu hướng tiêu dùng

Ngành khoai tây Mỹ đối mặt áp lực từ chi phí và xu hướng tiêu dùng

Ngành công nghiệp khoai tây, giống như nhiều phần còn lại của nền kinh tế Hoa Kỳ, đã thay đổi đáng kể trong hai năm qua do virus Corona.

Giá lúa mì thế giới tăng cao, Ấn Độ chớp cơ hội xuất khẩu

Giá lúa mì thế giới tăng cao, Ấn Độ chớp cơ hội xuất khẩu

Ấn Độ hoàn tất các thỏa thuận xuất khẩu nửa triệu tấn lúa mì những ngày gần đây và dự kiến sẽ ký thêm hợp đồng để tận dụng giá toàn cầu cao kỷ lục.

Giống lúa mì mới giúp Úc tăng 2 tỷ USD hàng năm?

Giống lúa mì mới giúp Úc tăng 2 tỷ USD hàng năm?

Gen mới giúp trồng lúa mì ở tầng sâu hơn, tác động đáng kể đến sản lượng, qua đó có thể làm tăng giá trị hơn 2 tỷ USD/năm (tính riêng ngành lúa mì Úc).

Vương quốc Anh: Nuôi vẹm giúp cải thiện môi trường ven biển

Vương quốc Anh: Nuôi vẹm giúp cải thiện môi trường ven biển

Không chỉ cung cấp thức ăn, nơi ở và cấu trúc cho các sinh vật biển khác, vẹm còn đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng tổng thể của nước.

Ma trận thương hiệu cá hồi ở phía bắc Nhật Bản

Ma trận thương hiệu cá hồi ở phía bắc Nhật Bản

Nghề nuôi cá hồi phát triển nhanh chóng ở Aomori và Iwate, đến mức sự cạnh tranh khốc liệt về thương hiệu đôi khi được ví như cuộc chiến 'giành khu vực' thời phong kiến.

Cải thiện sản lượng lúa mì nhờ luân canh cùng cây guar

Cải thiện sản lượng lúa mì nhờ luân canh cùng cây guar

Trong một mùa bị ảnh hưởng bởi hạn hán và giá phân bón cao, các nhà khoa học của Texas A&M AgriLife đánh giá cao những gì guar cung cấp trong luân canh cây trồng.

Xem Thêm